‘Cưỡi quy luật’ – Sáng tạo thành công

‘Cưỡi quy luật’ – Sáng tạo thành công

THÀNH CÔNG CÓ Ý NGHĨA LÀ SÁNG TẠO CÁCH ỨNG DỤNG QUY LUẬT VÀO QUY TẮC LAO ĐỘNG !
Tôi nhận lời dự hội thảo tại Sài Gòn với chủ đề cùng tên bài viết này, thuyết trình chính cùng với một giáo sư Mĩ và một diễn giả có tiếng khác của Việt Nam…Nhà tổ chức đề nghị tôi trả lời phỏng vẫn của HTV. Viết lại đưa lên web của mình để chia sẻ quan điểm với một số bạn khác nếu có chút quan tâm. Tên chủ đề đã phản ánh bản chất của Nó !

Câu hỏi : Xin Ông có thể cho biết thêm ý nghĩa và nội hàm của chủ đề này ?

Trả lời : Thế giới vận hành bởi các quy luật, mang tính bản chất, phổ biến, khách quan. Quá trình học tập, phát triển tri thức của nhân loại là đi đến khám phá, thấu hiểu toàn diện và sâu sắc các quy luật đó. Nhưng chuỗi mục đích liên tục của con người là ứng dụng vào mọi hoạt động sống của chính mình. Tính sáng tạo cũng là thuộc tính tri thức của con người, nghĩa là tìm được phương pháp, cách thức của những ứng dụng như thế : mạnh mẽ hơn, tiến bộ hơn, tối ưu hơn, hoàn hảo hơn…thể hiện ra bằng những kết quả, sản phẩm phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội, nhân loại. Ví dụ từ quy luật ‘vạn vật hấp dẫn’ để làm ra máy bay tên lửa / từ quy luật Acsimet để làm con tàu thủy / hiểu về quy luật ánh sáng và lượng tử để làm ra laze …Về phương diện xã hội thì : nghiên cứu các quy luật tâm lý xã hội để xây dựng chính sách quản lý / nắm vững các quy luật thị trường để vận hành dòng tiền, xác định các định mức và quy mô sản xuất…Nhiều vô kể…Nên có thể nói như xưa đến nay rằng : quy luật – chính là Đạo ( cách vận hành của Thế giới ) / Quy tắc – chính là Đức ( cách vận hành của con người ) . Sáng tạo là ‘tính trồi’ trong vận động Não của con người – có cơ sở của Tri Đạo / Thức Đức . ( Tri Đạo sẽ cỡi được trên sóng Đời ! Thức Đức sẽ đi đến Công Quả ) Còn sự thành công thực sự của con người, không phải là đạt được cái / điều gì cho riêng mình bao nhiêu, như thế nào…mà là cùng người khác, bằng tổ chức: tìm được cách thức tôn trọng, hài hòa, không xung đột trong các ứng dụng khác nhau để làm ra công nghệ hay, cho đến quản trị tốt. Được như thế thì còn hơn cả tri thức, mà đó là ‘THÀNH TỰU của LƯƠNG TRI’ . Vì vậy tên chủ đề đã phản ánh bản chất của mưu cầu đúng đắn với quá trình lao động của mỗi người có tri thức

Câu hỏi : Thế còn khái niệm ‘cỡi quy luật’ nên hiểu như thế nào ?

Trả lời : Tôi đã xem một trò ảo thuật ở đường phố Sài Gòn : người đàn ông ( thường đến làm trò vui cho khách đến ăn tối ở các quán bên hè ) lồng hai vòng chun tròn kín đan vào nhau, rồi chớp mắt tháo được chúng rời ra. Rất thú vị, nhưng bí quyết chính là cách di chuyển ngón tay, sử dụng quy luật ảo giác với ánh sáng, cộng thêm quy luật tâm lý của người xem về sự chú ý… được diễn xuất một cách sáng tạo, nhẹ nhàng ….Đó có thể gọi là ‘cởi quy luật’ vậy. Anh ấy nói : tôi tối nào cũng được thưởng tiền vì những lao động sáng tạo nho nhỏ như thế, tôi tự thích thú, tôi được tán thưởng, tôi nuôi gia đình, tôi không mặc cảm rằng nhiều người xem không biết tôi là ai, hay coi tôi là gì. Cho nên, người đàn ông đó còn ‘tự cởi’ được cho mình những vấn đề tâm lý của bản thân nữa. Tôi mua một gói thuốc thơm và ly bia ngon đầy đặn mời, anh ấy ngồi dựa vào ghế từ tốn thưởng thức vô cùng khoan khoái, thậm chí có vẻ ‘đẳng cấp’ nữa. Nói cao hơn thì, ‘Cởi quy luật’ như là tìm cách tháo bỏ sự ràng buộc, thắt nút của Nó để cho một hành động mới của chính mình được diễn ra thuận lợi hơn ( ‘cởi’ cái dây để dùng nó vào việc khác hữu ích chẳng hạn ). Ví như thị trường có quy luật ‘giá trị’ ( phản ánh cái giá trị là cái quý hiếm, chất lượng, gia tăng, hữu ích, phái sinh…), nhưng nhiều khi nó bị ‘thắt nút / hay rối / hoặc bị bế’ ở một khâu nào, một lúc nào đó… bởi ( sự mất cân bằng trong hối đoái, lạm phát, chính sách điều tiết tiền tệ, đầu cơ, giá trị ảo và giả xen vào )…vậy hãy thiết lập một quy tắc mới để vô hiệu điều đó ! Chính là sáng tạo để thành công hơn trong kinh doanh !
Nhưng cách dùng từ ở đây là ‘Cỡi’ ! Tôi nghĩ đó là cách dùng từ rất hay của ‘Nhà Tổ chức’ hội thảo này. Như một hành động ‘lợi dụng sức mạnh, sức nâng của quy luật’ để hành động ! Cũng như ví dụ nêu trên thì nước đã nâng được tàu thuyền, gió đã thổi buồm để chạy…đều là thực tế của hình ảnh ‘Cỡi quy luật’ đó thay ! Trong kinh tế thị trường, thì có quy luật dịch chuyển đầu tư ( giống như nước chảy chỗ trũng ) rõ ràng là nếu ‘Cỡi’ được nó, thì nhà kinh doanh sẽ tận dụng thêm được ‘lực đẩy’ thuận khuynh hướng để dịch chuyển vốn vào những vùng có chi phí thấp và lợi nhuận cao hơn ! Đương nhiên là cần phải biết cách ( quy tắc nào ) để ‘Cỡi’ mà không bị rơi văng đi, hoặc lao chệch hướng mong muốn, chính là sự sáng tạo của con người vậy ! Vậy chúng ta nên biết cách ‘cởi nó’ hay ‘Cỡi nó’ để : vẫn tôn trọng quy luật ( chứ không phải duy ý chí…mà làm méo mó hoạt động của mình), làm Nó cùng Sự vật hiện tượng được vận hành thông suốt, đúng đắn, hữu ích ( chứ không phải bất chấp hoặc liều lĩnh )

Câu hỏi : Thường thì chúng ta nghe từ ‘sáng tạo’ như được hiểu phổ biến theo nghĩa: nghĩ ra, tìm được, đổi mới, đột phá, phát minh ….Ông có ý kiến gì ?

Trả lời : hẳn nhiên là đúng như bạn nói rồi : 5 ý đó chính là sáng tạo vậy. Nhưng gốc rễ, và suối nguồn của sáng tạo luôn ở chỗ chúng ta thấu hiểu và tôn trọng quy luật mà có được cách hay nào đó cho mình, cho người . Nên tôi rất thích ý câu nói của Thủ tướng Lý Quang Diệu ( Singapore ) rằng : thực ra chúng tôi xây dựng được một xã hội phát triển bởi học hỏi, tôn trọng quy luật, và quá trình lao động của mỗi người từ bé trong trường học, đến cương vị cao như Thủ tướng luôn tìm cách ứng dụng bằng các quy tắc làm ra công cụ và cách vận hành các phương thức ở tất cả mội vị trí lao động mà mình tham gia và đảm nhận. Cần nhận thấy là quy luật nào đang diễn ra, cũng vốn chứa trong nó những ‘động năng’ và ‘thế năng’ , do đó hiểu biết mà vận dụng được ( Cỡi quy luật ) thì ‘thuận thiên thuận địa thuận nhân’ ắt sẽ thành công. Có thành ngữ rất hay : ‘Quy luật luôn giành cho những cách, luôn được hơn từ vận đúng cách’ – Chính là biết ‘Cỡi quy luật’ một cách sáng tạo !!! Điều khác, nếu có gì không trôi chảy, bế tắc, hay xung đột xảy ra trong quá trình lao động , thì ngay lập tức và tự thân mỗi người có phản ứng : điều gì chưa ổn tại chỗ của mình đây ( và mở rộng : có liên quan thế nào về đầu vào, đến đầu ra, trực tiếp với khâu mình có trách nhiệm ). Nên chính họ sẽ tự động, tích cực ‘cởi’! Nghĩa là không cản trở quy luật, cải thiện để làm đúng hơn và khâu của mình, thay vì dồn sai sang khâu khác. Ai cũng thế…lan tỏa….nên tất cả nhanh chóng giải tỏa được những điều bật cập như thế !
Sự sáng tạo xa rời nguyên lý như tôi nói trên, thì chỉ là ‘tháu cáy’ , nhất thời, lỗ mỗ của một người, một lúc, một tí ( cho dù cũng có tốt hơn )…Nếu khâu khác, người khác vẫn làm sai quy tắc, xa rời, thậm chí phản quy luật…thì thủ tiêu hết cả…. rồi càng đi càng ngược chiều của tiến bộ. Nghịch lý đó rất có thật ở khá nhiều tổ chức và cá nhân, làm sản sinh thêm bao nhiêu vô lý, bế tắc, lụn bại…nên càng hoạt động càng gây nguy hiểm, càng kinh doanh càng đi vào thua lỗ, càng sống càng cản trở…. Phát thải những điều xấu ra xã hội….Nói thêm : Có những người sáng tạo mà chưa được học nhiều thì nên nhìn nhận rằng : họ có thiên bẩm về quan sát Thế giới để cảm nhận được Quy luật, rồi do đam mê, tìm tòi đã nghĩ ra được nhiều cách hay ( thậm chí như trẻ con thôi mà tự biết cuốn dây làm con cù quay, đốt nến làm đèn Trời…chẳng hạn …). Ngược lại có người tuy bằng cao nhưng không thực học, giả làm, ký sinh vào sai lầm…thì tuyệt không thể sáng tạo. Tuy họ có được ‘thành công’ theo cách của họ, nhưng không tiến bộ, không tốt gì cho xã hội.

Phóng viên : Trước khi kiến găp, chúng tôi đã định hỏi thêm ông một số câu nữa, nhưng qua ba câu trên tự cảm thấy đầy đủ cho nội dung dự kiến. Xin cảm ơn ông

Tôi ( đùa ) : Vâng, cảm ơn các bạn. Quy tắc của chúng ta là gì trong buổi phỏng vấn này là gì nhỉ ? Và cần theo quy luật gì ?
…Mọi người đều hiểu, đứng lên cùng tươi cười, bắt tay nhau tạm biệt, hẹn gặp lại trong ngày sau hội thảo !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.