Vẻ đẹp Tâm Thiện và khai phát Tâm Năng

Vẻ đẹp Tâm Thiện và khai phát Tâm Năng

TÂM THIỆN, TÂM NĂNG THÌ THỰC HÀNH ĐƯỢC CUỘC SỐNG AN LẠC !

Bàn về chữ Tâm
Tôi tạm hiểu : Với mỗi người, bản chất Ngũ hành của Tâm là :
– Cách thể hiện từ trong Bản Tính
– Cách suy nghĩ từ trong Bản Thức
– Cách cư xử từ trong Bản Năng
– Cách dẫn dắt từ trong Bản Thể
– Cách mưu cầu từ trong Bản Vị

Vì thế, với tất cả sự quan sát và trải nghiệm của mình, tôi nhận ra rằng :

1. Tâm vô ưu , Đầu mới nghĩ được xa. Nếu không, bói toán rối bời
2. Tâm rộng mở, mới thấy được bao la. Nếu không, tù túng hẹp hòi
3. Tâm có thành, mới làm lòng người thuận. Nếu không, bè phái xung khắc
4. Tâm có tĩnh, mới nghe tỏ được ý Đời động. Nếu không, hóng hớt bấn loạn
5. Tâm nhân ái, mới có thể bao dung. Nếu không, oán báo trùng lai
6. Tâm tỏa sáng, mới đi qua được u tối. Nếu không, hắc ám bịt bùng bủa vây
7. Tâm căn thiện, mới giữ được mọi sự lành. Nếu không, bất lường ác báo
8. Tâm thuần khiết, mới cảm thụ được luật Trời. Nếu không, hành sa nghịch cảnh
9. Tâm có Trí, mới đạt được ngộ năng. Nếu không, ảo tưởng mê muội
10. Tâm hướng Thượng, mới đắc Đạo Đời. Nếu không, phù phiếm sa đọa

Trong bài ngắn này, tôi muốn nói rằng : Có Ba Loại vẻ đẹp chính yếu của mỗi người :
– Vẻ đẹp Hình thức ( Trời phú / Trang phục / Phong cách ) –> Cần trang điểm hàng ngày
– Vẻ đẹp Thể chất ( Thể tạng / Sức sống / Tinh thần ) –> Cần rèn luyện hàng ngày
– Vẻ đẹp Lương Thiện ( Anh minh / Lịch duyệt / Nhân ái ). –> Cần tu thân hàng ngày.

Cốt gốc của vẻ đẹp thứ ba : Lương Thiện là Tâm của người đó như thế nào. Bạn đã gặp những người dù nhiều tuổi mà họ rất đẹp không ? Bạn có thấy một quan chức to nào mà đầy cảm giác về sự bất lương chưa ? Đã chứng kiến kẻ trọc phú đáng khinh khi thương hại đến như thế nào chưa ?..Chúng ta đi trong Cuộc đời mới càng thấu hiểu : Vẻ đẹp của Ai đó do có được Tâm Thiện là vẻ đẹp tối cao, thuyết phục nhất khiến mọi người khác có thể cảm và thấy được cả về hình thức và nội dung…chứ không phải là tuổi trẻ hay chức vụ hay giàu có….
Để rèn luyện Tâm Thiện, Cao nhân học cách khai mở Tâm năng. Vì Tâm thiện không phải là mong ước, hay cố trong ý nghĩ nhất thời mà có được. Bởi thế rất nhiều người hiểu, có quan niệm đúng và hay về Tâm Thiện nhưng không thực hành được. Tâm Thiện và Tâm năng thì thực hành được Cuộc sống An lạc
Năm điều cơ bản rèn luyện Tâm năng hướng tạo Tâm Thiện :
– Thu nạp Năng Lượng của Vũ Trụ vào Tâm căn –> Bản Thể
– Thu nạp Tinh Thần của Thượng Đế vào Tâm căn –> Bản Thức
– Thu nap Tính Đạo của Chúa Trời vào Tâm căn –> Bản Tính
– Thu nạp Tính Đức của Phật Tổ vào Tâm căn –> Bản Vị
– Thu nạp Hoạt Sinh của Thái Dương vào Tâm căn –> Bản Năng
Những Danh từ ở trên ( Vũ trụ , Thượng đế….) là những khái niệm quy ước mang ý nghĩa phổ quát và mặc định, vĩ đại và tuyệt đối. Ví dụ:
– Vũ Trụ: phổ quát và mặc định là chứa đựng nguồn năng lượng vĩ đại nhất, lớn lao nhất
– Thượng Đế : phổ quát và mặc định chứa đựng nguồn tinh thần ví đại, lớn lao nhất
– Chúa Trời : phổ quát và mặc định sự chỉ dẫn các quy luật vĩ đại, lớn lao nhất
– Đức Phật : phổ quát và mặc định khả năng cân bằng vĩ đại , lớn lao nhất
– Thái Dương : phổ quát và mặc định dòng chuyển hóa vĩ đại, lớn lao nhất
Với cách định nghĩa như vậy thì cách ai đó cho rằng : làm gì có Thượng Đế hay Chúa Trời…? Sẽ là biến những khái niệm tuyệt vời, tuyệt đối đó gán với ‘con người trần mắt thịt ‘ mất rồi. Ngay cả Phật Tổ rõ ràng là ‘Có’ , mà ban đầu là Tất Đạt Đa…nhưng sau này chuyển hóa thành khái niệm Đức ( quy tắc tu rèn ). Còn là thực ‘Có’ hay ‘Không’ tùy vào năng lực chứng ngộ của Bạn thôi. ( Trong Kinh Dịch có vô vàn những khái niệm quy ước, nhưng lại không có ý nghĩa phổ quát, lý giải tùy tiện, xê dịch mù mờ… vì Kinh Dịch phương Đông dựa vào các ‘bộ Sao’ không ‘hữu Thực’ như Chiêm Tinh phương Tây, nên cách bói toán dựa vào ‘khoa ăn nói’ của các thày bói ).
Khi Tâm đã Thiện, lại học cách Thiền định / Khí công để tập trung quán tưởng, cùng với lưu hoạt Luân xa thể chất, người ta dần ngộ ra những khái niệm nói trên là gì, dần tạo nên khả năng chuyển hóa thực những ý nghĩa đó vào chính Tâm căn của con người mà sinh ra Tâm Thiện và Tâm Năng
Bạn nên biết ý nghĩ tập trung liên tưởng cao độ ( quán tưởng ) có năng lực siêu nhiên ( năng lượng + khả năng ), hoạt động theo nguyên lý Trường ‘Tooc xin’. Cho nên điều kỳ diệu tôi nói trên là hoàn toàn có thể !
Bằng cách như thế, sẽ dẫn đến sự chuyển hóa sau ( gắn với 5 thuộc tính của sức mạnh của một con người (Sinh / Thần / Khí / Chí / Hoạt ) mà khi Tâm năng được khai phát sẽ đạt được toàn dụng và hài hòa :
– Thu nạp Năng Lượng của Vũ Trụ vào Tâm căn -> Bản Thể -> Sinh ( Nguyên )
– Thu nạp Tinh Thần của Thượng Đế vào Tâm căn –> Bản Thức -> Thần ( Thái )
– Thu nạp Tính Đạo của Chúa Trời vào Tâm căn -> Bản Tính -> Chí ( Huệ )
– Thu nạp Tính Đức của Phật Tổ vào Tâm căn -> Bản Vị -> Khí ( Thiện )
– Thu nạp Hoạt Sinh của Thái Dương vào Tâm căn -> Bản Năng -> Năng ( Nhiệt )

Như thế chúng ta biết được tại sao những Cao tăng thành Thiện lại đẹp đẽ và có sức khỏe như vậy. Và Đức Chúa Trời, Đức Phật Tổ trở thành không có tuổi. Bởi vậy đi theo dòng thời gian, thấy hân hoan mỗi mùa Xuân trở lại vì phát hiên thêm ở mình ở Đời một vẻ đẹp mới mà trước kia chưa từng thấy, bởi thế không tiếc nuối thời Xuân thì. Có người mà xuất hiện ở đâu nơi đó hân hoan, cất tiếng nói thì lời đẹp ý hay, nụ cười thì như bình minh rạng rỡ…đem đến cho người khác niềm sống, lạc quan, sự tin tưởng tương lai, cảm xúc hạnh phúc hiện tại… Vì họ đẹp bởi Tâm Thiện và sức mạnh Tâm năng…lan tỏa vào đời sống và người khác !
Tôi cũng có gặp, hay nhìn qua những hoàn cảnh khác nhau một số quan chức, tôi mong sao họ nhận ra mà tu rèn được dần như thế …

Bình luận (2)

  1. Bài viết của tác giả rất hay. Nó thể hiện được sự trải nghiệm sâu sắc của tác giả với những tri kiến uyên bác.

    Chỉ có điều hình như tác giả hơi phiến diện khi phê phán Kinh Dịch trong đoạn
    (Trong Kinh Dịch có vô vàn những khái niệm quy ước, nhưng lại không có ý nghĩa phổ quát, lý giải tùy tiện, xê dịch mù mờ… vì Kinh Dịch phương Đông dựa vào các ‘bộ Sao’ không ‘hữu Thực’ như Chiêm Tinh phương Tây, nên cách bói toán dựa vào ‘khoa ăn nói’ của các thày bói). Khi mà tác giả lại sử dụng chính những tinh hoa của của Kinh Dịch trong bài viết này cũng như nhiều bài viết khác là âm dương, ngũ hành, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái…

    Tuy nhiên, nếu ai cũng ý thức được sự tu rèn toàn vẹn và sâu sắc như sự hướng dẫn của tác giả thì thế giới sẽ thật tươi đẹp biết bao…

  2. Ta thay đổi đời cũng sẽ thay đổi
    Chiến thắng ta đời cũng vượt trên đời
    Cuộc sống ơi! bao số phận con người
    Hãy cố vượt qua muôn vàn thử thách

    Trong gian khó sẽ tìm ra phương cách
    Cứu được mình mà cứu cả giang san
    Cuộc sống vui luôn đón đợi ngập tràn
    Cho những kẻ sống vượt trên ý chí

    Cho những kẻ luôn vững vàng tâm lý
    Trước bụi trần trước cám dỗ nhỏ nhen
    Trước lòng tham luôn thường trực khát thèm
    Vượt qua nó để lòng mình thanh thản

    Những phức tạp hãy làm cho đơn giản
    Những đau thương cố gắng để nhẹ nhàng
    Ta vươn lên với tư cách đàng hoàng
    Với văn hóa kịp văn minh thế giới

    Cuộc sống đó là lòng ta mong đợi
    Để kiếp con người sẽ được vui tươi
    Để cho ta đáng sống ở trên đời
    Sống cuộc sống mà mình yêu cuộc sống…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.