Tư duy Ba chiều

Tư duy Ba chiều

‘THÀY BÓI XEM VOI’ THÔ THIỂN Ở CHỖ NHẦM VÒI VỚI DƯƠNG VẬT CỦA NÓ

Bỏ vào trong một chai thủy tinh 1 tá Ong và vào chai khác 1 tá Ruồi, rồi đặt nằm ngang, đáy hướng về cửa sổ sáng, bạn sẽ thấy là các con Ong sẽ kiên trì trong việc cố gắng khám phá ra một lối thoát xuyên qua lớp thủy tinh đáy chai, cho đến khi chết vì kiệt lực hay vì đói. Hiển nhiên, loài Ong chưa thể biết được về thủy tinh là vật kín mà lại cho ánh sáng xuyên qua. Với Ong tình yêu và thói quen hướng tới ánh sáng khiến nó hình dung lối thoát khỏi nhà tù nhất thiết phải là tìm nơi nguồn sáng chiếu vào và chúng hành động phù hợp với nhận thức như vậy. …Thương thay, đó là yếu tố làm chúng chết.

Trong khi đó, chưa đầy 2 phút, các con Ruồi đều đã thoát được vòng vây thông qua cổ chai ở hướng đối diện. Loại Ruồi đần độn chẳng quan tâm gì đến sự bí ẩn của thủy tinh, chẳng coi trọng tiếng gọi của ánh sáng, mà cứ bay loạn xà ngầu, và chúng gặp cái vận may vẫn chờ đón những hành động đơn giản, cuối cùng chúng sẽ khám phá ra lối thoát dễ dàng trả lại tự do cho chúng.

Câu chuyện về thí nghiệm trên, tôi có lời khuyên các bạn là trong nhiều trường hợp hãy hành động một cách đơn giản…Đừng đánh mất khả năng tự có giải pháp của mình. Nhưng rút cuộc tôi nếu bảo các Bạn hãy như con Ruồi thì thật không xứng đáng ! Vì …Thí nghiệm trên là do Con người cố tình tạo ra thôi. Nếu là hang tối có cửa sáng, thì loài Ong thoát ra chứ ko phải là Ruồi ! Cách hành động hàng ngày, tính qui luật sống khiến loài Ong không tự mình dẫn đến tình trạng đó.Loài Ong với đẳng cấp và trình độ sống của nó không bao giờ tự nhiên chui vào chỗ tối mà phải chết như thế. Ngay cả khi chai thủy tinh bị nút kín thì loài Ong sẽ trật tự và sống sót lâu hơn, đặc biệt nếu đáng được giải cứu thì là Ong chứ không phải là Ruồi. Đây mới là điều tôi muốn thực nói với các Bạn

Trong Khoa học có Khoa học Chuẩn tắc và Khoa học Thực chứng. Câu chuyện kia là một ví dụ thuộc Khoa học Thực chứng – Người ta làm thí nghiệm thật để rút ra một cách sống động, thuyết phục về một ‘chân lý’ hay đúc kết một nhận định nào đó. Nhưng cũng có thể bằng những thí nghiệm giả tưởng ( nghĩa là trong điều kiện thực tế gần như không tiến hành được – gọi là siêu tưởng ) mà rút ra những kết luận cho thấy tư duy logic thông thường không giải thích nổi, hoặc muốn phản biện một điều gì đó vốn được xem là lẽ thông thường, hoặc củng cố một suy nghĩ nào đó làm nền tảng cho hành động tiếp của mình. Tư duy theo Chuẩn tắc là một chiều thứ Nhất. Theo thực chứng là chiều thứ Hai. Siêu tưởng là chiều thứ Ba


Tôi có kinh nghiệm tự thấy vô cùng quí đối với việc phát triển tư duy của mình khi làm các thí nghiệm theo những cách trên. Không thiếu trường hợp tôi phải tưởng tượng, thấy tư duy về cuộc sống, thiên nhiên thú vị vô cùng…Tích lũy lại có giá trị hay ho để sẵn sàng và đối ứng nhằm hiểu và xử thế với các diễn biến của đời sống mình gặp phải

Người ta Siêu tưởng rằng : nếu một người cùng một thời điểm có thể tắm hai lần trên một dòng sông thì sao ? Thì rõ ràng nước không chảy, thời gian không chảy ! Vậy thì làm thế nào mà người đó có thể 2 lần tắm cùng trên một dòng sông ? Từ đó củng cố cái câu nói rất hay : Một người không thể cùng tắm 2 nơi trên một dòng sông – ý muốn nói về khả năng chứng kiến và trải nghiệm của Con người rất hữu hạn. Không thể phân thân…Nhưng nếu như vậy thì làm sao Con người biết được Tương lai của mình trong dòng sông Thời gian cho được ? Nhưng rõ ràng là có nhiều người có thể dự đoán được Tương lai cơ mà ? Từ siêu tưởng như vậy chúng ta đi tiếp trong hành trình nhận thức rất thú vị….

Ví dụ Bạn thực muốn biết về một người Bạn luôn khẳng định là tốt với mình, sẽ đối xử như thế nào với mình, hãy lấy một hiện tượng / hành vi có thật của họ ( diễn ra thường xuyên, hàng ngày thì tính điển hình càng cao – chẳng hạn là vô tâm trong đối nhân xử thế ), đặt vào những giả định có thể không có thật với mình nhưng có thể xảy ra trong cuộc sống như nó vẫn thế – bởi vậy tính thực của giả định là rất cao – ví như mình bất ngờ mắc bệnh hiểm nghèo chẳng hạn ) -> Bạn dễ dàng đi đến tâm lí kết luận là người đó sẽ không quan tâm mấy đến Bạn đâu, từ đó Bạn điều chỉnh hành vi, kì vọng, cam kết với họ phù hợp với nhận định đó. Nhưng nếu Bạn lật lại bằng một số các câu hỏi khác : Hàng ngày người đó có thật vô tâm với chính họ không ? Điều tốt nhất mà họ thường xử sự với mình là gì ? Phạm trù sức khỏe có thuộc vào sự vô tâm của họ không ? Thậm chí siêu tưởng : Nếu chính họ đột ngột bị bệnh hiểm nghèo thì họ có thay đổi sự vô tâm đó không ? Và lúc đó họ sẽ có thể nhận được từ Bạn sự quan tâm đến đâu, có hơn điều mà Bạn mong nhận được từ họ khi chẳng may Bạn bị thế không ? Từ đó Bạn sẽ có ‘một điều chỉnh đúng’ và tích cực hơn…Tôi nói đó là cách Tư duy Ba chiều vậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.