Tản văn về Đạo Đức

Tản văn về Đạo Đức

Những nỗi niềm Đạo Đức:
Sự thật là mỗi người có ‘Góc riêng’ / ‘Góc khác’ ngoài cái phần lớn mà họ phải tuân theo được gọi là trách nhiệm / nghĩa vụ với người khác và cộng đồng. Đứa trẻ nhiều bạn gái chưa bị đánh giá, nhưng một người đàn ông đã có vợ mà như thế lại là một sự điều tiếng…

Vợ – Chồng không giải quyết được nhiều vấn đề Tâm / Sinh lí / Tình cảm của nhau…vốn ngày càng lệch pha và ít được ‘set up’ lại nên sống với nhau nặng nề, rất khổ, thậm chí xung đột…Nhưng họ bọ cản trở trong việc tiếp cận đến ‘Cách thức khác’ như là có người Tình cho ‘Cái góc riêng’ ‘Góc khác’ đó của mình. Giống như Công ty (A) chỉ cung cấp được cho (Y) dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, còn bảo hiểm phi nhân thọ lại không có hoặc không bằng Công ty (Z), nhưng nếu (Y) đến với (Z) sẽ bị qui tội Đạo đức ?

Công Giáo coi nạo thai , hoặc tước đi quyền sống của một con người là có tội, là vi phạm Đạo Đức. Nhưng Hà Lan là đất nước theo Công Giáo lại chấp nhận ‘Quyền được chọn cái chết’ với bệnh nân gặp nan y mà nhờ bác sĩ giải thoát sống giúp họ. Nhiều trường hợp nếu giữ cái thai đó biết đầu bản thân nó và nhiều người khác sẽ khổ mãi ?

Gần đây Xã hội được dịp phẫn nộ về video clip quay cảnh bạo lực học đường – đó chính là thái độ Đạo Đức rồi – Nhưng việc đó chắc chắn đã từng xảy ra ở nhiều nơi…không phải bây giờ xã hội mới biết, vậy thì thái độ Đạo Đức lúc đó nó ở đâu ? Những người đó có phẫn nộ như thế lắm không về những vụ khủng bố giết người hàng loạt xảy ra đâu đó trên Thế giới giết bao nhiều người vô tội ? Thế là Đạo Đức có biên giới ? Các em học sinh tham gia vụ ẩu đả đó đã bị kỉ luật, thế còn ai kỉ luật cái nguyên nhân sinh ra điều đó ? Đạo Đức đã kết thúc giọng của nó được chưa ?

Một người quá tốt, có nhiều đóng góp, nên có chút lỗi nào ( dù rất con người ) lại rất dễ bị lên án dập vùi. Một kẻ yêu hết lòng, sống hết mình có thực làm người thân hạnh phúc hơn không ? Hay là bị đuối sức dần trong kì vọng ngày càng tăng của người thân, chẳng thể trọn vẹn cho được, để rồi đi đến sự bất mãn từ cả hai phía ?

Người lạ nói chuyện tình dục trực tiếp với mình, họ bị coi là ‘đồ mất dạy’, trong khi có thể nói chuyện tuơng tự với Bạn Tình. Thậm chí với bạn tình nói rôi mà không làm thì mới là thực mất dạy…Hiếp dâm người ngoài bị khép tội, trong khi nhiều người vợ đã bị chồng hành hạ như vậy lại được coi là vấn đề nội bộ, tuy hơi kì dị một tí

Anh ta thực lấy vợ cho Bố Mẹ yên tâm, có thêm người làm chăm sóc Bố Mẹ mình khi tuổi già, anh ta hành hạ vợ trong nhà, đi tìm bạn gái khác, thấy chẳng sao cả. Người phụ nữ kia hi sinh tình cảm với Bố Mẹ đẻ, một lòng vì nhà chồng, nhưng nếu có hẹ gì mà có tình ý với người khác thì là vô Đạo Đức, bị gọt đầu bôi vôi…thậm chí bị giết chết…

Người Phương Đông, thâm chí nghèo đến mức lục đục trong nhà vì rau cháo thiếu thốn hàng ngày nhưng quan niệm cho Bố Mẹ già đi nhà dưỡng lão là thất Đức, trong khi người Phương Tây lại coi đó là giải pháp tích cực để mọi người đều có thể sống tốt hơn. Người Phương Tây coi Con là bị sinh ra nên Bố Mẹ có trách nhiệm và cố gắng nuôi tốt mà không đòi hỏi về sau nó đối với mình như thế nào. Trong khi người Việt Nam lại coi Con được sinh ra bởi Bố Mẹ nên đương nhiên phải hiếu kính phụng dưỡng sau này cho dù Con bị Bô Mẹ bỏ rơi đi chăng nữa…Đó đều là những quan niệm khác nhau về Đạo Đức cả

Một kẻ ngầm buôn lậu ma túy bây lâu, đã bỏ rất nhiều tiền chăm sóc nuôi dưỡng người thân, đóng góp cho làng xóm…anh ta được ngay giới các Cụ’ coi là Đức Độ…cho đến ngày anh ta bi phát hiện qui vào tội chết, những người kia cũng không thấy căm ghét anh ta cho được. Brauwn vợ Hitler có lần nói với bạn thân : Anh ấy có thể đã hủy diệt và tội ác với hàng triệu người, nhưng với riêng mình anh ấy thật Đức Độ và là người tuyệt vời nhất, mình hạnh phúc nếu được chết cùng anh ấy !

Có những vị cả đời chiến đấu dũng cảm cho lý tưởng giải phóng Dân tộc và giải phóng con người khỏi kiếp nô lệ. Họ được coi là tấm gương Đạo Đức. Khi về già yếu thuê người giúp việc, họ lại coi người giúp việc như Công cụ, như nô lệ mà cấm đoán, chiếm dụng hết thời gian, quyền cá nhân, vi phạm chế độ lao động của người ta khiến người giúp việc sống còn tệ hơn nô lệ. Mọi người biết thì chặc lưỡi : Cụ già rồi mà.. không khéo phải tội. Vậy Đạo Đức tránh tuổi già ?

Suy nghĩ về Đạo Đức :
Đạo Đức là những qui phạm Xã hội đã có tổ chức , vốn ban đầu bất thành văn nhưng cùng với sự phát triển, thâm nhập dần vào những qui tắc thành văn, chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội của họ. Đạo đức được hình thành nên bởi tầm lớp trên của Xã hội ( có đặc quyền đặc lợi ) lại được thông qua, chấp thuận bởi tầng lớp số đông trong xã hội ( thường có mặt bằng thấp về tri thức và mức sống ). Bởi vậy Đạo Đức vốn không phải là thứ Công bằng và tạo nên Công bằng. Nên người đàn ông Đạo Hồi đương nhiên được lấy nhiều vợ nhưng phụ nữ thì tuyệt đối không được thế

Một chính khách có người Tình ngoài Vợ thì bị phê phán kịch liệt, trong khi người dân đen thì mặc kệ do khả năng của anh ta quyết định mà thôi. Giết một người phải đền tội bằng mạng sống. Làm hàng vạn người chết đó có thể là do Chính trị….Bao nhiêu người hiên Dân bị chết đau khổ cừng cực trong trại tập trung ở Campuchia cuối thập niên 70 thế kỉ 20, trong khi những kẻ gây ra nó lại chết tự nhiên trong tuổi già, chăm sóc đầy đủ, có bảo vệ, sống nổi danh như cồn khó mà động đến….Thực ra điều đó hiểu được. Nhưng rõ ràng bản thân Đạo Đức không thể trả lời được những chuyện như thế. Trong rất nhiều toan tính lớn của con người và quyền lực, Đạo Đức chỉ là cản trở hành động, nhưng chưa bao giờ bị vứt đi cả, nó đã trở thành công cụ ?

Giới Sinh vật không có ý niệm về Đạo Đức, chỉ thuần túy sống thuận theo qui luật Tự nhiên. Sử dụng tối thiểu nguồn của Thiên nhiên cho sự tồn tại của chúng. Không hủy hoại, gây xung đột với Thiên nhiên. Chỉ Con người với Xã hội của họ buộc phải sản sinh ra những qui tắc ứng xử. Qui tắc dựa trên Luật lệ để Xã hội điều chỉnh và xét xử mỗi người. Nhưng chưa đủ, sinh ra Đạo Đức để mỗi người tự điều chỉnh và tự xử mình trong quan hệ với cộng đồng xã hội. Đạo Đức gắn với bổn phận / nghĩa vụ đương nhiên và cuối cùng mà không ai có quyền nghi ngờ và rũ bỏ nó. Nên Đạo Đức thực sự là gánh nặng của Đời người. Con người thấy tự bị mẫu thuẫn trong đó. Ai cũng đeo trên người Ba Cây : Cấy Thập Ác ( là điều xấu và tai họa gặp phải –> nếu không rũ được sẽ đi về Quỉ ) / Cây Thiện Nhân ( là bản năng sống thuận với Thiên nhiên–> nếu không hành được sẽ đi về Nghiệt ) / Cây Thánh Giá ( là sự cứu rỗi từ Thượng Đến –> nếu không gánh được sẽ không giải thoát về Thiên ). Khổ nỗi Ba Cây đó được móc với nhau bởi khái niệm Đạo Đức ở giữa Trần Ai, tại đó quấn lấy, thít vào đời sống con người mà giàng buộc, giằng xé tinh thần của họ

Đạo Đức là vòng cương tỏa con người trong Cộng đồng của họ, một dạng ‘hôn phối đồng chủng’ về tư tưởng. Đạo Đức cũng dẫn đến phân thân, đến sống hai mặt – là điều cũng bị chính nó gọi là vô Đạo Đức

Người văn minh không ăn, không giết nhưng sinh vật sơ sinh, uống máu tươi, hay nội tạng của chúng, không thịt những con vật là biểu tượng của bạn bè, hòa bình hay tinh thần…thậm chí không muốn chứng kiến chúng chết…nhưng chúng vẫn phải chết rất nhiều vì nhu cầu của con người. (A) bị (B) bắn chết vì đã giết chết con chó như bạn bè của (B)< kèm theo câu rủa của (B) : thậm chí mày đã dám giết đến cả chó thì mày không đáng sống nữa ! Con người ăn rau mầm, trứng vịt lộn, uống tiết canh…và cấy ghép gen lung tung để lấy nội tạng những sinh vật được tạo ra để chữa bệnh cho những ai có khả năng trả tiền…Vậy Văn Minh có phải là Đạo Đức ?

Không gây tổn hại – một tiêu chí hàng đầu của Đạo Đức – lại là thách đố lớn nhất trong việc thực hiện Đạo Đức. Vì khả năng, nguồn lực, thời gian, sự quan tâm của mỗi con người là cực kì hữu hạn. Trong khi mong muốn/ đòi hỏi/ kì vọng / nhu cầu của họ của người khác đối với họ lại dường như tăng không có giới hạn ( mà không chấp nhận giảm ). Bằng không họ cảm thấy bị tổn thương tổn hại về tâm lí, tình cảm. Ví dụ một người đàn ông trung niên góa vợ đã lâu yêu một người phụ nữ, muốn lấy cô ấy làm vợ, anh nghĩ như thế con mình sẽ được chăm sóc tốt hơn nữa. Nhưng đứa con anh ta không nghĩ vậy, nó sợ mất độ quyền về bố, sợ được bố ít yêu hơn. Tính độc tôn, độc quyền là thuộc tính của con người, ngay cả trong xã hội đa nguyên, thì Đảng nào cai trị cũng muốn mình là nhất, là mãi, cho dù nếu không độc tôn độc quyền nữa thì sống cũng chẳng bị tệ đi.

Người ta có khái niệm ‘ Tự do Tài chính’ Nghĩa là có thật nhiều tiền, đứng trên tiền để có thể làm mọi điều theo ý và sở thích của mình. Với Đạo Đức có thể có khái niệm tương tự được chăng ? Ai là người có rất nhiều Đạo Đức? có thể đứng trên Đạo Đức được đây ?
Khi không còn khái niệm nào nữa con người mới được Tự do. Nhưng con người liên tục đưa ra khái niệm, trong số đó bền vững và khó thay đổi nhất là khái niệm Đạo Đức. Ôi , một kẻ nào đó thốt lên Ta muốn sống vô Đạo Đức thì thực ra là hắn đang bị giằng xé bởi chính khái niệm Đạo Đức và thực tiễn của nó mà thôi ! Giải thoát khó nhất là khỏi khái niện Đạo Đức

Giải thoát ! ý nghĩ…Số Phận !!! Thế mà vẫn bị 7 tầng Địa ngục phán xử đọa đày. Vẫn bị người sống quấy quả đòi về báo mộng, ban điều may mắn…Lại vẫn phải bị đầu thai lại vào kiếp con nào đấy….Nên Con người tại sao muốn Siêu thoát để không bao giờ trở lại kiếp sinh vật nữa. Vì thế con người coi Cuộc sống Trần Gian là nơi thử thách, cố mà vượt qua nó để được ý nghuyện siêu thoát. Và tại sao khi sống Con người cố tìm thấy ‘Sứ Mạng’ của mình, và lại dựa vào chính Đạo Đức để chấp nhận được sự đau khổ và thua thiệt trên Đường Đời !!!!….

Có lẽ đây là điều khiến tôi cảm thấy thư thái trở lại !

Tôi nghe thấy Chúa Trời bảo : Khi các Con làm những điều ngược Qui luật, Không chính trực và gây tổn hại cho Sinh linh khác…ấy là Con có Tội ! Còn Đạo đức của các Con ư ? Ta không chịu trách nhiệm và không bình luận gì vì cái đó không phải do Ta sinh ra !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.