Có phải ‘Văn hóa xây nên được tháp Văn minh’ ?

Có phải ‘Văn hóa xây nên được tháp Văn minh’ ?

KHÔNG TIẾN HÓA THÌ MỌI THỨ BỊ XÓA BỎ
Tôi nghe thấy không ít học giả hay bình luận: ở Nước ta có nhiều người bị gọi là ‘trọc phú’ ‘thừa văn minh nhưng thiếu văn hoá’ !’ . Hẳn họ có ý mặc nhiên: Văn hoá cao hơn Văn minh! Còn tôi cho rằng : Văn hoá là nền, Văn minh là đỉnh! Văn hoá tuyệt vời mới tạo nên đỉnh cao đẹp… Đáng ngại hơn khi có trào lưu tôn giữ mọi thứ thuộc về ngày xưa, kể cả các nhà tù ở một số nơi ( ??? ) vì nghĩ chúng là một phần của thứ Văn hoá gì đó!!!!

Định nghĩa về VĂN HOÁ: là toàn bộ hệ giá trị của một Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia ( bao gồm vật thể và phi vật thể ) được khai nguyên, tích tụ , phát triển mang tính truyền thống, thành các : tập quán / tục lệ / nghi lễ / tín ngưỡng / nhân sinh quan… như chuẩn mực ứng xử với nhau / xã hội / thiên nhiên cho hầu hết những thành viên trong đó!

Như vậy Văn Hoá chứa đựng những giá trị tinh thần, mang tính cội nguồn, tính động lượng, tính định hướng ( với cá nhân và số lớn ) của mỗi Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia, tạo nên NĂNG LỰC CHUYỂN HOÁ ( bản chất của các DÒNG SỐNG )

. Tính Cội nguồn ( mạnh hay yếu ) sẽ chi phối và tạo khuynh hướng và năng lực hướng nội và bảo tồn, củng cố về bản sắc Ưu trội quá khứ

. Tính Động lượng ( mạnh hay yếu ) sẽ chi phối khuynh hướng và năng lực hành động, khai phóng và thay đổi hiện tại

. Tính Định hướng ( mạnh hay yếu ) sẽ chi phối khuynh hướng và năng lực chí thú mục tiêu, tập hợp lực lượng và đi đến tương lai

MẠNH thì đương nhiên là thúc đẩy phát triển tiến hoá, khiến các cá nhân thành viên trong hay cá nhân bên ngoài Văn hoá đó đều được hưởng lợi ích với trình độ chất lượng văn minh cao trong lối sống, cư xử, quản trị…ở mọi quy mô.

Suy tư, khảo nghiệm về ba thuộc tính trên, chúng ta thấy Văn hoá ( do hàm lượng và năng lực của ba thuộc tính nói trên trong mỗi Cộng đồng ) mà có tác dụng chuyển hoá như thế nào, đến trình độ gì hướng đến tiến hoá:

. Những Cộng đồng dày lịch sử, trong đó nhiều về Văn hoá không hẳn là mặc nhiên nhờ đó có thể phát triển. Do vậy khái niệm Văn hoá dù là gốc rễ / dòng nhựa sống / bản sắc riêng không tự vốn thế mà đồng nhất với tiến hoá văn minh. Vì thế không phải những gì thuộc về Văn hoá, được gọi là Văn hoá cũng đáng ngợi ca, cố giữ gìn nếu đứng từ quan điểm tiến bộ Nhân loại )

. Văn hoá có lực đẩy / hút ( tĩnh ) và ly tâm / hướng tâm ( động ). Nếu lực hút / hướng tâm là chủ đạo thì tương đồng với nghĩa Cộng đồng sở hữu thứ Văn hoá đi đến sự khép kín, tự cô lập…với chuẩn riêng ‘không giống ai’ , chẳng hoà nhập được….dần đến trạng thái vừa tự cao tự đại vừa thoái hoá về tinh thần, lối sống của mình. Có khuynh hướng quản trị xã hội bằng Văn hoá kiểu ( tập lệ, phong tục, dị tín …), trong đó chỉ lên ngôi những ‘Thành Hoàng / Chánh tổng / Thày mo…cùng tệ nạn….

. Văn hoá không đánh đồng được với tính Nhân Đạo khi không đạt đến giá trị phổ quát và phổ cập toàn Nhân loại ( được thừa nhận là thuộc tính chung của mọi con người trong mọi không gian, thời gian và hoàn cảnh sống ). Chẳng hạn cô Tấm là sản phẩm Văn hoá Việt không thể là biểu tượng chung cho chân thiện mĩ được. Thứ văn hoá ‘tắt lửa tối đèn có nhau’ nhưng chẳng thể bảo vệ được chị Dậu, không giúp chị khá lên, lại ngày càng sinh nở ra nhiều Lý trưởng và Nghị hách hiểm độc hơn sau này…thì không thể ngợi ca cho được!

. ‘Văn hoá kiến tạo Văn minh’ mới thực cần thiết để chính Văn hoá đáng trở thành tài sản phái sinh ( chứ không phải là tiêu sản hay ‘thứ cổ’ không có tác dụng thúc đẩy đến tiêu chuẩn tiến hoá cao hơn ! ). Trong đó hàm lượng của ba thuộc tính nêu trên đủ để Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia luôn có Riêng, hướng đến Quý, đáng là Một đối với lịch sử tồn tại và phát triển của chính mình nhưng đóng góp tích cực, hữu ích, mạnh mẽ cho phát triển chung với các Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia khác
….

Chúng ta định nghĩa về VĂN MINH trong ý nói trên: là trình độ của các Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia đạt được đến đâu trong việc tìm ra, ứng dụng, phổ cập những tiêu chuẩn chất lượng về cách sống, làm việc, ứng xử trong mọi việc, lao động và quản trị từ cá nhân đến quy mô lớn, trong đó kế thừa, tương thích, cộng hưởng, phát triển được những tinh hoa của các nền Văn hoá khác nhau cho tiến trình tiến hoá của toàn Nhân loại

Chúng ta có rất nhiều ví dụ về những thứ vốn là Văn hoá hoặc là phái sinh của Văn hoá mà không Văn minh :

. Phong tục đâm trâu / chém lợn / thậm chí tế thần đồng nam trinh nữ…
. Chùa chiền, đền miếu: nghi ngút khói hương, vàng mã, cô đồng, bói toán, giải hạn, cầu may…
. Ma chay, bốc mộ, cúng giỗ, cưới xin, lễ tết, hội hè… Đất lề quê thói…
. Đắp điếm, thờ phúng, linh thiêng hoá người đã chết, khiến người sống thêm ám muội
. Vô vàn những biến thể khác như: quan cách, phong bì, thân quen, xin cho…
….

Văn hoá đi ngược chiều tiến hoá bởi vì sự tự níu giữ với chuẩn giá trị quá khứ, không đồng nhịp với con đường và nhu cầu phát triển cần thiết với tiến bộ của chính Cộng đồng của nó, của Nhân lọai ! Bất cứ cá nhân cho đến Cộng đồng nào cũng có Văn hoá ( thậm chí nhiều và dày ), nhưng chất lượng của thứ Văn hoá đó là gì, như thế nào, có xây nên được các tầng tháp Văn minh không lại là chuyện khác ! Trên đầm lầy u tối, mục rỗng, ám khí chỉ mọc được những cây quăn queo lúp xúp, những con chui nhủi bạc nhược….sao có thể xây nên toà tháp nào đây? Muốn xây phải nạo vét, cải tạo tính chất ‘đầm lầy’ đó!
….

Vậy Văn hoá tuyệt vời là gì? LÀ THỨ VĂN HOÁ VỚI BA THUỘC TÍNH CƠ BẢN NÓI TRÊN HỘI NHẬP ĐƯỢC VỚI TÍNH NHÂN ĐẠO, CÓ NĂNG LỰC XÂY DỰNG NÊN VĂN MINH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO TIẾN HOÁ CHUNG CỦA NHÂN LOẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.