Viễn cảnh Thế Giới đến năm 2050
Tại sao lại dự liệu viễn cảnh, tình hình Thế giới và mỗi Quốc gia trong 50 năm ( nửa Thế kỷ )? Chúng ta hay nhìn trong lịch sử, nếu một Thế kỷ là độ dài thời gian xê dịch rõ ràng Thiên Địa Nhân: sao dời, biển dịch, sông chuyển, núi mòn, rừng biến, thiên hạ thịnh suy …, thì 50 năm là độ dài thời gian trong đó ( mà một đời chính khách và thể chế đặc biệt / dị thường… nào đó đã sinh thành rồi gây nên, làm xảy ra, có tác động…) dẫn đến nhiều biến động tổng hợp trong đời sống các xã hội ( chính trị / kinh tế / công nghệ ) từ ở một Quốc gia xung yếu, và có ảnh hưởng ra ngoài cương vực lãnh thổ của một nước, nhưng mỗi Quốc gia khác dù muốn hay không đều chịu chi phối và cố gắng hướng tầm nhìn ra ngoài biên giới của mình để chủ động hoạch địch chiến lược phát triển….
Để tìm hiểu, phân tích và dự đoán Thế giới đến năm 2050, chúng ta dựa vào 5 nhóm tiêu chí lớn và cơ bản nhất của mỗi nước là: ( Nội chính , Kinh tế, chính trị, Quân sự, Ngoại giao ) của chính mỗi quốc gia, có thể tìm kiếm, thống kê được những số liệu để khảo sát bức tranh viễn cảnh đó, đồng thời xét theo chiều ảnh hưởng Thời gian và không gian, về ba năng lực của mỗi Quốc gia ( tuyệt đối / tương đối / tự nhiên ) với phần còn lại của Thế giới. Vì vậy tôi đề cập đến khuynh hướng của các Quốc gia điển hình và các Nước còn lại ( hiển nhiên là làm nên và ảnh hưởng qua lại nhau trong viễn cảnh Thế giới ):
o Mỹ : sẽ cố giữ vai trò cường quốc số một đến năm 2050, trong sự vất vả để khẳng định được những khó khăn và mâu thuẫn dưới đây :
Sự phức tạp khó khăn trong cai quản một Hợp chủng quốc đa chủng tộc với tính hai mặt của các giá trị cốt lõi là Tự do trong mặt bằng không đồng đều
Các sức ép ngày càng quá tải từ chính mình và từ trách nhiệm toàn cầu, ngày càng có nguy cơ dính líu nhiều và sâu vào các vấn đề khu vực và toàn câu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trầy chật với sự gia tăng không thể ngừng của thâm hụt chi tiêu Quốc gia
Rất khó cho việc đầu tư cho vai trò số một về quân sự, khoa học công nghệ, giáo dục, ngừng là tụt hậu, tăng thì thiếu hụt ngân sách
Khó khăn cho việc khẳng định luận thuyết bá chủ Thế giới mới , trong khi làn sóng thứ Tư : không thuần túy là văn minh mà là văn hóa tôn giáo hiện sinh
o Trung Quốc : tiếp tục nổi lên toàn cầu hơn nữa cho đến năm 2050, nhưng gặp phải hạn chế về ý chí chính trị và vấn đề quốc nội dưới đây
Mô hình chính trị hiện hành ngày càng lộ rõ các mặt yếu kém về thể chế, cơ chế cai trị vĩ mô và hiệu lực giải quyết nổi các mâu thuẫn vi mô quốc nội
Sự tín nhiệm Quốc tế kém vì tính Gene ‘bá quyền tiểu nhân’ ‘tọa sơn quan hổ đấu’ / ‘sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi’ / ‘Mèo đen, trắng…’
Các sắc tộc, chủng tộc, dân tộc mang tính lịch sử, luôn có nguy cơ suy tổn đến tinh thần cơ bản và nhạy cảm nhất là ‘Thống nhất thiên hạ’
Cái giá phải trả cho nóng ruột tăng trưởng kinh tế cao và kém chất lượng là quá lớn, đẩy sang tương lai các vấn nạn vô cùng khó sửa chữa
Có nhiều giá trị đặc sắc nhưng không có hệ giá trị ‘chính cường’ hòng thuyết phục, phong hóa được nhiều nước khác về tất cả các phương diện
o Nga : Ảnh hưởng toàn cầu suy giảm trong Thế kỷ này, nhưng các cường quốc luôn phải tính đến nghiêm túc trong con tính lợi ích khu vực của mình
‘Tư tưởng đại Nga’ là tính hai mặt : tự cường với Thế giới, nhưng luôn có nguy cơ sinh ra tính ‘gia trưởng chính trị’
Sự tăng trưởng phụ thuộc lớn vào tài nguyên. Trong đó dầu mỏ và khí đốt cùng vài nguyên liệu chiến lược suy kiệt sau năm 2050
Tư tưởng toàn cầu loay hoay quanh việc cố giữ đối trọng vũ khí hủy diệt và giữ thị trường bán vũ khí phổ thông
Chưa thấy sự hồi sinh tinh thần văn hóa sau Pere Đại Đế, sự phát tán văn hóa mang tầm ảnh hưởng đến văn minh ngày càng mờ nhạt
Chính trị quốc nội ngày càng phân hóa với sự phục sinh của tư tưởng tự trị, gia tăng cùng Maphia là sự thất bại của ( Nhà nước + Kinh tế thị trường )
o Nhật Bản: Thay vì ‘đất nước Mặt Trời mọc’ là hoàng hôn của cường quốc kinh tế toàn cầu từ thứ hai tụt xuống thứ ba …
Tinh thần ‘Samurai’ bị xói mòn khó cứu vãn được trước hệ quả văn hóa do chính Nhật góp phần ( Mì ăn liền / Doremon / Karaoke …)
Những thiên tai đã quá nặng nề và sắp xảy ra hút tiêu vào đó thiệt hại và ngân sách quá lớn hạn chế mạnh gây ảnh hưởng Quốc tế
Rắc rối lịch sử hạn chế hành động ‘Hiến định’ nên chưa có cách ddooosi ứng hữu hiệu với ba ông Ngáo ( Nga, Trung Quốc, Bán đảo Triều tiên ) như ‘Gà hóc xương’
Khó duy trì cạnh tranh ưu trội kinh tế do hạn chế năng lực quốc gia tiếp cận nguyên nhiên liệu chiến lược quy mô toàn cầu
Người dân quá nhạy cảm với quá khứ, hiện tại và tương lai nên sinh ra hậu quả bộ máy Chính phủ thiếu ổn định để vận hành mưu cầu đại cuộc dài hạn
o EU : Lục địa già do phải trả giá cao cho những tư tưởng ‘quý tộc +thực dân’ xưa kia của mình, nên theo đuổi tư tưởng ‘hòa nhập chính thể dân sinh’ khó tìm mẫu số chung
Hậu quả ‘Rắn cắn đuôi’ do việc mở rộng nhanh EU cho nhiều nước, khó qua các mâu thuẫn do bất đồng lịch sử cùng với bất cập hội nhập thể chế chung
Suy kiệt cho nỗ lực khác do đồng tiền chung Er chứa đựng đầy rẫy yếu tố ‘phi kinh tế’ / ‘phi thực tế’ nhưng cố phải duy trì bằng mọi giá
Tiếp tục nguy cơ phát triển ‘lạm nợ Công’ cùng hậu quả ở các quốc gia thành viên, càng làm khô kiệt mọi nguồn trữ lượng kinh tế/ chính trị / xã hội
‘Thiên đường’ cho những vấn nạn của các nước kém phát triển khác đổ vào, giống như siêu đô thị bị nông thôn hóa
Ba ông lớn ( Anh, Pháp, Đức ) thì một Ông càng đứng ngoài, hai Ông còn lại có nguy cơ phân ly như lịch sử, sau khi bất lực trước vấn đề chung
o Các Quốc gia còn lại : vừa tranh đấu nhau về thương mại trong phạm vi khu vực nhỏ, càng cố tìm kiếm, gia cường cuộc chơi với các ‘Ông Lớn’ ngoài khu vực
Nhận thức về sự ở rộng lan nhiễm bên trong và từ ngoài các hậu quả cai trị, quản lý yếu kém và các di căn thuộc địa, nhưng chưa có luận thuyết mới
Gần nửa thế kỷ của những ông như Phi del / Marcot / Xuhacto/ Mubarak / Gadiffi /….gây sự tụt hậu chính trị / xã hội thậm chí cho cả khu vực
Những hào kiệt kiểu như ‘Thánh Gandhi’ / Lý Quang Diệu …quá ít, và khó xuất hiện do khó có cơ hội từ bối cảnh quốc tế / xã hội như trước
Sản xuất nhỏ, thương mại nhỏ, tài nguyên cạn, ít giá trị gia tăng, chi phí xã hội lớn nên chi phí cho cạnh tranh nhỏ lớn, khó bươn rộng Quốc tế
Khuynh hướng là phải tìm liên kết chiến lược với nước lớn, vài nước bứt phá, đi lên kinh tế như Nam Phi hay Braxil, nhưng ảnh hưởng quốc tế rất hạn chế
Từ nhìn nhận tổng quá đó, tôi tóm lại vài điểm riêng về tương lai kinh tế của các đối tượng Quốc gia nói trên ( như là khuynh hướng tất yếu của họ, theo phân tích trên ), với nghĩa mỗi Quốc gia tùy vào việc: có trình độ giải quyết, khẳng định được bài toán mang tính chất chủ yếu nhất, như chìa khóa cơ bản nhất trong việc tạo năng lực cạnh tranh quốc tế ưu trội hay không mà làm nên tương lai tốt hay xấu của họ :
MỸ : Sáng tạo công nghệ hàng đầu cùng với phổ biến giá trị Mỹ Toàn Cầu ???
NHẬT : ứng dụng Công nghệ hàng đầu vào tạo Sản phẩm Toàn Cầu???
EU : Khẳng định giá trị Toàn Cầu của đồng tiền Euro ???
TRUNG QUỐC : Chiếm dụng Tài nguyên Toàn Cầu???
NGA : Bán được Vũ khí phổ thông trên Toàn Cầu???
CÁC QUỐC GIA CÒN LẠI : Phát triển SX & Thương mại và tìm cách có chỗ đứng ở đâu đó trên Toàn Cầu???