Cần phát động chương trình quốc gia: Mỗi xã một giá trị tạo ra sản phẩm quốc gia

Cần phát động chương trình quốc gia: Mỗi xã một giá trị tạo ra sản phẩm quốc gia

Sự thật Việt Nam là đất nước muộn phát triển kinh tế phải chú trọng tập trung khai thác các lợi thế từ nông nghiệp ở nông thôn và bởi nông dân… ở quy mô và sự quan tâm mạnh mẽ tầm Quốc gia, nghĩa là từ sự chỉ đạo của Chính phủ cho đến sự tham gia của mọi người dân.

Hiện tượng kinh doanh hộ gia đình kiểu tự phát, bắt chước nhau, manh mún, riêng lẻ không thể có được: Tính kinh tế quy mô, tính cạnh tranh, tính ổn định.

Tại sao nông sản hay bị ế trong những mùa thu hoạch?

1. Tự canh tự tác một cách tự phát, không có nghiên cứu thị trường, và cách thức cung cấp kiểu Chợ Quê. Ít giá trị gia tăng nhờ công nghệ chế biến.

2. Không có hiệp tác liên minh dưới dạng một Công ty Thương mại chung của các hộ nông dân

3. Không có định hướng, hỗ trợ, tham vấn từ cơ quan chuyên trách của Nhà nước

4. Cho thấy: sản xuất của người dân, nghiên cứu của các nhà khoa học, kinh doanh của các công ty thương mại xa rời nhau

5. Thiếu vắng cách làm gắn với Tầm nhìn, Đầu tư và Chiến lược từ Chính phủ xuống đến người nông dân

Người ta còn đang tự làm khó mình bằng việc chạy theo trào lưu nhất thời, giẫm lên nhau những nghề không lợi thế, đem hàng ngoại cùng chủng loại về bán ngay tại làng nghề mình.

Thực tế trong nhiều chục năm nữa Việt Nam rất khó cạnh tranh mà kinh doanh thành công ở những ngành nghề mà xung quanh Việt Nam các nước đã được khẳng định và lớn mạnh.

Nhưng nhờ tích lũy có được từ sự tăng trưởng lấy Tam Nông như tôi nói trên làm gốc, các yếu tố như: Vốn, Công nghệ, Kinh nghiệm quản lý, Tri thức về thị trường quốc tế… gia tăng, trở thành nội lực chính yếu, dần dần nền kinh tế Việt Nam có thể định hình cho mình được lĩnh vực đứng được trong thị trường quốc tế.

Giải quyết được bài toán trên, những vấn nạn đô thị hóa, thất nghiệp tại chỗ, kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế… sẽ được cải thiện rất nhiều.

Nguyễn Tất Thịnh

– Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp
– Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

Cùng một tác giả:

1. Nghề giám đốc, NXB Chính trị quốc gia, 2002 (sắp đăng tại chungta.com)

2. Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006 (sắp đăng tại chungta.com)

Sắp ra mắt:

3. Hành trình về Tâm linh bản ngã

>> Xem trang Tác giả…

Bởi vậy, cần đề ra Chương trình Quốc gia: Mỗi xã một giá trị tạo ra sản phẩm quốc gia.

1. Tính văn hóa làng nghề truyền thống, đặc thù lợi thế về nhân công và nguyên liệu, tính không trung lập về phong cách và chủng loại

2. Biến mỗi xã thành một điểm đến của du lịch với những đặc trưng riêng có về nghề, phong hóa, tập quán

3. Hạt nhân tổ chức: công ty giao dịch và thị trường. Công ty hỗ trợ vốn. Công ty quản lý phong cách kinh doanh và chất lượng. Các nhóm hỗ trợ gia đình sản xuất.

4. Hỗ trợ của chính phủ: xúc tiến và quảng bá thương mại với uy tín quốc gia, chính sách thuế và trợ giá đầu vào, đầu tư quy hoạch CSHT tổng thể

5. Bắt đầu: khởi động truyền thông sự quan tâm chung của xã hội. Hội thảo quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp. Phác thảo dự án cấp Bộ và Tỉnh, các Tổ chức tư vấn. Hình thành Ban chỉ đạo Quốc gia cho chương trình này.

Bạn đọc thân mến! Hãy thêm vào ý kiến của mình trên chungta.com cho chủ đề này!

Với lòng yêu nước, tự tôn và tự tin, chúng ta góp thêm những tiếng nói xây dựng Đất nước với các Cơ quan quản lý Nhà nước. Với lòng tin: Việt Nam không thua kém nếu mọi người công dân Việt Nam là một tấm lòng, một ý chí, một người lao động chân chính, một khát vọng tươi sáng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.