‘Tịnh kho’ lại Dân trí

‘Tịnh kho’ lại Dân trí

DÂN TRÍ KHÔNG HẲN Ở MẶT BẰNG GIÁO DỤC MÀ Ở ĐẶC ĐIỂM SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG HƯỚNG TÓI PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO

Mỗi Dân tộc có một đặc điểm phổ biến, thậm chí ‘rất kì lạ’… ảnh hưởng rất lớn đến tập tính cộng đồng của họ. Điều đó không hẳn là ‘Dân trí’ nhưng đóng một dấu ấn điển hình vào đặc điểm Dân trí của Dân tộc ấy, đến mức cải hóa bằng giáo dục không hề dễ. Nhung tôi lạc quan cho rằng nếu đó là không tích cực thì có thể thay đổi được bằng tích cực hơn đi vào Lao động, bằng sự mở cửa xã hội để giao lưu mở mang học hỏi nhau, bằng ý chí lãnh đạo thép đưa mọi người vào khuôn khổ cần thiết để phát triển…

Ở đời, người ta sống mà chiêm nghiệm được thời thế để ngộ ra được điều gì đó của nhân tình âu cũng có thể coi đó là hiền sĩ. Nhìn đất nước sau gần một thế kỉ trôi qua mới thấy cái tư tưởng Duy Tân của Cụ Phan Châu Trinh quả là sáng suốt lắm thay: lấy cái sự học, sự nâng cao dân trí làm cái gốc, cái căn bản để làm chủ hay phát triển, dù trong một đất nước hay đối với một doanh nghiệp.

Người ta cứ hay nói đến sự ‘đi tắt đón đầu’ hàm ý là mình không cần phải nghiên cứu khoa học cơ bản, không cần có ngành sản xuất máy bay vẫn có thể sở hữu cả một đội bay toàn Boing 777. Nhưng tiền mua máy bay ở đầu ra? Con người khai thác sử dụng, bảo dưỡng nó như thế nào đây để nó sẵn sàng cất cánh phục vụ khách theo tiêu chuẩn của Hàng không quốc tế? Một nhóm người đi trong rừng thẳm, đi đến đâu không rõ và không thống nhất được, không có dụng cụ xác định chính xác đường đi lối lại, chỗ mình đang đứng là đâu, nội bộ nghi kị bè phái với nhau… thì có thể nói cái câu ‘đi tắt đón đầu’ không nhỉ? Nghe có mùi vị của thảo lâm lục khấu. Do vậy trước khi định làm với nhau một việc lớn người ta hay ‘tịnh kho’ về mọi thứ những gì người ta có, nhưng hãy ‘tịnh kho’ lại những con người của mình đi.

Nếu Bạn cứ mỗi ngày cho tôi 10 triệu đồng, không cần biết có tôi tiêu hết hay không, bạn sẽ không thể biết chính xác tôi là người có bản chất ra sao, có khuynh hướng cơ bản như thế nào, vì số tiền ấy quá lớn để tôi có thể làm mọi chuyện kể cả những gì tôI không thích. Bạn hãy đẩy tôi đến một hoàn cảnh rất cực đoan là ‘chỉ còn 1 USD cuối cùng trong cuộc đời’, với việc tôi sử dụng 1 USD ấy như thế nào bạn đã xác định đúng về bản chất con người tôi… Và làm thực nghiệm như thế với nhiều người bạn sẽ biết những con người bạn có sẽ làm được những việc gì.

Người Mĩ nếu bị rơi vào hoàn cảnh ‘còn 1 USD cuối cùng’ ấy… Thì người Mĩ sẽ đến chợ đầu phố dùng nó mua được 1 quả táo, chạy mang đến cuối phố để bán lại với giá 1,2 USD, rồi lại quay về chợ đầu phố mua quả táo khác… cứ thế làm 1 USD quay vòng sinh lãi thật nhanh… Một cách phổ biến, Người Mĩ nói chung năng động, thực dụng, kinh doanh hiệu quả, không sĩ diện…

Nếu người Pháp rơi vào hoàn cảnh đó…. Thì người Pháp mang 1 USD đến cửa hàng hoa, anh ta chỉ mua được 1 bông Hồng mà thôi, cầm đi gặp người yêu của mình, vừa đi nước mắt cùng với những ý thơ tuôn rơI lã chã, gặp nàng, anh ta quỳ xuống dưới chân nàng dâng tặng nàng bông hoa cuối cùng và bài thơ tuyệt mệnh… Một cách phổ biến: người Pháp lãng mạn, galand… và hơi cải lương.

Người Tàu khi rơi vào hoàn cảnh đó….thì anh ta sẽ đi tìm người Tàu khác cùng cảnh ngộ (cũng không khó lắm, vì khá nhiều người Tàu như thế), rồi họ chung nhau những đồng Đôla cuối cùng ấy để mở quán mì mằn thắn, phá sa, bát bảo… đắp đổi qua ngày và tìm cách phát triển… Nhiều chục năm trôi qua đến bây giờ họ đã có của ăn của để, người ta đến hỏi vui rằng: có phải các ông đã đi lên từ một thùng đậu phụng rang ngày xưa không? Họ vuốt râu cười trả lời: Hảo lớ, truyền thuyết đấy, chúng tôi đi lên từ 100 hạt đậu phụng rang thôi, chứ 1 thùng thì nhiều quá… Một cách phổ biến: Người Trung Quốc tương thân tương áI, đùm bọc nhau, kiên nhẫn đI lên, và giỏi về kinh doanh ăn uống nhỏ.

Anh người Nhật nếu rơi vào hoàn cảnh đó thì anh này cực đoan lắm. Anh ta sẽ vứt cái đồng đola cuối cùng ấy vào gầm giường, ngăn tủ, khe tường (trong nhà mình thôi) và cố tình coi như không có nó, lòng tự bảo dạ: từ nay trở đi không nỗ lực thì chết… Bao nhiêu năm qua đI anh ta cùng với những người quanh mình với ý chí như vậy đã nỗ lực hết mình, bây giờ đã trở thành đại gia… Túi nhiều tiền, nên đập bỏ ngôi nhà xưa cũ mà xây ngôI nhà mới hoành tráng… Tìm thấy 1 USD ngày xưa, cầm lên vuốt cho nó phẳng phiu, dán giữa một khung bảng bằng vàng treo ở nơi trang trọng, dễ nhìn thấy nhất để mọi người biết và răn dậy con cháu… Một cách phổ biến: người Nhật rất quyết liệt và nỗ lực với tinh thần của Samurai.

Người Nga, nếu rơi vào hoàn cảnh chỉ còn 1 đồng usd cuối cùng, anh ta lùng sục tìm mua được một chai Vodka, với ý nghĩ bán lại cho thằng Nga khác. Dọc đường uống hết 1/3, hối lộ cảnh sát một cốc, tình cờ gặp bạn mời uống nốt, cả ba say mềm, ngồi bù khú nói chuyện đưa phụ nữ lên tàu Vũ trụ thì sao nhỉ ?

Người Anh, được hỏi : nếu họ rơi vào hoàn cảnh chỉ con 1 usd cuối cùng thì sao ? Họ nhướn mắt hỏi lại : 1 usd cuối cùng ? nó là gì vậy ? chúng tao tiêu đồng Bẳng cơ mà ! Và chúng tao là người đầu tiên trên Trái đất này nghĩ ra ngân hàng và bảo hiểm để hút tiền, tiêu tiền của người khác cơ mà ! Không có chuyện đó bao giờ !

Người Do Thái: chúng tôi đã từng như thế với nhiều người trong lịch sử đi khắp nơi cùng chốn trên Thế giới rộng lớn này, hành động của chúng tôi là mang 1 usd đó đến hiệu sách đặt cọc thuê mượn về nhà đọc nhiều cuốn sách, tích lũy tri thức, chất xám bán lại cho kẻ khác, trả lại sách lấy lại nửa usd !

Ở Trung Âu, có một chủng người gọi là Bohemiêng và Digan… Họ sống với nhau thành những nhóm nhỏ, du thủ du thực, đàn ca phố phường, chữa bệnh bằng mẹo và đặc biệt rất thích chơi sổ số. Nếu bị rơI vào hoàn cảnh đó (cũng nhiều lần đã thế) thì họ sẽ dùng 1 USD cuối cùng ấy để mua 1 tấm vé số. Tấm vé số ấy có xác suất trúng giải độc đắc để đổi đời họ là 1/10 triệu…. Có lẽ cũng thấp như là xác suất trong10 triệu năm có 1 lần duy nhất con Khỉ đã có cơ hội tiến hóa thành con người.

Với những người nghèo khổ ( những người chỉ còn 1 USD cuối cùng trong cuộc đời), mà trí tuệ thấp, khả năng hành động cá nhân kém, nếu vẽ ra trước mặt họ là một viễn cảnh huy hoàng của sự đổi đời… thì phải chăng rất có thể họ sẽ dùng 1 USD cuối cùng ấy để mua vé số, hoặc mua 1 viên đạn rồi ra nhập vào đội quân của Robin Hut? Mọi điều, mọi sự xảy ra đều có cáI lí của nó. Nhưng tôi cứ luôn muốn hỏi: Có ai dùng 1 USD đó để mua giấy vệ sinh không nhỉ? Và tôi rất khát khao thấy được cái lí của việc đó.

Bình luận (1)

  1. Em có cái đáp án này Thày tham khảo nhé!
    Phàm là con người, dù là ai, khi còn có một $ cuối cùng trong túi, hoặc sẽ nghĩ tới cảnh giàu sang hào sảng xưa kia của mình hoặc nghĩ tới việc có lẽ mình sẽ ra đi khỏi cõi đời chua chát này mà chẳng một lần được dùng bữa trong cái nhà hàng sang trọng bên kia đường hay một lần được bước xuống đường từ trên chiếc xe bóng lộn vừa lướt qua trc mặt kia mất thôi…và cuối cùng, họ sẽ cùng nghĩ tới “tứ khoái” là cái thứ người ta hay “dùng” trước khi thiếp vào giấc ngủ. Ăn: với 1$ thì chả đủ cho một bữa ăn thịnh soạn được; Ngủ: 1$ cũng không đủ cho một đêm ngủ trọ mà đảm bảo chăn gối có mùi thơm; Đụ: 1$ thì cũng chẳng có được cái gật đầu của bất kì cô gái làm tiền nào trên cõi đời này; Ị: Đúng! chỉ có ị thì “có thể khả thi” vì với 1$ có thể mua được một cuộn giấy vệ sinh hảo hạng và có thể “nhâm nhi” ở góc phố nào đó với ý nghĩ trong đầu rằng khi “kết thúc” mình sẽ “khoan thai thư thái” mà “dùng” cái sản phẩm đẳng cấp 5 sao thơm tho mềm mại kia….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.