Bàn về tăng trưởng kinh tế

Bàn về tăng trưởng kinh tế

KHI KHÔNG TĂNG TRƯỞNG, ĐỒNG NGHĨA VỚI SUY THOÁI. NHƯNG NGUY CƠ SUY THOÁI LẠI LÀ LÀ VẤN NẠN VÌ TĂNG TRƯỞNG

Trong bài này tôi cố gắng phân tích trên phương diện lý thuyết về các tình trạng tăng trưởng kinh tế mà chưa được phân tích trong các sách giáo khoa kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên để dễ hiểu với quảng đại, tôi không sử dụng các đồ thị kinh điển mà dùng cách diễn giải logic, cô đọng, mong muốn dễ hiểu hơn về ‘mặt khác’ và ‘hệ quả’ của tăng trưởng, và kích thích tư duy tiếp của Bạn đọc
1. Mức tăng trưởng 0% : là cả một năm hoạt động kinh tế của một Quốc gia mà không hề có tăng trưởng, thì thực chất là hoạt động của năm hiện hành chỉ tạo ra lượng giá trị (A) đủ bù cho mức tiêu dùng của Quốc dân như năm trước. Nhưng thực ra để có (A) nền kinh tế đã phải chịu mức Tổng Chi phí Vốn, Nguồn lực cao hơn năm trước là (B). Khoản (B) này bị ‘đẩy’ sang năm kế tiếp dưới dạng làm mất giá của những đồng đầu tư mới, do vậy làm tăng chi phí tạo SP / D.vụ của năm sau. Điều này tiếp tục làm nền kính tế trở nên kém cạnh tranh trong năm kế tiếp đó.
2. Sụt giảm tốc độ tăng trưởng là vẫn có tăng trưởng nhưng không bằng năm trước, hoặc không bằng chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều đó làm việc sử dụng Vốn và các nguồn lực đã có hoặc đã được chuẩn bị giảm sút hiệu quả, dẫn tới tăng chi phí SP / D.vụ tạo ra trong năm. Vì thế Quốc dân phải chịu giá cao hơn trong tiêu dùng, dẫn đến giảm mức Cầu và giảm khả năng tiếp tục bình thường sự đầu tư phát triển trong năm sau
3. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao thì nền kinh tế hoạt động hơn mức công suất của chính nó, do đó phải vay mượn thêm bên ngoài, hoặc tạm ứng sử dụng trước của Tương lai một số nguồn lực dự trữ. Điều này làm tăng Chi phí Cơ hội phát triển của Hiện tại, đồng thời làm mất bớt đi cơ hội phát triển của Tương lai. Chưa kể đến những bất cập về Cơ sở hạ tầng, mặt bằng Luật pháp…của Hiện tại không theo kịp nên đẩy dồn về Tương lai các vấn nạn sẽ phải giải quyết
4. Tỉ lệ tăng trưởng Tối ưu là mức gia tăng (B) so với tỉ lệ tăng trưởng của năm kế trước (A), mà mức gia tăng đó đòi hỏi phải đầu tư thêm bởi một số Vốn và Nguồn lực mới (C) là mức có thể tạo ra giá trị thặng dư (B) đó ( tính trên đầu người, sau khi đã tính thêm mức tăng dân số của năm hiện hành ) bằng mức (A) trên đầu người của năm trước, mà tỉ lệ lạm phát thực tế hầu như không thay đổi.
5. Trong Thế giới văn minh ngày nay, thay cho mức tính tăng trưởng GDP / đầu người, bằng chỉ số mức tăng trưởng qui ra tiền mà mỗi người dân có thể được nhận lại từ sự tăng trưởng kinh tế so với năm trước. Mức tăng đó dưới hình thức thu nhập thực tế, phúc lợi xã hội, đầu tư mới của Chính phủ cải thiện môi trường sống và các trợ cấp xã hội chính đáng khác mà mọi người dân đều được hưởng bình đẳng. Đây mới thực sự là thước đo cho nền chính trị tiến bộ và tính hiệu quả quản lí vĩ mô của Chính phủ hướng tói mục tiêu đích thực của tăng trưởng.

Cuối cùng mời các Bạn xem mô hình Không gian Kinh tế dưới đây để có cái nhìn tổng quát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.