‘Thể chế chính trị’ – sự tương tác giữa giới Lãnh đạo và Nhân dân

‘Thể chế chính trị’ – sự tương tác giữa giới Lãnh đạo và Nhân dân

SỨC MẠNH VÀ CHẤT LƯỢNG NHÂN DÂN LÀ QUYẾT ĐỊNH
Bài viết này hướng tới ba câu hỏi chính được đặt ra là :

1. Trong ‘quốc kế dân sinh’ thì điều gì được xem là căn nguyên khởi phát ? Giáo dục, y tế, kinh tế….Đều là rất căn bản và quan trọng ( nhất là giáo dục – như căn cốt ) . Nhưng tôi cho là thể chế chính trị !
2. Thể chế chính trị tốt / xấu thì do điều gì ? Tôi cho là do sự tương tác giữa hai lực lượng ( giới Lãnh đạo và Nhân dân ) tạo ra, sau đó các lĩnh vực khác thế nào, là phái sinh
3. Vậy sự ‘tương tác’ đó ra sao ? Do thể chế chính trị quyết định, hay là do một trong hai lực lượng đó ưu trội hơn mà hình thành ?

Giới Lãnh đạo xưa nay, đâu cũng vậy, có tâm lý định hướng tư tưởng là : cho Nhân dân nhận thức khác đi / lệch hướng sao có lợi cho việc lãnh đạo của họ, rất ngại khi để Nhân dân hướng chú ý vào chính trị, lại càng không thích can dự vào thể chế chính trị… Cho nên họ có thể để thiên hạ tranh luận nát nước ( trong mức độ tạm được xem là khá dân chủ ) , đại loại về điều ‘như đúng rồi’ là giáo dục là quốc sách / cải cách sách giáo khoa như thế nào cho tiết kiệm ngân sách và có thể theo kịp sự ‘hiện đại hóa’ …chẳng hạn… Cao cờ hơn nữa, kết hợp với việc cho phát triển các loại văn hóa giải trí ( lễ hội / thi hát / thả diều…) để tâm hồn Nhân dân bớt căng thẳng, cũng thấy phơi phới…. Đôi khi cần lên dây cót thì tung ra những khẩu hiệu và chương trình làm Nhân dân ‘phê lên tận nóc, phóc lên tầng mây’ , giả như là : Nhân dân anh hùng, Nước ta giàu đẹp, trí ta đế quốc phải thua, dân tộc ta nhất đẳng…. ‘Tương tác với Nhân dân’ là điều chẳng bao giờ dễ dàng ( thậm chí rất khó chịu ) với giới Lãnh đạo, nên không có chuyện tự giác xảy ra điều đó như là đương nhiên, như là tối cao. Các quyết định của giới Lãnh đạo cũng trong khuôn khổ của thể chế chính trị, nhưng là thứ quyền đương nhiên thuộc về họ, bài bản nghệ thuật hơn về thao tác : là ‘Ý họ đã, sau mới là Lòng Dân’. May thay cả giới Lãnh đạo và Nhân dân thời văn minh đã cùng nhận ra cách ‘tương tác ’song trùng / hợp cách / bình đẳng’ hơn .

Chính trị ( được hiểu là tập hợp nỗ lực của các chính đảng / tổ chức / cá nhân ‘tinh hoa’ cố gắng giành được quyền điều hành hệ thống quyền lực Nhà nước ) trong chiều dài lịch sử, trước kia thường có khuynh hướng được coi là do giới Lãnh đạo ( thượng tầng quyền lực cai trị xã hội ) tạo ra : như nhiều triều đại phong kiến đã từng, hoặc ngay bây giờ như không ít Quốc gia trong bản đồ Thế giới ‘vẫn như là đang thế ‘ ( tuy có một số các ‘biến thái’ có vẻ như dân chủ hơn ). Vì thế thể chế chính trị ( sự xác lập thứ bậc và quan hệ quyền lực, trên cơ sở Hiến định và luật pháp, về vai trò đối với điều hành và can dự đối với các hoạt động và vấn đề của Quốc gia / Xã hội / Cộng đồng ) thường là phản ánh tập lợi ích của tầng lớp trên, củng cố quyền lực của hệ thống cai trị. Trong đó sự tham gia của các lực lượng nhân dân là rất ít hoặc chỉ là hình thức, quá lên là nổi lên những ‘phong trào’ khi nào đủ mạnh mới tạm được để ý và tính đến

Nhưng trong tiến trình tiến bộ chung của Nhân loại đến ngày nay thì khuynh hướng nói trên dần giảm nhẹ đi ( khá nhiều ở các nước dân chủ hơn ). Nghĩa là Nhân dân tạo ra giới Lãnh đạo Quốc gia của mình ( bằng những cách dân chủ, công bằng, minh bạch ) được chọn lọc thông qua trình độ dân trí cao và hệ thống bầu cử ‘phổ thông đầu phiếu’ từ những cá nhân tinh hoa / các tổ chức có trách nhiệm cao / các chính đảng có sứ mệnh phụng sự xã hội, với những năng lực hiện thực mục tiêu phát triển toàn xã hội gắn với tập kỳ vọng / kỳ hạn vừa mang tính cam kết xã hội vừa mang tính chế định luật pháp ( chứ không phải là chủ về lợi ích riêng của một nhóm nào ). Thể chế chính trị lúc này rõ ràng đã mang nhiều màu sắc quyền ‘Tam Dân’ của mọi tầng lớp dân chúng và các dân tộc trong một Đất nước. Từ đó tính ‘độc tôn / độc tài / độc quyền’ là xu hướng tự nhiên và tất yếu của giới lãnh đạo sẽ khó hình thành và tự tung tự tác như xưa kia nữa. Nhân dân thực sự sẽ kiểm soát Nhà nước cùng hệ thống quyền lực, cũng như định hướng được lại giới lãnh đạo của mình đi đúng hơn vào các chương trình phát triển ‘Tam Dân’.

Do vậy thể chế chính trị Tốt / Xấu sẽ quyết định bởi chất lượng tương tác giữa hai lực lượng giới Lãnh đạo và Nhân dân trong không gian Quốc gia như thế nào. Nhân dân có trình độ cao thì sẽ dễ tìm, bầu được giới Lãnh đạo xuất chúng, hiệu quả. Giới Lãnh đạo tốt đương nhiên sẽ nhiều năng lực mở đường khai phá ra những phương thức phát triển tiếp trình độ của Nhân dân ( về mọi lĩnh vực ). Dù trong một Quốc gia khi trình độ Nhân dân ‘chưa được cao lắm’ đi nữa, thì thể chế chính trị dân chủ ( nghĩa là các giới dân chúng kể cả cá nhân người dân thực được quyền tham gia, can dự, điều chỉnh nhiều hơn ) đã có tác dụng mạnh mẽ giảm bớt những hiệu ứng tiêu cực tất yếu mà giới Lãnh đạo có thể mắc phải, nền chính trị phải tính đến đầy đủ và toàn diện hơn ý chí của toàn dân trong hành động quản trị Đất nước. Nên có thể thấy ngay là xu hướng Tốt sẽ là chủ đạo, cơ bản. Như thế nền giáo dục, y tế, kinh tế….sẽ đỡ ( bảo thủ, bất công, cực đoan, thiên lệch, vị kỷ ) …hơn rất nhiều.

Dưới đây tôi mô tả ‘thể chế chính trị’ – sự tương tác giữa giới Lãnh đạo và Nhân dân bởi mô hình ( chúng ta nhận thấy được : khi giới Lãnh đạo ‘mạnh hơn Nhân dân’ thì điều gì diễn ra / bị co lại…. Còn khi Nhân dân mạnh thì giới Lãnh đạo không hề bị yếu đi mà càng trở nên tinh hoa hơn, đồng thời thể chế chính trị ổn định phát triển văn minh hơn ). Và chân lý xuất hiện : cuối cùng : SỨC MẠNH VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÂN DÂN LÀ QUYẾT ĐỊNH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.