Tam nguyên Tiêu chí đánh giá một năm…

Tam nguyên Tiêu chí đánh giá một năm…

TRÌNH ĐỘ CỦA CON NGƯỜI Ở CHỖ ĐO LƯỜNG CHÂN THỰC ĐƯỢC GÌ

Cuối mỗi năm, những người có trách nhiệm với gia đình hay với Quốc gia có nhu cầu và có nghĩa vụ và cũng là mong muốn tự thân cáo bạch thành tựu của mình đã thực hiện trong 12 tháng qua.

Tôi muốn phác ra ba tiêu chí cơ bản nhất, theo phương pháp tôi vẫn từng : Tam Nguyên ( nghĩa là mỗi một tiêu chí là một Nguyên, như 1 điểm không trùng với điểm khác, và qua ba điểm như thế làm nên một mặt phẳng xác định, chứa đựng nó và bày biện, triển khai được những điều khác ). Tam Nguyên tiêu chí đó, muốn đúng với một người trưởng thành đang ở độ tuổi lao động, dù cho là ở một lĩnh vực nào, đồng thời đúng với quy mô một tổ chức ( như Doanh nghiệp chẳng hạn ), đến quy mô Quốc gia. Đã gọi là tiêu chí phải : bao hàm một nghĩa trọn vẹn, riêng biệt, đo lường được về một khía cạnh tương đối độc lập với các tiêu chí khác, nhưng có ý nghĩa bổ trợ nhau khi muốn xem xét tổng quát một Sự vật hiện tượng nhất định ( SVHT đó trong bài này là thành tựu lao động của một Người / một Doanh nghiệp / hay một Quốc gia trong một năm )

Tam Nguyên tiêu chí đó là ba chữ T :
1. Tiết kiệm : Phương diện tài chính, quy ra Tiền ( thước đo của giá trị lao động ). Không có tiết kiệm, tệ nữa là nhỏ hơn ‘0’ khiến anh ở trong tình trạng ‘ăn bữa nay lo bữa mai’ hay ’giật gấu vá vai’… cản trở khả năng nhìn xa, nghĩ rộng, bay xa…Anh không lập kế hoạch vừa vừa được, nói gì đến khả năng chiến lược. Các mưu tính và hành vi chỉ là chiến thuật ‘co& giật’ nên làm tăng thêm hậu quả không mong muốn và vấn nạn trong tương lai. Có Tiết kiệm, đương nhiên làm anh yên tâm, trên thực tế cho anh có cơ hội tạo các Quỹ cho những rủi ro và xây dựng mục tiêu khả thi cho năm tới. Vì quy ra Tiền nên cũng cần được tính với đồng tiền ít bị mất giá nhất

2. Tích lũy : có thể là tài sản chắc chắn, hay phương diện ‘phi tài chính’ , quy ra thành những giá trị bền vững, khó mất do các rủi ro tài chính hay xã hội. Đồng thời, Tích lũy hàm chứa trong giá trị của nó là chắc chắn có khả năng sinh là Tiền, có tác dụng tạo ra giá trị phái sinh từ nó, ngay trong thời gian kế tiếp. Ví dụ : với cá nhân nào đó thì đó là trình độ tri thức làm nên lợi thế lao động mà anh ta tích lũy được từ năm trước. Với Gia đình thì đó có thể là một bất động sản ở chỗ lúc nào cũng cho thuê được, Với Quốc gia thì đó có thể là cơ sở hạ tầng chẳng hạn. Không có Tích lũy khiến cho các kế hoạch năm sau anh định triển khai phải gánh chi phí cơ hội lớn

3. Tăng trưởng : là mưc độ phát triển dương so với năm trước đó. Sự phát triển này, có thể tuy mới là về lượng mà chưa đi đến chuyển hóa về chất, nhưng về bản chất là tạo đà thuận lợi, không có hậu quả kìm hãm những bài toán và kế hoạch dự định lớn hơn của năm sau. Sự phát triển có kiểm soát, thực sự có ý nghĩa thúc đẩy cá nhân tổ chức hay Quốc gia đên viễn cảnh, tầm nhìn mong muốn, đồng thời không làm biến mất cơ hội trong tương lai hay tiềm ẩn trong nó những nguy cơ khủng hoảng. Nếu không phải như vậy thì một học sinh tầm thường được ‘Cây đèn Thần’ đưa đến thả ở Havard, một món tiền lớn mà gia đình vay được, một chương trình tàu cao tốc mà Quốc gia có thể được hoàn tất …sẽ chứa đựng trong nó sự bất ổn ghê gớm trong tương lai

Tam nguyên Tiêu chí trên được ( cá nhân / tổ chức / quốc gia ) quy chiến với :
– So với thời điểm cùng kỳ năm trước
– So với hiện trạng sống bình thường
– So với mặt bằng trung bình của Xã hội
– Sơ với mục tiêu đặt ra từ đầu năm

Nếu 3 T trên > 0 thì tốt rồi ! Ta thử nghĩ về vài trường hợp khác, chứa đựng trong nó những điều ‘Nhất’ không tốt :
(A) Nếu 3 T trên < 0 – thì đúng là trong trạng thái nguy hiểm nhất dẫn đến khủng hoảng
(B) Nếu Tăng trưởng nhạy cảm về giới hạn của nó thì Giá trị của Tích lũy là quan trọng bậc nhất
(C) Nếu không có Tích lũy & Tăng trưởng thì tuy Tiết kiệm > 0 nhưng kém có giá trị nhất
(D) Nếu Tăng trưởng > 0 mà Tiết kiệm và tích lũy < 0 thì đó là tình trạng lệch lạc nhất

Tam nguyên Tiêu chí trên vốn tiềm ẩn ý nghĩa Tương sinh nhau. Nhưng qua lao động tốt làm chúng chuyển hóa, cân bằng với nhau tốt thì đó là phát triển an toàn và bền vững vậy. Chỉ có quá trình lao động sai lầm, tư duy phiến diện, hay mưu cầu cực đoan, các kết quả thiếu chân thực… tích tụ …sẽ làm Tam nguyên Tiêu chí đó trở thành Tương khắc nhau ( tức là có Một đến Hai trong Ba lại Âm -> trạng thái E ) !
Vì vậy, mục tiêu và thành tựu lao động trong một năm là đừng để 3 T đồng thời < 0 . Và trong khoảng thời gian 1 năm thì ngắn hạn đầu năm là cần Tiết Kiệm, trung hạn quá giữa năm là Tích lũy, dài hạn cuối năm là tăng trưởng. Để sang năm, thành quả của năm trước lại là từ Tăng trưởngcủa năm trước -> Tiết kiệm -> Tích lũy -> Tăng trưởng cuối năm sau.

Tôi làm nhanh một cái servey nhỏ với một số đối tượng, tuy ngẫu nhiên, chưa thật công phu, nhưng cũng phản ánh một hiện tượng thất rất đáng suy nghĩ mà thông qua Tam Nguyên tiêu chí này có thể phản ánh ( dù mới theo trả lời của chính đối tượng điều tra thôi ) :
– Với Quan chức nhỏ : 100% là 3T ‘Dương tốt’
– Với Công chức : 100% 3T không Âm
– Với giới Doanh nhân vừa và nhỏ : chiếm trên 40 % là ở trạng thái (A)
– Với công nhân khu Công nghiệp : 100% không Dương
– 80% người có chuyên môn về Kinh tế được hỏi, trả lời : Kinh tế VN có Tăng trưởng khoảng 6% nhưng có nhiều dấu hiệu trong tình trạng (D) và (E)


Tam Nguyên Tiêu chí trên thực sự Dương với đại bộ phận gia đình, tổ chức, Doanh nghiệp, Quốc gia..thì đã là Hạnh phúc rồi . Đặc biệt nó không chứa đựng sự phi lý, không bất ổn khi tỉ lệ Dương đó cao ở khu vực Doanh nghiệp! Lúc đó Cuộc sống thật là đúng đắn ! Thành tựu của Chính phủ đúng là thành tựu !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.