Thời Thế & Chính Nhân
NÓI PHẢI CỦ CẢI CŨNG NGHE. CÓ LÝ ĐI KHẮP THIÊN HẠ. CÓ TÂM TÊN ĐÂM KO THỦNG
Cuối đời Nhà Tùy ( Trung Quốc ) , Xã tắc suy đồi, Vua quan sa đọa, Trung thần thì bị trừng trị, bọn tham quan ô lại, nịnh bợ thì nhung nhúc và thỏa sức tiến thân mọi chỗ.
Lúc ấy trong Triều có một vị Tể tướng uyên minh tên là Cao Tiện. Ông nhìn thời thế, xin rũ áo từ quan, không một lời bàn luận bình phẩm to nhỏ.
Quả nhiên Nhà Tùy sụp đổ, Nhà Đường lên thay trị vì Thiên hạ. Triều đại mới dùng chính sách Lưu dung, mời Cao Tiện lên làm Tể Tướng. Ông không chút tủi hờn, mặc cảm, tự ti đã nhận lời mà hết lòng phục vụ Nhà Đường.
Một hôm, Vua Đường cùng các Đại thần dạo chơi vườn Thượng Uyển. Vua thấy một đàn chim bay qua, liền giật cung tên của một Võ quan bên cạnh, ngắm bắn chúng. Cao Tiện thấy vậy vội vàng giằng lấy ung tên từ tay Vua, vứt xuống đất, rồi quì lạy trước mặt Vua mà nhận tội bất kính. Vua rất thịnh nộ, Cao Tiện thưa lại rằng : Hạ Thần vỗn biết Thánh Thượng giỏi cung kiếm, muốn tỏ tài trước chúng thần. Nhưng chắc gì đã bắn trúng trong hoàn cảnh trời đang gió máy như thế này. Lúc đó Thánh Thượng và Chúng Thần đều cảm thấy khó xử đó sao. vả lại có bắn được con chim nhỏ đó thì mới là cái tài của kẻ Thiện xạ, chứ đâu phải là cái Trí của Bậc Minh Quân trị Nước an Dân. Nếu mũi tên của Thánh Thượng đã bay đi thì khó mà sửa được nên Thần liều mình mà ngăn trước, Thần xin nhận tối chết đã mạn Thượng khinh Quân.
Vua tỉnh ngộ ra không những không quở phạt, thở dài khen Cao Tiện nói phải.
Một lần khác, Cao Tiện biết Vua lẻn ra ngoại Cung vào rừng săn bắn, Ông nấp ở cửa Thành, nắm lấy cương ngựa, tha thiết đòi Vua trở về. Vua giận lắm, nhưng Cao Tiện thưa : Hạ Thần biết Thánh Thượng muốn giải khuây bằng thú đi săn, việc đó chẳng có gì xấu, chỉ có điều đất nước đa vừa trải qua bao năm chinh chiến, việc Nước bộn bề, cuộc sống Dân lành lắm nỗi gian truân. Cui đầu xin Thánh Thượng dành thời gian suy nghĩ, thực hành chính sách kiến Quốc phù Dân..vài ba năm nữa Đất nước thực sự an bình, Dân đã no đủ thì Thánh Thượng vui chơi đâu có muộn. Vua lại nghe ra, vỗ về Cao Tiện tâm thành.
Lúc Cao Tiện sắp qua đời, học trò, các quan đến chăm sóc, có người đánh bạo hỏi : Vì sao thời Nhà Tùy, Ông còn khỏe mạnh, lại giữ im lặng chẳng nói một câu. Vậy mà khi già yếu cần an thân, lại không quản ngại nguy hiểm và không mặc cảm chức phận ‘Lưu dung’ lại dám xử sự như thế mà can gián Vua đến những kẻ vốn nếm mật nằm gai với Người còn không bao giờ dám ?
Cao Tiện gắng mỉm cười mà rằng : Nhà Tùy đốn mạt từ trong bản chất của nó, đến lúc suy vong, thì có nói thế chứ hàng trăm cái đầu Trung thần rơi xuống cũng chẳng ích gì, vậy Ta thêm vào điều đó chẳng ngu lắm sao, chẳng đi ngược cái kết cục phải sụp đổ của nó đấy ư? Nay Nhà Đường lên, Vua biết nghe lời nói phải, thực tâm, miệt mài vì Nước vì Dân, vì thế mà không cố chấp đã sử dụng lại những kẻ như ta, thì sao lại không lấy thân mình để đáp đền cho Sự nghiệp của Người ? Ta nghĩ đó mới là Chính nhân Quân tử vậy. Ta không dám cho mình là hay, nhưng ta sẵn lòng xả thân vì điều hay đó.
Mọi người cúi đầu cung kính lắng nghe…Sau đó nhiều người đã tiếp tục cách thức và con đường của Cao Tiện…giúp biến Nhà Đường thành một Triệu đại cực Thịnh trong Lịch sử Trung Quốc
Lúc ấy trong Triều có một vị Tể tướng uyên minh tên là Cao Tiện. Ông nhìn thời thế, xin rũ áo từ quan, không một lời bàn luận bình phẩm to nhỏ.
Quả nhiên Nhà Tùy sụp đổ, Nhà Đường lên thay trị vì Thiên hạ. Triều đại mới dùng chính sách Lưu dung, mời Cao Tiện lên làm Tể Tướng. Ông không chút tủi hờn, mặc cảm, tự ti đã nhận lời mà hết lòng phục vụ Nhà Đường.
Một hôm, Vua Đường cùng các Đại thần dạo chơi vườn Thượng Uyển. Vua thấy một đàn chim bay qua, liền giật cung tên của một Võ quan bên cạnh, ngắm bắn chúng. Cao Tiện thấy vậy vội vàng giằng lấy ung tên từ tay Vua, vứt xuống đất, rồi quì lạy trước mặt Vua mà nhận tội bất kính. Vua rất thịnh nộ, Cao Tiện thưa lại rằng : Hạ Thần vỗn biết Thánh Thượng giỏi cung kiếm, muốn tỏ tài trước chúng thần. Nhưng chắc gì đã bắn trúng trong hoàn cảnh trời đang gió máy như thế này. Lúc đó Thánh Thượng và Chúng Thần đều cảm thấy khó xử đó sao. vả lại có bắn được con chim nhỏ đó thì mới là cái tài của kẻ Thiện xạ, chứ đâu phải là cái Trí của Bậc Minh Quân trị Nước an Dân. Nếu mũi tên của Thánh Thượng đã bay đi thì khó mà sửa được nên Thần liều mình mà ngăn trước, Thần xin nhận tối chết đã mạn Thượng khinh Quân.
Vua tỉnh ngộ ra không những không quở phạt, thở dài khen Cao Tiện nói phải.
Một lần khác, Cao Tiện biết Vua lẻn ra ngoại Cung vào rừng săn bắn, Ông nấp ở cửa Thành, nắm lấy cương ngựa, tha thiết đòi Vua trở về. Vua giận lắm, nhưng Cao Tiện thưa : Hạ Thần biết Thánh Thượng muốn giải khuây bằng thú đi săn, việc đó chẳng có gì xấu, chỉ có điều đất nước đa vừa trải qua bao năm chinh chiến, việc Nước bộn bề, cuộc sống Dân lành lắm nỗi gian truân. Cui đầu xin Thánh Thượng dành thời gian suy nghĩ, thực hành chính sách kiến Quốc phù Dân..vài ba năm nữa Đất nước thực sự an bình, Dân đã no đủ thì Thánh Thượng vui chơi đâu có muộn. Vua lại nghe ra, vỗ về Cao Tiện tâm thành.
Lúc Cao Tiện sắp qua đời, học trò, các quan đến chăm sóc, có người đánh bạo hỏi : Vì sao thời Nhà Tùy, Ông còn khỏe mạnh, lại giữ im lặng chẳng nói một câu. Vậy mà khi già yếu cần an thân, lại không quản ngại nguy hiểm và không mặc cảm chức phận ‘Lưu dung’ lại dám xử sự như thế mà can gián Vua đến những kẻ vốn nếm mật nằm gai với Người còn không bao giờ dám ?
Cao Tiện gắng mỉm cười mà rằng : Nhà Tùy đốn mạt từ trong bản chất của nó, đến lúc suy vong, thì có nói thế chứ hàng trăm cái đầu Trung thần rơi xuống cũng chẳng ích gì, vậy Ta thêm vào điều đó chẳng ngu lắm sao, chẳng đi ngược cái kết cục phải sụp đổ của nó đấy ư? Nay Nhà Đường lên, Vua biết nghe lời nói phải, thực tâm, miệt mài vì Nước vì Dân, vì thế mà không cố chấp đã sử dụng lại những kẻ như ta, thì sao lại không lấy thân mình để đáp đền cho Sự nghiệp của Người ? Ta nghĩ đó mới là Chính nhân Quân tử vậy. Ta không dám cho mình là hay, nhưng ta sẵn lòng xả thân vì điều hay đó.
Mọi người cúi đầu cung kính lắng nghe…Sau đó nhiều người đã tiếp tục cách thức và con đường của Cao Tiện…giúp biến Nhà Đường thành một Triệu đại cực Thịnh trong Lịch sử Trung Quốc