Trung Quốc, Biển Đông và Nước khác…

Trung Quốc, Biển Đông và Nước khác…

VIỆC QUỐC GIA ĐẠI SỰ LÀ ĐẠI SỰ Ở DÂN CHÚNG….
Có thể nói tư tưởng ‘bành trướng’ của người Trung Quốc ( chính xác phải nói đó là người Hoa, chính yếu trong cộng đồng 52 Dân tộc Trung Quốc ) đã thấm vào tế bào, huyết quản nòi giống chung của Đất nước vốn bao la này rồi

Thời Xuân Thu Chiến Quốc đất đai mênh mông thế, dân cư ít ỏi thế, tài nguyên sản vật được trời đất cho nhiều đến vậy mà họ luôn luôn mong mở rộng bờ cõi, cương vực, lúc nào cũng muốn nuốt chửng các nước lân bang ở bốn phương Đông Tây Nam Bắc… và luôn bằng các biện pháp chia tả kéo hữu, gây xung đột, xâm lấn…Đến hôm nay các nước xung quanh họ ( trừ Triều Tiên đã trong ảnh hưởng trực tiếp ) đều bị họ gây nên những vấn đề về tranh chấp lãnh thổ …Như ông Đặng Tiểu Bình nói : có những việc người TQ phải làm trong mười năm, chưa xong phải làm tiếp trong trăm năm, nếu chưa xong phải đẩy đến thực hiện trong ngàn năm….thời gian quá bao nhiêu đời người…. thì mỗi hôm từng người dân phải làm như ông già xẻ núi ngày xưa, như Lã Vọng câu cá…để mưu việc mở mang bờ cõi….

Vào đầu thể kỷ hội nhập quốc tế này, kinh tế Trung Quốc liên tục phát triển trên 9% , dự trữ ngoại tệ trên 2 ngàn tỉ USD, trong khi nền kinh tế các cường quốc cho đến các nước nghèo khắp nơi trên Thế giới đều khủng hoảng hay rời vào đình trệ…thì một cơ hội mới chưa từng có trong lịch sử : cho họ thực hiện khát vọng ‘bành trướng’ phi truyền thống bằng cách xuất siêu, viện trợ, đấu thầu các dự án, mua lại các công ty, mở chi nhánh ở khắp nơi….Cùng với ‘Học viện Khổng tử’ mang tư tưởng đậm đặc Trung Quốc ra lan tỏa, cắm rễ…cùng với nó là hàng vạn triệu người Hoa từ thương gia đến công nhân len lỏi vào mọi hang cùng ngõ hẻm từ nông thôn đến thành phố của các nước, từ đáy biển đến khoảng không gian Vũ trụ ! Kính nể thay nhưng cũng ‘đáng ngại’ lắm thay !

Trong đầu và trái tim người Tàu luôn có câu : Thiên Hạ ư, chẳng ở tư tưởng văn hóa, tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự đó ru ? Nếu kinh tế chưa giàu thì cần quân sự mạnh, quân sự chưa mạnh thì đã có ở văn hóa, nếu văn hóa chưa biết thì sẽ thấy ở từng người dân tha phương, nếu người tha phương chưa được thừa nhận về quyền chính trị thì khiến người ta phải công nhận nó là một cộng đồng phải tính đến…. Điều đó luôn tồn tại, âm ỉ, lan ngầm ngay cả khi họ còn đang mắc mớ trong vòng kim cô của chính mình là ‘Cách mạng Văn hóa’ và cải cách kinh tế lụn bại kiểu ‘Công xã’. ‘Cái Quốc kỳ’ của họ cũng chứa trong nó điều đó rất sâu sắc rồi, chưa kể thỉnh thoảng lợi dụng ăn gian ‘hảo lớ’ thêm tạm sao nữa vào biểu tượng đó bất kể nó phải mang tính chính thống quốc gia và nghi lê quốc tế….

Từ chính trị gia dù là Tưởng hay Mao….đến Hồ hay Tập tới đây, đến cả muôn con người lam lũ bình thường của họ đều là hạt nhân ‘bành trướng, bá quyền’…. Nên tôi khái quát bằng câu : ở đâu có người Hoa thì ở đó có quán cháo, ở đâu có quán cháo ở đó có phố Tàu, ở đâu có phố Tàu ở đó có Đại gia, ở đâu có Đại gia ở đó có trò hai mặt, ở đâu có trò hai mặt ở đó có tư tưởng bành trướng’….Bành trướng từ hình thức quán cháo , từ hàng hóa đa dạng và rẻ tiền, từ văn hóa ẩm thực, từ lối sống cố tình táng đởm khiến người văn minh chịu không nổi mà phải bỏ đi…. cho đến cây cỏ họ tạo ra và trồng cũng chứa đầy gen ‘bành trướng’ ( như loài cỏ Bìm Bôi mọc đầy quanh đèo Hải Vân mà bây giờ báo hại những cánh rừng Đà Nẵng… )

‘Võ bành trướng của Trung Quốc’ tựu lại ở một số điểm chính :
– Chiến thuật : sử dụng mọi chiêu trò từ ứng dụng 36 mưu kế, binh pháp Tôn tử, không thiếu món gì, bất chấp ‘Nhân hòa’ hay không
– Quan điểm : Chia để trị ( như họ vẫn làm trong Quốc nội ), chia đàn sẻ nghé, tọa sơn quan hổ đấu, mèo miễn bắt được chuột,
– Hình thức : kết hợp văn hóa, giáo dục, kinh tế, hành chính, quốc phòng ( chính trị Trung ương dấu mặt )…như thành lập Tp Tam Sa đi cùng tất cả hình thức trên
– Phương châm : kết hợp ‘viễn giao cận công, cận giao viễn công’ / ‘một năm trồng cây, trăm năm trồng rừng’ / ‘từng người ném từng viên đá xuống biển hàng ngày để nghìn năm lấp nó’…
– Thủ đoạn : lấn từng bước, đánh đổ từng bộ phận…đẩy sự việc vào chuyện đã rồi, rất khó có thể thay đổi, ‘nếu chưa thắng thì ít nhất là khiến đối phương phải thỏa hiệp thụ động, thế yếu’
– Truyền thông : nói mãi thành quen đến mức tồn tại hiển nhiên vì thế là ‘có lý’, cùng với kích thích tình cảm ‘tự cường nước lớn’ của nhân dân họ

…..Nhiều lắm lắm, giống như số dân của họ, và đều là một nguy cơ hiểm họa của tư tưởng ‘bành trướng’….Hình dung thử như thực đã từng :
– Nhà nó đông trăm người hàng ngày bên cạnh nó chửi, gây sự với nhà neo đơn vài người, mỗi hôm nó ném một viên sỏi, đái một bãi sang
– Ông Mao nói : mỗi ngày một người dân bớt 1 hào nhân dân tệ có thể giúp Việt Nam đánh Mĩ cả vài trăm năm…Thời gian như thế Mĩ sẽ là còn là cái thá gì ? Hả Việt Nam ?
– Chiến tranh ư ? Ai là kẻ phải sợ ? Khi Trung quốc chấp nhận chỉ còn 50 triệu người, bằng thời cuối Xuân Thu thì Thiên hạ vẫn là của ta cơ mà
– Triều tiên về mọi phương diện bằng 1/3 tỉnh bình thường của Trung Quốc, thực hiện chiến lược ngăn chặn phát triển phía đông bắc Á, thế thì lo gì TQ không trợ cấp làm tiền đồn
……..

Thế nhưng có thể khai thác điểm yếu nào của Trung Quốc không ?
Như bài trước tôi đã viết ( Biển Đông và tranh chấp quốc tế ) không nhắc lại nữa, nhưng có vài điểm cơ bản ở họ là :
– Vốn là quốc gia có nền ngoại giao truyền thống khéo léo, họ tự biết nếu ứng xử bất chấp Luật pháp Quốc tế thì tư cách, uy tín ‘Nước lớn’ bị tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt xấu đến quan hệ với các nước ‘thế giới thứ ba’ ( mà họ rất mong có ảnh hưởng )
– Họ rất sợ bị chia rẽ từ bên trong ( như Tây Tạng, Nội Mông, Mãn châu, Tây Hạ, Đài Loan …), một khi quốc gia này thiếu điều đó, sa lầy phải đối phó giải quyết nó thì thế giới mới tạm ‘không bị họ quấy’. Quyền lực nội bộ là quan tâm hàng đầu muôn thưởu của giới chính trị nước này
– Họ lo ngại Mĩ can dự vào chuyện Biển Đông ( vì Mĩ là nước duy nhất trên Thế giới còn khả năng đó, có lợi ích và phải cam kết quốc tế cao với đồng minh ). Trong khi TQ không thực có ảnh hưởng đẹp nào với giới chính trị nước Mĩ, kinh tế TQ lại phụ thuộc vào Mĩ nhiều hơn
– Kinh tế TQ hơn chục năm liên tục tăng trưởng cao, nhưng không hề có yếu tố bền vững, bắt đầu có dấu hiệu bộc lộ nhược điểm lớn của thời kì trước để lại, giá phải trả là rất cao, nên khi đình đốn, các chi phí ‘bành trướng’ bị cắt giảm mạnh sẽ dội nguy cơ lớn vào quốc nội
– Xưa nay rất ít khi giới quân sự TQ có ảnh hưởng đến ngoại giao như bây giờ, điều đó là thực tế khiến giới ‘chính khách cổ trắng’ buộc phải dè chừng, cầm chừng họ, có phần phải thỏa hiệp với tư tưởng ‘diều hâu’ nhưng cơ bản là không để bị xúi giục vào ‘sự quá đà quân sự’

Người TQ có nhiều câu ‘rất thâm Tàu’ : Việc phải giải, tất yếu phải giải. Việc có cơ tất yếu phải để cửa / Nói khó không phải là khó, bảo dễ không phải là dễ mà ta làm gì đều vì ta thôi / Chiến trường là cách phân định cuối cùng, nhưng cuối cùng phải có tư cách để phân định / Tưởng khôn tọa sơn quan Hổ đấu, hóa dại để rắn cuốn dưới chân mình….Rất là rắc rối…nhưng họ vẫn vận dụng thế đấy !

Để giải quyết Biển Đông, Viêt Nam cũng có nhiều cơ hội :
– Các nước lớn : từ Mĩ đến Ấn độ, Nhật Bản, Nga đều không thích gì kiểu cách, âm mưu TQ, cùng với nhiều nước nhỏ đã tuyên bố : Biển Đông là vùng tự do Hàng hải
– ASEAN dù tuy có sự cố vừa rồi ở Campuchia, nhưng là thực thể chính trị có đồng thuận, có vai trò quốc tế, và chia sẻ được các khả năng giải quyết xung đột khu vực
– Nhân dân quá yêu nước và sẵn sàng hy sinh như đức tính mấy nghìn năm của mình để giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ, cương vực lãnh hải
– UNCLOS là hiệp ước Quốc tế phân định chủ quyền thềm lục địa và quyền tài phán lãnh hải, Việt Nam đã kí, các bằng chứng lịch sử nghiêng về phía Việt Nam
– Philipine, Malaixia, Indonexxia có cùng vấn đề ở mức khác nhau, Nhật, Nga…cũng có chuyện tương tự với TQ…nên có thể tìm thế trận ngoại giao chung
– Kinh tế cũng có chút tích lũy để sắm sửa các khí tài quân sự hiện đại bảo vệ biển, cơ sở pháp lý đã có, cơ quan hành chính về Trường Sa Hoàng Sa cũng đã có
……

Vấn đề cơ bản :
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy : khi nước nào ít bị vấn đề , quan điểm chính trị làm rào cản, thì tuy nhỏ cũng có nhiều cơ hội giải quyết bằng nội lực và tham vấn đa phương. Philipine có khả năng mạnh mẽ tuyên bố và lựa chọn giải pháp hiệp tác quốc tế mạnh và hữu hiệu. Trong khi có nhà bị ăn hiếp mà không dám kêu !

Cơ hội không dễ có lại, trong khi TQ hàng ngày đẩy mạnh hơn rất nhiều hoạt động chính thức và chính thống trên Biển Đông và liên quan với nó. Trong sở hữu có quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt…TQ đơn phương lấn dần để ngày càng có ưu thế hơn trong ba quyền đó. Ví như Tp và các cơ sở hạ tầng, viễn thông, dịch vụ du lịch, trường học bệnh viện họ đã xây ở đó rồi, theo năm tháng thật khó giải quyết

Nào nhìn đi: trong đất liền, đất đai của dân, của các vùng đồng bằng phì nhiêu, các khu vực tài nguyên…các quan chức đang xử sự như thế nào ? Có ông tâm sự : ôi tôi lo quá vì có mấy biệt thự bên bờ biển đẹp Nha Trang, Đà nẵng, nhưng tình hình Biển Đông thế này muốn bán lại mà khó quá ha ?

Hãy nghe lại : Người dân Lý Sơn chòng chành trên chiếc thuyền bị TQ phá, giận dữ nói : sao ổng chính quyền lại khuyên chúng tôi vay vốn ngân hàng lãi suất cao chuyển nghề khác?! Ngày mai chúng tôi lại tiếp tục ra biển, đó là nghề nghiệp tổ tiên để lại, đó là cơ hội sống, đó là Biển của Việt Nam…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.