Học hỏi và rút kinh nghiệm từ các mô hình phát triển ở Châu Á

Học hỏi và rút kinh nghiệm từ các mô hình phát triển ở Châu Á

TẠO MỚI CHỦ YẾU LÀ HỌC HỎI KINH NGHIỆM TỪ ‘CHUYỆN CŨ’
Trong nửa cuối thể kỷ 20 cho tới nay, dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đã có vài cuộc khủng hoảng từ khu vực cho đến quốc tế, dù vị thế của nước này nước kia có thể soán đổi…với kinh nghiệm và lựa chọn của từng quốc gia đối với tương lại và sự phát triển, thì chung quy một số nước ( con Rồng ) dưới đây ở Châu Á vẫn luôn đáng để suy nghĩ sâu sắc thêm và học hỏi, ứng dụng cùng với việc rút ra được bài học riêng với nhiều quốc gia vừa và nhỏ khác ( đặc biệt có ý nghĩa với các nước trong ASEAN ) !

Dù lược sử về những giai đoạn cụ thể, những trường hợp thực tiễn của mỗi nước thì cũng đòi hỏi rất công phu ( đã có khá nhiều sách và bài viết chuyên khảo ). Tôi tóm lược ‘Tam Nguyên’ về những chân kiềng chính yếu làm nên sự phát riển của 4 nước điểu hình dưới đây

1. Nhật Bản : Cải cách giáo dục để phát triển Dân trí + Khai mở học hỏi văn minh phương Tây + Tinh thần tự trọng, tự tôn dân tộc đến sự tự lực cánh sinh tối đa

2. Hàn Quốc : Chính phủ kiến thiết đất nước ( bao gồm cả hạ tầng và thể chế ) + Các tầng lớp nhân dân nhận thức về tự chủ tự cường + Phát triển Kinh tế thị trường đầy đủ để cạnh tranh

3. Đài Loan : Nhận thức sự tồn tại trên cơ sở được cường quốc Phương Tây ủng hộ + Toàn lực cho kiến thiết và phát triển kinh tế + Làm cho nhân dân yêu quý quốc gia mới, quyết tâm bảo vệ

4. Singapore : Đề cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý nhà nước là hàng đầu + Khẳng định chất lượng và thương hiệu trong giao thương và dịch vụ quốc tế + An hòa ba dân tộc chính

Tất cả đều chung một điều có tính khởi nguồn và vô cùng căn bản : Một Nhà nước thực sự có khả năng tiếp thu được quy luật và tinh hoa, biết hoàn thiện thể chế và cơ chế quản trị hướng văn minh tiến bộ, mục tiêu và các chương trình hành động tối thượng vì lợi ích quốc gia

Mỗi Nước nói trên, dù có những bước đi khác nhau, nhưng tựu chung đều cố gắng : Đất nước mở cửa quốc tế + Tạo dựng lợi thế quốc gia + Nâng cao và hiện thực Tam Dân

Những Đất nước đó chứng minh rằng : Một quốc gia nào dù phát triển trước, hay đi trước, hay vốn mạnh hơn …vẫn có thể tụt lại và bị thay thế bởi một quốc gia năng động khác. Tương tự : một nước vốn nhỏ, lạc hậu, không có lợi thế vẫn có thể rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước, chiếm dần từng thứ hạng cao hơn trong lộ trình phát triển văn minh. Trong đó Chính phủ ( quản trị quốc gia ) : 1. Có hội tập được vào tổ chức của mình những tinh hoa về tri thức, đạo đức, xứng đáng ở cương vị lãnh đạo hay không + 2. Có thiết lập được kỉ cương đất nước, chuẩn mực văn minh trong mọi hoạt động điều hành xã hội hay không + 3. Có hun đúc, thổi bùng lên được chí khí tinh thần và niềm tin của các lực lượng Nhân dân hay không

Tuy nhiên mỗi một mô hình phát triển, khi vận động, thì bao giờ cũng dẫn đến hệ quả của chính nó, về hai điều : dần lạc hậu, và giảm động năng ! Ví dụ :
Với Nhật Bản : Mô hình Kinh tế : Tận dụng sự yên ổn trong các vấn đề quốc tế + Muốn tự làm mọi lĩnh vực ( đù được ở trình độ cao ) + Thặng dư xuất khẩu để tích lũy và làm mạnh hơn nội tệ….Thì rõ ràng là đã ‘bão hòa’ những mặt tích cực của nó, cũng như thời thế đã không còn như trước nữa để mà tiếp tục như thế.

Hay với Singapore : Mô hình là: một trong những trung tâm quan trọng của thế giới trong các dịch vụ cao + Lấy xã hội học tập làm động lực phát triển + Thu hút được người tài của thế giới…Rất tốt nhưng rõ ràng là cũng đang bị ‘bão hòa mạnh’, vì một số nước khác cũng đang tự cải thiện hiệu quả và tốc độ nhanh hơn để cũng như thế , chưa kể là không bị bó hẹp trong một không gian ‘quốc đảo’ nên có nhiêu cơ hội lựa chọn, sinh sống và di chuyển hơn….

Nghiên cứu về Mĩ, các chính khách đến học giả ( khi nghe họ đánh giá khách quan mà không bị ràng buộc bởi ‘quan điểm’ ) thì thấy : Hợp Chủng Quốc này quá phức tạp do tính đa sắc tộc + đầu mối trách nhiệm về chuyện ‘yêu / ghét’ của quốc tế + tại Mĩ cũng từng xảy ra nhiều vụ việc lớn và khủng hoảng….Nhưng vẫn tìm được đường phát triển nhanh nhạy ( thậm chí là ngoạn mục ) về kinh tế – Công nghệ / xã hội – chính trị ! Nhiều nguyên do, nhưng hiển nhiên có ba bí quyết chính yếu là : Kiến tạo thể chế cho một Nhà nước khó cực đoan và phản động + Đưa từng tế bào kinh tế xã hội vào quy tắc thị trường đầy đủ + Coi trọng tự do cho sáng tạo và tạo cơ hội khẳng định giá trị đến từng người

Sự việc nào cũng có mặt trái, Quốc gia nào cũng có vấn đề ( tích lũy và phát sinh ), cũng như con người nào cũng có nhược tật. Nhưng điều quan trọng : Có cơ chế thông minh của xã hội – chính trị để phát hiện, kiềm chế, giảm thiểu, thải loại ( hư cũ, sai hỏng, bệnh tật, nghịch lý ). Đồng thời biết tạp ra những động lực tự thân để hoàn thiện và phát triển, gắn với các tiêu chí : văn minh tiến bộ, hiệu quả toàn diện, nâng cao ‘Tam Dân’ !!!

Tôi từng nghe nhiều thán từ : Tóm lại Việt Nam nên như thế nào ? Khi chính các cường quốc cũng mang ‘hai gót chân Asin’ và những bài học từng rất hay như 4 nước nói trên mà vẫn bị ‘bão hòa’ ?
Tuy thế tôi vẫn cho rằng : Không nên ‘copy’ chắp vá những điều cụ thể của mỗi Nước khác ! Dù các Nước đó bây giờ có thế nào thì những bài học cô đọng, rút ra từ trên, như tôi viết, thì cũng luôn có giá trị như ‘Kim chỉ Nam’ để học hỏi ! Và cảnh giác rằng : nguyên nhân chính sự ‘bão hòa’ của các mô hình phát triển một thời đó chính là ‘sự trì trệ của tư tưởng đổi mới thuộc tần lớp tinh hoa xã hội – chính trị’. Bất luận như thế nào thì thể chế kinh tế – xã hội – chính trị là tiên sách, trách nhiệm của Chính phủ là hàng đầu ! Điều quý cốt lõi, ( như đã có trong quá khứ của những Nước nói trên – luôn có giá trị học tập ) – vấn đề họ còn giữ được ưu trội, phát tỏa, và tạo tiếp động năng theo thời gian được không ? Và tính quyết định là chuyển hóa được vào Con Người trong các Thế hệ !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.