Thí nghiệm quản trị kiểu F.Taylor

Thí nghiệm quản trị kiểu F.Taylor

KHOA HỌC NÀO CŨNG CẦN THỰC NGHIỆM
Các nhà quản trị hẳn đã biết và đọc Frederick Winslow Taylor – người được xem là ‘cha đẻ của quản trị khoa học’. Tôi mất nhiều thời gian tìm hiểu và khảo cứu về Ông …( để tôi viết về một thí nghiệm theo png cách cách của Ông ) – càng nghiệm trong thực tế đi làm việc nhiều nơi… càng thấy quá đúng về phương diện : lãnh đạo / thể chế / tổ chức / môi trường / và hành vi người lao động…. Đồng thời tôi mở rộng các kết luận để chũng ta cùng tham khảo…
……………

Ông chọn từ một nhà máy dệt ( rất đông công nhân để đủ khả năng lựa chọn được một số nhóm đồng nhất ) : mỗi nhóm 10 cô gái ( bằng tuổi đời, tuổi nghề và trình độ kỹ năng tương đương nhau – họ đều là NGƯỜI BÌNH THƯỜNG theo nghĩa có tốt / xấu, vốn bình thường là chấp nhận được ở cương vị là thợ dệt ! ). Thông số đầu vào cho mỗi nhóm là (@ gồm: ( đầu vào, trang bị, môi trường, điều kiện, chế độ làm việc….và chỉ thế thôi ). Đầu ra chỉ là @ra ( Sản lượng / ∑ Chi phí ) được yêu cầu hơn mức mặt bằng trung bình toàn nhà máy ( lấy @TB làm chuẩn so sánh ). Thời gian thí nghiệm là 6 tháng : cho mỗi nhóm làm việc ở một khu vực riêng biệt. Các quản đốc ( cho phép toàn quyền ) và những cô thợ thành viên không ai được công bố biết về tính chất, mục đích của thí nghiệm, mà chỉ hiểu đơn giản là được biên chế lại làm việc….

– Nhóm A : ( @ ở mức trung bình trừ ). Phụ trách bởi quản đốc X – được chọn và dặn trước rằng : anh phải là tấm gương về tư cách, luôn tạo văn hóa nhóm tốt chia sẻ chan hòa…. động viên khích lệ đúng đắn, kịp thời và công bằng….Dựa trên thể lệ / thể chế khung sẵn có của Nhà máy
– Nhóm B : ( @ ở mức khá ). Quản đốc là Y…. lựa chọn và được dặn ngược lại hẳn với A. Cũng dựa trên thể lệ / thể chế khung sẵn có của nhà máy
– Nhóm C : ( @ ở mức trung bình ). Quản đốc là Z – người rất tốt, có trình độ, kinh nghiệm, khả năng quản trị lãnh đạo mục tiêu, nghiêm túc, nhưng cởi mở…. ). Không dặn gì anh ta cả ( không có thể lệ/ thể chế sẵn có, làm sao thì làm )
– Nhóm D : ( @ ở mức trung bình cộng ). Quản đốc là W – người trung bình mọi nhẽ…. Cũng không dặn gì anh ta cả ( không có sẵn thể lệ / thể chế gì cả, làm sao thì làm )

TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ SAU 6 THÁNG

– Nhóm A : gần tháng đầu khá khó khăn để đảm bảo @ra không dưới mức @TB . Nhưng sau đó @ra tăng dần, ổn định…đến mức cận cao của toàn nhà máy. Hết 6 tháng từng cô trong thành viên của nhóm A không chỉ có trình độ tay nghề vượt bậc, mà đều có thể phân bổ làm quản đốc của của các nhóm mới khác trong nhà máy. Quản đốc X được đề bạt lên vị trí quản lý cao hơn, rất vững vàng và uy tín… Một số điều đã thực hiện trong nhóm A áp dụng được cho việc cải tiến thể lệ / thể chế vốn có của nhà máy

– Nhóm B : tuần đầu @ra tương đối cao….nhưng sau đó giảm sút nghiêm trọng cả về chất lượng… máy móc cũng trục trặc hư hỏng nhanh…nội bộ be bét….Hết 6 tháng 10 cô nhóm B trở nên xấu xa kinh khủng ( dù kết thúc thí nghiệm đã cho các cô biết sự thật về cuộc thí nghiệm ) , nhưng không tổ nhóm nào muốn nhận họ về làm việc nữa. Kết cả quản đốc Y khiến ai cũng dè chừng không thể biên chế vào vị trí quản lý nào khác cho được. Lãnh đạo cấp cao của nhà máy thấy rằng thể lệ / thể chế ( vốn tưởng là được ) của nhà máy hóa ra còn quá nhiều kẽ hở

– Nhóm C : Luôn đạt @ra+ . Không chỉ thế nhiều điều mới ra đời. Kết thúc 6 tháng thí nghiệm, ban lãnh đạo thấy tốt gia hạn tiếp tục hoạt động như trước một thời gian ngắn nữa, rồi có thể tách riêng ra thành lập một nhà máy mới, với mô hình mới năng động hơn, thị trường hơn, văn minh hơn so với nhà máy cũ, nhưng hợp tác tốt với nhà máy cũ. Mỗi cô gái trong nhóm trở thành một nhân tố tin cậy đảm trách vị trí quản đốc mới vững vàng, tự tin. Bản thân quản đốc Z lại còn viết được ra cuốn sách mỏng để truyền bá về một ‘phương pháp quản trị mới’ cho nhiều tổ chức khác

– Nhóm D : chỉ tháng đầu đã vi phạm ngay yêu cầu về @ra…. Rồi nhanh chóng như là một tổ chức mới rất quái lạ. Bản thân quản đốc W đã biến tướng thành ‘kẻ độc tài’ (!) – không có công bố tổng kết gì cả nhưng luôn cười ‘khùng khục’ tự thích cho những gì mình thiết lập. Từng cô gái trong nhóm đã thành một ‘kẻ khác’ rất khó phân tích (?) – tuy không thể coi thường ai nữa, nhưng ai cũng cấu kết xung quanh W theo mức độ lợi ích cá nhân. Nhóm D nhất định không quay trở về với tổ chức nhà máy cũ nữa, lập công ty riêng, cạnh tranh ác liệt bất chấp các cách cực đoan. Sau lại còn mưu toan đi theo con đường chính trị, coi công ty là bệ phóng cho lộ trình đó….

THƯA CÁC BẠN

Thí nghiệm đó kiểu ‘mô hình Hộp Đen’ – nghĩa là chúng ta không biết rõ ngay điều gì xảy ra bên trong mỗi nhóm ( với suốt 6 tháng liên tục đó ). Nhưng chắc hẳn chúng ta có thể hình dung theo suy tưởng và trải nghiệm của mình ! Dưới đây là những tổng kết chính sau thí nghiệm ( chắc cũng khiến nhiều người soi lại điều mình từng quan niệm )

– Điều tốt / xấu luôn có ở mỗi người và hoàn cảnh. Nhưng đừng thách thức ‘điều tốt’ của người khác bằng bắt chung sống lâu với ‘điều xấu’ ( nhất là khi ‘điều xấu’ lại là từ chỉ là một người có chức quyền ! Nhiều người bình thường còn lại cũng khó xoay chuyển được – khi họ không có thực quyền ) . Đã là ‘điều tốt’ thì phải nuôi dưỡng, tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển ( chứ không ‘ăn sẵn / kí sinh’ mãi vào những ‘điều tốt’ vốn có ). Nên cách ly ‘điều tốt’ khỏi ‘điều xấu’ bằng cách loại trừ ngay và luôn ‘điều xấu’ ! Dùng người tốt cho những công việc / mục tiêu tốt ! Càng tốt khi họ không phải tiếp xúc / làm việc cùng người xấu !

– Không quá quan trọng ban đầu @ là gì ( chỉ cần từ mức TRUNG BÌNH TRỞ LÊN với NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG ) – vì Công ty / Doanh nghiệp bình thường là biến đổi những yếu tố / nhân tố từ bình thường thành các Giá trị gia tăng… Những người đứng đầu ưu trội ( theo nghĩa tốt ) cùng với thể lệ / thể chế ( dù chỉ là khung ban đầu ) là rất quan trọng. Đừng để tình trạng xảy ra như nhóm D ( khi không dựa trên cách của một tổ chức CHÍNH THỐNG, để cách thức hoạt động của cả nhóm do quản đốc tự nghĩ ra – rồi lại để diễn tiến liên tục 6 tháng theo lộ trình cam kết của thí nghiệm – dù chỉ ngắn nhưng đủ để mất kiểm soát và điều chỉnh lại )

– MỞ RỘNG : Người vốn tốt, không mưu cầu người khác phải luôn tốt với mình, có là quý ! Và họ dùng điều tốt nhất có được để kiến tạo một tổ chức tốt với ‘cuộc chơi’ tốt cho nhiều người bình thường. Kẻ xấu thì luôn đòi hỏi người khác phải luôn tốt với chúng, và có thêm bao nhiêu cũng là thiếu, thậm chí vô ích. Bản thân chúng sẽ tận dụng mọi điều tốt của tổ chức, của mọi người để mưu cầu cho riêng mình ….Mọi điều nếu bị hủy hoại thì cái xấu của chúng càng ‘lên ngôi’. Còn NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG thì dễ tha hóa ‘bầy đàn’ khi dưới quyền người không tốt và trong môi trường quản trị tồi. Cốt lõi là thể lệ / thể chế không thể dung túng kẻ xấu, bị vận dụng theo cách xấu

…………
Thí nghiệm là thế….và cũng chỉ là một thí nghiệm….nhưng hễ còn đúng đa số trường hợp thì còn có tác dụng tham khảo chung….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.