Trình độ Tri thức sống cao là chứng nghiệm
Trước khi một đứa trẻ bắt đầu vào lớp Mầm, lớp Lá, nó có thể bộc lộ ‘tính sáng dạ’. Khi vào học chính thức, càng lên lớp cao hơn thì có thể phát hiện thêm ở nó mức độ bộc lộ cái gọi là thông minh. Hai khái niệm ‘sáng dạ/ thông minh’ chỉ làm thoả lòng cho bố mẹ hãnh diện khi nó ở cấp 1, đến được lớp 12 thì vẫn còn có cái vui vui hy vọng thêm chút ! Lên trình độ học cao hơn thì cần ‘ chất lượng tư duy’ thể hiện ở khả năng phân tích / khái quát / quy nạp để nhìn cách sống của Cây hình dung ra quy luật của Rừng, từ quan chiêm Rừng để hiểu những tác động nào đến Cây ! Tri thức cao hơn là toàn bộ sự kiến học của con người phải được nỗ lực ( mang tính sự nghiệp, thậm chí suốt đời ) kiểm nghiệm ở các thực tế riêng lẻ ( Cây ) , và kiểm chứng trong phổ quát ( Rừng ) trong thời gian và quá trình sống, làm việc… Cho nên khi người trưởng thành hay cả một dân tộc tự sướng hay được khen là thông minh , cho dù đúng thế, thì chỉ là sự tự thoả mãn tinh thần ở tâm lý và trình độ ‘thiếu niên/ nhi đồng’ mà thôi !
Tôi thật sự kinh ngạc khi quan sát xã hội, thấy ở rất nhiều cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp của ta… có tình trạng phổ biến xem người có bằng cấp đẹp dường như đã có trí thông minh, và ai thông minh thì như là có ‘phẩm chất hơn người’ , có yếu tố quan trọng để làm việc thành công, ghê hơn là với thế thôi có thể làm cấp trên người khác !? Vì thế thích khen tặng nhau người này người nọ thông minh, khiến ai ai cũng ‘phổng phao’ lắm ?! ! Thế nên rất nhiều người có bằng cấp cao, hay tự nhận và có sự công nhận là thông minh, lấy làm thoả mãn, đòi được khâm phục ..nhưng chỉ dừng lại ở cái mức ngồi trong ‘phòng giấy’ tranh khôn mồm, ‘suy bụng ta ra bụng người”, biến báo những sự việc ‘ly kỳ’, vẽ ra những ’ý tưởng hay’, đề ra những con số giả như thật, viết ra những đề xuất với hình thức ‘pro’….rút cuộc chẳng có tác dụng phát triển gì, chỉ lấy đó đòi trả lương cao cho những việc đó, kết quả không có gì tươi sáng thì đổ cho vô vàn ‘những thứ khác / những điều khác’ ngoài họ…Nhiều người trong họ vừa không thấu hiểu được cái lý ngày xưa ‘chuồn chuồn bay thấp thì mưa…’ cũng như không thể đưa ra được cái lý thay thế ngày này cho điều đó, vì họ xa lạ với tri thức kiểm nghiệm và kiểm chứng
Lại còn ‘hội chứng lầm lẫn có tính xã hội’ khác ! Là một số người vốn từng có Danh / Quyền / Chức…một thời…bây giờ với số đông xã hội còn lại ( tỉ như giới sinh viên, đông đảo dân chúng vốn lòng đã ưa, tính xưa dễ, tâm đa cảm, mang máng hiểu ) họ gần như được mặc định nói gì là có ‘tính chuẩn’ , hành động sao là mặc nhiên có ‘tính đúng’ ! Nhưng để ý hơi kỹ chút là thấy những phát ngôn, luận cứ, tuyên bố, đề xuất…của những ‘bậc đó’ thiếu kiểm nghiệm và kiểm chứng trầm trọng…( dù nghe sơ qua thì thấy cũng có vẻ đung đúng, logic, hợp lòng người… ). Với cách như thế nhiều khi làm tăng thêm entropia xã hội, khiến người dân phân tâm vô hướng…lại được vài tờ báo hay truyền thông nào đó lại vốn có bệnh hiếu danh, sính quyền, hám chức…tiếp tung hô : …một làn sóng đã dấy lên, một trào lưu đã xuất hiện, đã phát toả một ý hướng… Cứ thế có thể làm xã hội bần thần bấn loạn vì ngộ nhận…chả biết đằng nào mà lần : ‘Sư nói Sư phải, Vãi nói Vãi hay’ !
Một người bằng trí tưởng tưởng bao la, dõi mắt nhìn xa xăm về cuối hai đường ray có thể hình dung đúng và logic : ở tít tắp hai đường thẳng có thể gặp nhau ! Nhưng không thể dừng lại đó mà nói rằng mình là nhà toán học được. Tôi khi học lớp Chín ngày xưa đã bay bổng mà hình dung khá đầy đủ về những điều đến sau này học cao lên mới biết đó là Thuyết Tương đối và Thuyết Lượng tử đã được kiểm nghiệm và kiểm chứng ! Tôi sinh sau, mà nếu sinh trước cả thế kỷ nhưng không kiểm nghiệm kiểm chứng được thì chỉ lại là con của tiền bối nhà mình tưởng tượng lăng nhăng mà ngạo mạn tuyên bố nước mình cách đây nửa thiên niên kỷ đã đưa thằng Cuội lên cung Trăng ngồi dưới gốc cây đa ( thế thôi, chứ không nghĩ nổi sẽ thám hiểm gì, ứng dụng gì khác ngoài việc lại ngồi canh con Trâu , gọi cha ời ời… ).
Bài này tôi muốn nói về điều đó ! Rằng trình độ trải nghiệm của Trí thức của mỗi người đến mức độ kiểm nghiệm được nó trong lao động kiểm chứng được trong đời sống của mình mới không là ‘lý thuyết xuông’ ! Mới có giá trị phổ quát, mới tự nó mang ý nghĩa thuyết phục, mới làm nên sự tự tin cao đẹp về tri thức của chính mình, mới có tác dụng đóng góp vào kho tàng tri thức chung ! Sự trải nghiệm tri thức như thế luôn gắn với ‘tác phẩm/ thành quả / đúc kết… có cơ sở thực chứng, do chính mình tiếp cận đến được, khẳng định được, đo lường được … Từ đó mang giá trị phổ biến, được gắn với cái tên của chính mình ! Viết đến đây tôi tự rùng mình ghê sợ cho việc có người giảng bài, nói điều, hô hào, đang làm, tạo ra..bao nhiều thứ không thật, chính họ không hề tin, không hề có kiểm nghiệm, chẳng dựa vào kiểm chứng …thế vẫn kiếm bộn tiền tươi , vẫn ra danh huyền, vẫn lên chức trọng….
Albert Einstein : bằng trí tưởng tượng siêu việt và trình độ toán học cao đưa ra và chứng minh ‘Thuyết Tương đối’ trên phương diện lý thuyết. Nó giải quyết được phổ quát những hiện tượng cơ học và vật lý Vĩ mô ! Nhưng chưa đủ, Những nhà khoa học sau đó hơn nửa thế kỷ tiếp kiểm chứng nó bằng thực nghiệm : ánh sáng bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn thông qua hiện tượng Nhật Thực toàn phần ! Vĩ đại ! Con người bằng quan trắc Thiên văn và tính toán khoa học lý thuyết xác định được những hiện tượng cơ bản diễn ra trên và trong lòng Sao Hoả ! Chưa đủ , phải tạo ra con tàu bay hơn 5 năm hạ cánh trên nó kiểm chứng và lấy mẫu vật về xem có đúng như dự đoán không ! Quá Vĩ đại ! Darwin viết ‘Thuyết Tiến hoá’ của hàng triệu năm, hay June Verne viết truyện viễn tưởng ‘ Hai vạn dặm dưới biển’…đều vô cùng trải nghiệm của tư duy bằng các hoạt động kiểm chứng thực tiễn không mệt mỏi trong cuộc sống và trong Thế giới rộng lớn ! Tất cả các nhà khoa học được giải Nobel được công nhận không ở cái đầu thông minh thuần tuý tưởng tưởng ra thuyết này, công thức nọ…cao hơn thế, và tận cùng sự nghiệp là tìm cách kiểm chứng nó thông qua muôn vàn các số liệu thống kê trong lĩnh vực họ nghiên cứu, trải dài trong rất nhiều năm !
Các nhà khảo cổ, nhà sử học… thành tích của họ cũng là sự kiểm chứng ở muôn vàn hiện vật trong các địa danh, trong chiều dài lịch sử để đi đến có khi chỉ là một kết luận xác đáng, khách quan về sự kiện nhỏ trong quá khứ, đến việc lớn là cội nguồn chứng tích, tàng thư, văn khố… Làm được như thế , để chứng minh được rằng : 18 đời Vua Hùng là có thật ! Đúng là người Việt đã ra Trường Sa Hoàng sa từ khi nào… Như thế có sức thuyết phục hơn bao nhiêu nỗ lực chính trị, tốn kém quân sự, tránh được muôn vàn sự phức tạp không muốn có khác trong ngoại giao…. Bởi vậy Sự thật là sự kiểm chứng trong quá khứ ! Rồi gân cổ với Thiên Hạ rằng Quốc Tử Giám nhà mình có hơn 500 năm với tư cách là trường đại học đầu tiên! Thì Kiểm nghiệm, kiểm chứng được bằng những điều gì, cái gì, thứ gì ??? Một phụ nữ Đan Mạch đến du lịch Hạ Long, vì yêu thiên nhiên và nước Việt, ở lại hơn 3 tháng công bố cho chúng ta con số đầy thuyết phục : ở các cánh rừng Hạ Long chỉ còn 5 con Voọc bụng đỏ ! Thật khâm phục !
Người ta nói về Luật Nhân Quả, về quan niệm ‘ở hiền gặp lành’ cứ khơi khơi, mà lại sinh thêm lắm hồ nghi , thành giáo điều, chả có sức thuyết phục người khác…là bởi những người đó không hề đem cuộc sống của mình là để kiểm nghiệm về nó bởi cách sống đúng của bản thân, nữa là dùng cuộc sống mình để tìm kiếm và khẳng định các bằng chứng có thật về những điều đó trong đời ! Ngó sang cả những người nhớn lắm có trách nhiệm to về kiến trúc tư tưởng xã hội, xây dựng đất nước… Nếu hàng ngày họ giao giảng về ‘điều hay lẽ phải’ theo ý của họ được phát ra bởi cái đầu đã dúng ngập vào bể học lạ , cái lưỡi đã thấm đủ mùi đời kỳ, cái vung tay đã công luyện bởi môn tranh đấu kinh…nhưng mà quần chúng có cách của mình : kiểm nghiệm ở từng người họ, kiểm chứng tính phổ biến ở trong nhóm lớn của họ. Thế là kết luận thực đã được rút ra mà không ai khôn đến đâu, quyền đến độ nào có thể dấu diếm, lực nào có thể biến hoá được ! Sự thật ở chỗ đã được kiểm nghiệm, kiểm chứng đến tận cùng, trở thành điều không thể làm khác đi được !
Nhiều người làm lãnh đạo tự bằng lòng về những kết luận cảm tính của mình, nghe có vẻ không sai , chả ai nỡ cãi, nhưng không có tác dụng làm phản tỉnh và đi đến sửa đổi…Ví như họ nói : về cơ bản là đường lối của họ tốt, là tất yếu, là hợp với đại đa số…Nhưng không có bất cứ sự kiểm chứng khoa học và khách quan cho điều đó. Thậm chí quay lưng với phương thức kiểm chứng bằng ‘điều tra xã hội học’ vì sợ tòi ra cái ma mị của mình ! Rồi muôn nhà quản lý hội họp nghị sự, tự làm bằng lòng nhau trong trạng thái uống rượu rằng : thực trạng của doanh nghiệp đang…tình hình kinh tế như thế này thì… thực ra chả dựa vào những con số kiểm nghiệm thống kê, nhưng căn cứ có thể kiểm chứng tin cậy… Do đó bị những cái lưỡi không xương, những cái bằng cấp bao cấp, những kinh nghiệm cũ kĩ, những cái chức danh hão…dẫn lối đưa đường đến mê muội , rồi sau đó ra sao cũng chẳng ai phải thấy có trách nhiệm gì thuộc về mình…chỉ thấy riêng mình sang !
Bao nhiêu kẻ sống dựa vào sự u mê của trí tuệ ( tôi định nghĩa Trí tuệ u mê là thứ trí tuệ giấy, hư danh, không hề được thể nghiệm, kiểm chứng bởi nỗ lực lao động mang tính sự nghiệp ), kí sinh vào lòng tin Tâm linh của người khác… bằng ‘bói toán’ / phổ biến’kinh dịch’ vô lối, không căn cứ, không đo đếm được gì…chỉ dựa vào cái lưỡi như rắn, cái đầu như điên, cái mặt như chì…khiến người hoang mang mà chấp nhận trr tiền tuỳ gợi ý của kẻ gọi là ‘Thày’ ! Ví như ‘Thày’ bảo là có Hồn, gọi đượcHồn liệt sĩ để người nhà họ tìm mộ, thì phải thực chứng là các sự kiện đúng, những người đã xác nhận…đặc biệt phải dám chấp nhận kiểm chứng bằng thử AND chứ ?
Biết bao nhiêu người kinh doanh không chịu làm các kiểm chứng thực tế mối quan hệ phi tuyến ( khách hàng – thị trường – xã hội ) trong ngành nghề, tại địa bàn, hay môi trường doanh nghiệp họ đang trong đó, bèn sử dụng kinh nghiệm xưa họ đã được học ở Mỹ / Nga / Nhật / Trung….( mà ai cũng từng uyên thâm ), hoặc khoe vào những chuyến đi du lịch công cán ‘cưỡi ngựa xem hoa’ ở nước ngoài gần đây ( mà ai cũng đầy mình hổ lốn ), mà rằng : nhiều người thu nhập vừa phải có nhu cầu mua nhà ở thực, nên nếu hạ giá bán đất, chung cư sẽ bán được ầm ầm…/ hay ý tưởng mới mà họ tung ra sẽ làm thiên hạ thay đổi ào ào…sự thật lại không phải như vậy ! Thật dễ hiểu với cách như thế hay sinh ra‘tranh luận ảo’ hay trình bày ‘lý do cảm’ của những người bằng cấp đầy mình mà không mấy khi đưa ra được giải pháp hữu ích khả thi, không có mấy lời nói, ý kiến dựa vào kiểm nghiệm thống kê để đến được Sự Thật, không có được sự kiểm chứng rộng rãi để đến được Chân lý ! Nên chỉ có ‘tính đúng giả tưởng’ / ‘sự tuỳ của quyền’ quanh cái bàn trà cáu cạnh…
Chúng ta cũng thấy dễ hiểu là tại sao người ta phải đo ‘rating’ các kênh truyền hình, phải công bố số liệu thông kê tình trạng hoạt động các công ty lên sàn, theo dõi những cơn dông với những khoảng thời gian liên tục ngày càng nhỏ ! Phải test các phản ứng về dược phẩm mới trên bao nhiêu thế hệ loài làm thực nghiệm… Phải bao nhiêu năm, bao nhiêu đời quan sát Sao Bắc Đẩu để kết luận được nó nằm chính Bắc, ứng dung dẫn hướng cho Tàu bè, Máy bay chinh phục những vùng không gian bao la…chứ không kẽo kẹt dưới tán tre múa may bút tre vẽ hình Rồng tre , doạ chuyện Ma tre, kể tích Thần tre, ngợi ca Trạng tre….hư cấu giả lả mãi bao nhiêu đời mà chỉ để kiếm miếng xó làng…. Chúng tôi đi Disneyland được kiểm nghiệm và kiểm chứng rằng : Có Nàng Bạch Tuyết Thật ! Bởi lao động sáng tạo và sự thể hiện thật sống động, đẹp đẽ làm sao !!! Vì thế họ kiếm tiền Toàn Cầu !!!
Kiểm nghiệm và kiểm chứng ( càng vi thể càng hay, càng vĩ mô càng tuyệt ) chính là công cụ và phương pháp chủ yếu bậc nhất của Tam nguyên cốt lõi trong dòng thời gian sống là ( Thiết định / Kiểm soát / Điều chỉnh ) hướng tới ba thuộc tính ( Sớm /Đúng / Chuẩn ) với hoạt động xã hội và làm việc có tổ chức của con người !
Khi chúng ta, có thể tìm thấy Giá trị vĩnh hằng, một Đức Tin tuyệt đối mà đứng trước đó suy tư về những gì đã làm, phản tỉnh về quá khứ dù đã thế nào… để sau đó đúc rút được điều hay dở mà sửa mình tốt đẹp hơn mà đi tiếp được đến Tương lai An Lạc…thì thực ra đã là một cách chứng nghiệm thành tâm, một cách cốt yếu nhất nâng mình lên trình độ tư duy sống tích cực hơn trước rất nhiều…