KHI KHÔNG CÓ CƠ CHẾ ‘THỊ TRƯỜNG ĐẦY ĐỦ’

KHI KHÔNG CÓ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐẨY ĐỦ

Nguyễn Tất Thịnh

……………..

Nhân sự việc : các cháu học sinh mầm non ở một trường tại Bắc Ninh bị lợn sán dây do ăn phải thực phẩm bẩn. Chúng ta nhin từ xung quanh mình ra xã hội có nhiều câu hỏi nhỏ đến lớn…. dường như có một nguyên nhân gốc rẽ, sâu rộng khác ( bên cạnh phương diện luật pháp… )….

 

. Với chi phí thấp thì học sinh các trường bán trú, công nhân các nhà máy làm thế nào để có bữa cơm sạch, bổ, ngon ? Nhiều bệnh dịch trong cộng đồng có từ thực phẩm bẩn vì rẻ tiền

. Lương giáo sư bác sĩ các bệnh viện thấp như thế thì nuôi ‘lương y như từ mẫu’ thế nào? Lương Bộ trưởng khoảng 14tr, thu nhập phụ thành chính, thì việc chính thành phụ thôi.

. Hiện tượng ‘chân trong chân ngoài’ ; làm việc tay trái tay phải’ , chảy chất xám ở rất nhiều cơ quan , tổ chức nhà nước là do thù lao cho lao động, cho các trình độ không thoả đáng

. Vô vàn tiêu cực tích luỹ và xảy ra : cô giáo mầm non đánh trẻ, giảng viên nhận phong bì, quan chức tham nhũng, đầu cơ bất động sản, gian lận kinh tế….do các giá trị không được tính đúng tính đủ…

. Rồi 4 Ệ ( quan hệ, đồ đệ, hậu duệ, tiền tệ ) nó sinh sôi đàn đàn lũ lũ ở mọi tổ chức, địa phương, thấp đến cao… thành vô vàn ‘lợi ích nhóm’ là từ mưu cầu trong nền kinh tế bẩn, bị méo, bị thao túng theo cách không đúng với Thị trường ( pha trộn với di căn của kinh tế tập trung bao cấp xưa: mấu chốt nhằm duy trì những đặc quyền đặc lợi phi thị trường )

Nhiều người  đổ lỗi tiêu cực xã hội cho ‘cơ chế thị trường’ ( họ càng thuộc hệ thống Nhà nước càng có lí sự này ) !

Nhưng khi nào có ‘Cơ chế Thị Trường Đầy Đủ’ thì nhiều điều nêu trên tự sẽ bj động  năng tích cực của thị trường, khuynh hướng văn minh thị trường….  rất mạnh mẽ quét bỏ đi vào thùng rác lịch sử

Vậy, cơ chế ‘Thị Trường Đầy Đủ’ là :

. Tất cả mọi hoạt động kinh tế ( sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư, tiền tệ, giao dịch … ) của mọi thành phần, mọi quy mô đều diễn ra trong thị trường với sự tôn trọng khách quan các quy luật của chính nó ( cung cầu; giá trị; cạnh tranh ). Bởi vậy tính thị trường tác động đến mọi quá trình kinh tế từ đẩu vào đến đầu ra mà sẽ đào thải những gì không  gia tăng và đem lại lợi nhuận ( đúng với quy luật Giá trị )

. Quản lý Nhà nước không can dự bằng biện pháp hành chính, ý chí áp đặt, hay bao cấp mà bằng đảm bảo luật lệ công bằng : cho tính chất ‘ngang giá’ là quan trọng nhất trong vận hành của Thị trường, cũng như cho các thành phần khi tiếp cận thị trường; điều chỉnh tăng trưởng kinh tế bằng chính sách tương tác với cách vận hành của thị trường

Chúng ta có quyền hỏi : tại sao cơ chế Thị Trường Đầy Đủ chưa có ? Như trên tôi viết thì là do:

. Sự cản trở bầy nhầy, gian xảo của những ‘lợi ích nhóm’ : chúng quan hệ với quyền lực,  thao túng, đầu cơ mọi thứ hơn khi nhá nhem về các giá trị

. Những kẻ hưởng lợi từ di căn của nền ‘kinh tế bao cấp’ xưa , vẫn cố biến hoá nhiều kiểu chiêu trò trong cơ chế chính sách ‘xin cho’…

HẬU QUẢ KHÁC

. Xã hội và đạo đức méo mó, sinh ra va tự làm chồng chất những vấn nạn
. Các hoạt động không thực vì sai loạn thang giá trị, nên muôn thứ giả kí sinh và đầu cơ

. Hậu hoạ hơn là sinh ra Maphia : sản phẩm của thất bại thị trường và thất bại trong quản lý Nhà nước
……..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.