Về hai chỉ số quốc gia (hạnh phúc và trung thực)

Về hai chỉ số quốc gia (hạnh phúc và trung thực)

HẠNH PHÚC LIÊN QUAN ĐẾN SỐNG TRUNG THỰC
Vừa qua một tổ chức uy tín Quốc tế ( SDSN – Tổ chức mạng lưới các Giải pháp Phát triển ) đã đánh giá xếp hạng các nước về chỉ số hạnh phúc và chỉ số về tính trung thực: trong đó có một số Quốc gia ở thứ hạng rất thấp của bảng điểm! Rất đáng để ý tính ‘ngang điểm’ của hai chỉ số Quốc gia đó (ở mỗi nước điểm hạng trung thực cao / thấp , gần như tương ứng với điểm hạng về hạnh phúc, ví dụ như chỉ số hạnh phúc của nước ta đứng thứ 97 còn chỉ số trung thực của nước ta đướng thứ 98)!

Tuy họ chỉ đưa ra con số, không có liên tưởng về hai chỉ số này (hoặc có thể còn nhiều ý kiến về tiêu chí điều tra cùng cách thống kê), nhưng tôi thấy tính tương quan hữu lý giữa hai chỉ số đó! Nên xin thêm vài lời:
.
Hạnh phúc dù nhiều cách hiểu nhưng phổ quát là: cảm giác thực tế về sự hài lòng trong chuỗi cuộc sống hàng ngày của mỗi người trong chính họ. Nhưng vì mỗi người là ‘ tổng hoà các quan hệ xã hội’, nên tất yếu là: xã hội tác động rất nhiều vào chất lượng hạnh phúc đó!

Tôi cho rằng tỉ lệ tác động này (theo quy tắc Pareto) là 80%, còn 20 % là do năng lực của từng người: chuyển hoá, cải biến, tương tác như thế nào và đến đâu để cảm giác hạnh phúc sẽ ra sao? Có dài lâu không? Nhiều hay ít? Hạnh phúc của số it người có được là quý, nhưng bền không, an lành không khi đại bộ phận còn lại bị bất hạnh?

Thấm thía cảm nghĩ của Thủ tướng Đức Mekel: Tôi hạnh phúc vô ngần khi đi trên Đất nước ta ai cũng hạnh phúc!

Tiếp theo: Tại sao người ta sống trung thực được nhiều hay ít ? Hẳn nhiên cũng phần lớn do xã hội! Xã hội với những cách vận hành, các quan hệ của nó khiến người ta có sống thật được đến đâu… Về điều này chúng ta đã có quá nhiều ví dụ ở Nước mình ( trong gia đình / trường học / công sở / tổ chức ) … muôn thực tế khác nhau với các loại bệnh xã hội như: thành tích / biến báo / gian lận / vòng vo / bao biện / đổ lỗi / tranh công / khai man / trốn tránh / trí trá / nhận vơ / phết phẩy / ù xoẹ / điêu trác / quy chụp / bất nhất / thất tín / dối lừa…

Than ôi, nhiều lắm …mà như người ta hay chặc lưỡi: cả xã hội thế cả / cơ chế phải thế thôi…. Sự thật không hẳn đều tốt, nhưng sống không trung thực được sẽ bi kịch hơn nhiều. Trung thực mới thay đổi được hiệu quả, tốt hơn ! Thấm thía phương ngôn quản trị : Phải có sự thật! Trên hết phải là trung thực!

Tình trạng hai chỉ số Quốc gia ( hạnh phúc và trung thực ) đều thấp thì hệ quả là:

. Ở mọi vị trí ( thường dân đến quan lớn, trẻ con đến người già….mọi giới ) đều không thấy sướng ( dù loay hoay / xoay sở / bon chen / đi đâu ) , cứ thấy hậm hực / bất mãn / thua thiệt / bức bối / tù hãm ….thế nào í…. Nhiều khi chẳng biết đổ lỗi cho ai / điều gì…. thôi thì đổ lại ‘tại xã hội’ vậy ! Nên càng ngày xã hội càng như ‘thùng rác chứa sự bất hạnh’ ! Bên trong và xung quanh thùng rác là gì thì ai cũng bịt mũi mà hình dung được! Khổ nỗi : vì đã mang ‘tính xã hội’ nên hoá ra ai cũng phải chịu !

. Sống trong môi trường xã hội như thế thì mỗi người phải ‘quen đi’ đến mức phải tạo cảm giác giả cho chính mình hàng ngày , rằng mùi của nó cũng chẳng đến nỗi chết người, lờ nó đi như không có / không quan trọng vì vẫn phải sống tiếp! Khách đến chơi nhà giả như không cảm thấy gì cho đỡ khó xử / bối rối / nặng nề thêm cho quan hệ ! Không cố thay đổi điều đó, không tin có thể thay đổi nó thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn : chẳng thực thấy gì là quý , là đáng giá, đáng trọng nữa.

Như thế : không thật có những giá trị hay, quý nảy nở, duy trì, lan toả, cùng chung… mang tính xã hội, trong xã hội thì hạnh phúc sao được?! Nếu có hài lòng thì cũng không thực chất, nhất thời, đứt gãy, ảo bệnh , bặm trợn , huyễn hoặc, phù phiếm , ngông cuồng của số ít người ( tương tự đến thế được ) mà thôi…

Trung thực là sống thật được trên thực tế ( và nếu được thế ) : là cách giản dị nhất , dễ tìm giải pháp nhất , ít tốn kém nhất , dễ hợp lực nhất , ít di căn xấu nhất… ( cho dù phải đối mắt với nhiều sự thật phức tạp của thiên tai , ngoại xâm , biến động… ) . Do đó dù khó khăn thì tâm lý thoải mái, dù được ít vẫn hài lòng , dù là ai cũng chủ động…..được sống / được làm / được có….dù một tí đều là quý ! Bởi vậy hạnh phúc !

Quốc gia , muôn dân hạnh phúc sao được khi phải đối phó, chịu đựng muôn thứ sản phẩm ghê rợn của việc sống khó trung thực : ví như làm thực phẩm trung thực thì chết vì thuế má, nhiêu khê hành chính, chèn ép bất công ….trong khi cái giả chễm trệ thu lời , điều quan khiển cách…

Không thể sống trung thực thì nảy sinh rợp trời kín đất những thứ giả ( làm việc / bằng cấp / chức danh / quan hệ / công trình / tình cảm …. )! Khi đó những thứ giả hại nhau, làm han gỉ nhau từ bên trong, hàng ngày , mọi chuyện….thì Quốc gia suy bại đến tận cùng , mong gì đến hạnh phúc ( thượng tầng tinh thần nhưng thiết yếu trong cuộc sống ) của người dân ?!

Khi cảm giác nhục nhã về quốc gia kém trung thực và nỗi tủi hờn về Quốc gia ít hạnh phúc thì tinh thần Quốc dân hào vượng được chăng? Nguyên khí nào tụ được bay lên thành sức mạnh gì đây ? Các quy luật rất thật không thể đổi khác, mọi sinh vật phải sống bằng tinh hoa thật nhất của nó…. Vậy một Quốc gia mãi hãy trung thực hơn cho vận mệnh của chính nó, với khát vọng không ngưng nghỉ: Mọi người phải được hạnh phúc hơn !

Sự vị kỷ không thể đem đến hạnh phúc hơn cho họ ( dù là ai ) , chưa nói đến là: không thể với những người khác và xã hội ! Hạnh phúc không thể trên cơ sở của sự giả dối xâm nhập vào những dòng chảy quan trọng, cơ bản của xã hội ! Một Quốc gia trung thực được sẽ ít rủi ro nhất! Nếu không thể thế, tự nó bị rơi vào lời nguyền lịch sử: BẤT HẠNH TRONG SỰ ‘TỰ SINH TỰ DIỆT’ CỦA NHỮNG ĐIỀU GIẢ DỐI, NÓ TẠO RA MUÔN XẤU XA!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.