Giá trị cốt lõi của Giáo dục Đào tạo

Giá trị cốt lõi của Giáo dục Đào tạo

>> Xem thêm:

Tôi cho rằng Thực tiễn Cuộc sống vốn luôn được lấp đầy trong nó những Sự thật và Giả dối. Cái Giả dối thử thách cái Sự thật, và cái Sự thật phải chí ít phải thuyết phục được cái Giả dối, nếu chưa thể nói là phải chiến thắng nó. Cũng chẳng cần nhiều luận thuyết cho lắm, cũng không cần thêm một ‘phát minh’ nào.

Đúc kết lại Lịch sử với các quá trình phát triển hay lụn bại của các Dân tộc đã quá đủ cho chúng ta thấy cái Thực tiễn đó trong Giáo dục và Đào tạo! Điều quan trọng là ý chí chính trị để hành động có lương tri hơn chỉ thuần túy như nhiều người có trách nhiệm hàng đầu vẫn hò hét với mọi người ít trách nhiệm là: Hỡi mọi người phải có trách nhiệm !!!

Tôi cũng thấy không hiếm lắm, trong nhiều trường học, người ta đang nhồi nhét thêm vào những chương trình, những nội dung buộc học sinh phải học nhiều khi không vì mục đích của đối tượng không vì vì đòi hỏi của Cuộc sống mà vì mưu sinh của những ‘ông Thày, bà Cô’ hay vì cái mục tiêu Chính trị ngắn hạn mà ai cững thở dài mà rằng : ‘chẳng có thể làm khác được’ ! Cái tư tưởng ‘Gọt chân cho vừa giày’ đâu chỉ là hành vi bởi sự yếu kém của Quản lý ? Thật phản Nhân Văn ! Cải cách ? Đơn giản là chúng ta phải quyết tâm làm đúng ở mọi qui mô trong toàn Xã hội, từ Cấp Quản lí cao đến thấp…

Tôi xin đưa ra những Định đề làm nền tảng cho ý tưởng về Cải cách Giáo dục & Đào tạo ( GD ĐT ):

1. Kẻ bị đánh cắp Tuổi thơ, lớn lên chúng sẽ đánh cắp Cuộc đời. Sự Trưởng thành của Con người ở chỗ : Bản lĩnh tự khẳng định + Vươn lên bởi giá trị sống + Phát triển hài hòa trong ngoài

2. Trong ý nghĩa tác động hai chiều : Trồng Cây phải làm Đất, Trồng rừng phải tạo ra Môi Sinh, trồng Người phải tạo ra Xã hội

3. Con người là Sinh Thể Biến Hoạt nhất của Thiên Nhiên mà nó trong đó. Tính Loài có thể thuần hóa -> Khôn / Tính Ác có thể Cải hóa -> Thiện / Tính Người phải Giáo hóa -> Nhân

4. Chừng nào còn sống, chừng ấy Con người còn cần và được quyền tiếp cận đến GD ĐT. Quá trình liên tục đó phải nuôi dưỡng CQ ( Tính ưa khám phá ) + PQ ( Tính say mê ) + MQ ( Tính Đạo ) để phát triển ( IQ + EQ + AQ )

Thêm một lần nữa, tôi áp dụng Mô hình Nhất Nghi -> Ngũ Hành ( xem thêm bài Luận giải về Triết học Đông TâyTâm đàm về cái Sự học, Tri thức & Trí Thức…tôi đã đăng )

1. Một Cốt lõi : NHÂN SINH QUAN:

Khởi nguồn, Quá trình và Kết quả của GD ĐT phải xuyên suốt, hướng tới. tựu vào Nhân sinh quan: cách mà Con người nghĩ, hành động, phấn đấu, xử sự với Xã hội và với Thiên Nhiên luôn mang tính Nhân Bản, Nhân Văn, Nhân Đạo hướng tới Chân Thiện Mĩ

2. Hai Trung Tâm : NỘI DUNG <- -> HÌNH THỨC:

Mọi điều thuộc về Cá Thể và Thế giới xung quanh đều có hai mặt Nội dung & Hình thức. GD ĐT bằng cách Thực chứng & Chuẩn tắc phải mô tả chúng để tiệm cận đến Sự thật riêng và Chân lý chung. Bản thân phương pháp GD ĐT cũng hàm chứa Nội dung & Hình thức của chính mình, thông qua hai con đường nghiên cứu, khảo sát Thực Chứng & Chuẩn Tắc đó để dẫn dắt Trí tuệ Con người hiểu sâu và đúng hơn về Nội dung & Hình thức của những Sự vật Hiện tượng ( thuộc Cá thể hay trong Thiên nhiên )

3. Ba Cặp Tương tác : TÌNH HUỐNG <–> MÔI TRƯỜNG, THÀY <–> TRÒ, SỰ VẬT <–> HIỆN TƯỢNG:

Tương tác là một trong Ba Bản chất cốt lõi của mọi Quá trình trong Thế giới này. Nhờ sự tương tác các biểu hiện được diễn ra và có cơ hội hiểu, điều chỉnh, dẫn dắt được. Tương tác để mỗi Cá thể thể hiện được tích cực là chính nó nhưng tìm kiếm được tiến trình chung, mẫu số chung, giải pháp chung, kết quả chung…gia tăng hiểu biết sâu, toàn diện về Sự vật hiện tượng.

Tôi cho rằng Lý thuyết của Giáo Sư Hồ Ngọc Đại lấy Học trò làm Trung tâm thay cho cách cũ là Thày thao thao bất tuyệt truyền giảng, cũng là một thay cực đoan này bằng cực đoan khác mà thôi. GD ĐT phải kích thích, dẫn dắt sự Tương tác : xem cái bên ngoài Cá thể là đối tượng khác, là sử dụng được, là thách thức, là phải tính đến…cho cái cách Cá Thể tồn tại, tự khẳng định và phát triển..những ‘Điều của mình’

4. Bốn Cốt yếu : CẢM XÚC + NHÃN QUAN + KĨ NĂNG + PHƯƠNG PHÁP

Cảm xúc: quan trọng hơn bất cứ một điều gì, mang tính Người và gắn với tính Người rất cao. Các Nhà Kĩ Thuật có lẽ còn rất lâu mới làm được Robot có Cảm xúc như Con người (
Tình Yêu, tính phản biện, khát vọng…). GD ĐT không làm được điều đó, thủ tiêu điều đó trong quá trình của mình là tội ác!

Nhãn quan: Cách nhìn sự vật hiện tượng khách quan trong Thế giới từ đó phát hiện ra tính phong phú và Ta có thể phát biểu mang tính phê phán khoa học về những cách bất cập của chính nó, có cách tiếp cận chủ động và năng động khác nhau đến nó. Con người không chỉ nhìn bằng Mắt mà bằng Tư duy, bằng Cảm xúc, bằng Trí Huệ. Điều quan trọng GD ĐT phải trao cho Con người quyên Tư do Tư tưởng để Nhìn.

Kĩ năng : Cách sử dụng công cụ trong nghiên cứu,thực hành và lao động. Hành động và làm việc gắn với kĩ thuật, có kĩ thuật hỗ trợ đắc lực nhằm đạt được ‘Chuẩn’ bởi vậy mới biết tự hoàn thiện để kết quả mới có tính kinh tế qui mô, tính tương thích, tính cải tiến. GD ĐT nếu tụt hậu về phương diện phổ cập Kĩ năng hiện đại thì chính nó là sự thất bại

Phương pháp : Tập hợp những cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể cả khía cạnh cá biệt và khía cạnh toàn thể của nó. Bởi vậy bản thân phương pháp mang tính hệ thống kết hơp các các ‘giải pháp kinh điển’ + với các ‘gói giải pháp mô đun’ + ‘giải pháp đột phá’. GD ĐT trở nên vô nghĩa nếu không trang bị cho Ta hiểu biết về ‘Tính năng cốt lõi’ cũng như cách lai ghép, sử dụng của các giải pháp đó để có thể chủ động trong những hoàn cảnh sống làm việc khác nhau

5. Năm Vấn đề : CHỌN LỌC + NỀN TẢNG + Ý THỨC + ỨNG DỤNG + PHÁT TRIỂN

Chọn lọc : nhằm tạo ra ( tính ưu tiên + tính phù hợp + tính cá biệt + tính đại chúng ) một cách đích xác đến từng Tập đối tượng của GD ĐT và cả các chương trình / chủ đề với hệ thống và trình tự tương ứng của nó. Định chuẩn quá trình ( đầu vào -> đầu ra ) cả với đối tượng và về trình độ cho những mục tiêu GD ĐT với Cá Nhân và với Xã hội

Nguyễn Tất Thịnh

– Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp
– Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

Cùng một tác giả:

1. Nghề giám đốc, NXB Chính trị quốc gia, 2002 (sắp đăng tại chungta.com)

2. Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006 (sắp đăng tại chungta.com)

Sắp ra mắt:

3. Hành trình về Tâm linh bản ngã

>> Xem trang Tác giả…

Nền tảng : Muốn tòa nhà Tri thức cao mà nền kiến thức không đủ rộng và chắc thì sự sụp đổ đã nằm sẵn ở đó rồi ! Cá nhân rất khó khăn tự phát triển bản thân và không thể biến các hoàn cảnh khác nhau của thực tiễn cuộc sống trở thành những điều bổ ích có thể học tập.

Những Nền tảng chính yếu : Đạo đức Công dân -> Ý thức Cộng đồng văn minh / Kiến thức Phổ thông -> Mặt bằng hiểu biết và liên kết tri thức / Cách khai mở Tư duy luận -> Phương pháp tiếp cận Thế giới..

Ý thức : Cách mà mỗi người phải nhận thấy lí do chính đáng và tuân thủ mà vẫn tìm thấy lối đi, sự phát triển cho mình nhưng tham gia đóng góp được vào trật tự và phát triển chung. Chúng ta biết từ Luật Pháp đến mọi phương pháp được học luôn dựa trên giả định thiết yếu và phổ biến rằng: Con người luôn muốn đi đến sự hợp lý Riêng <–> Chung ( vì thế mới có thể dùng được ). Bởi vậy GD ĐT phải tạo ra được cái Ý thức đó. Ví dụ một kẻ cố tình làm sai bằng mọi cách, bất chấp án tử hình thì tất cả đều bó tay với nó !

Ứng dụng: Cuộc sống hôm nay hơn hôm qua bởi những phương thức sản xuất kinh doanh và lao động mà Con người đã sử dụng những thành tựu Công nghệ gì tiến bộ hơn mà từng người có khả năng tiếp cận và làm chủ được trong công việc để kêt quả có ( năng suất + Hiệu suất + Chất lượng + Hiệu quả ) ưu trội hơn không. Tính Hữu ích + Hướng dẫn + Chuyển giao + Mục tiêu là những điều GD ĐT phải làm được đối với những đối tượng cụ thể của mình

Phát triển : Dù thế nào thì GD ĐT cuối cùng cũng phải hướng tới là biến mỗi đối tượng của mình thành chủ thể tự GD ĐT cho những mục tiêu phấn đấu của chính họ, đồng thời thực tiễn của họ quay trở lại làm động lực cho sự hoàn thiện chương trình GD ĐT ở trình độ cao hơn.

Với nguyên lí : Một Vấn đề của Thực tiễn phổ biến / hay điển hình phải kích thích Một trào lưuTư tưởng Khoa học mang tính khai mở của GD ĐT, từ đó định hướng giải quyết tốt các vấn đề còn lại của Cuộc sống.

Vài giải pháp định hướng cơ bản cho GD ĐT

1. Cần ‘Phi chính trị hóa’ trong hệ thống Giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12. Thật nguy hiểm khi bé đã bị áp đặt quan điểm Chính trị . Sự định hướng : Nhân Bản, Nhân Văn, Nhân Ái nhằm tạo ra Tinh thần Công dân tốt trong chương trình Giáo dục Phổ thông là tốt quan trọng. Đồng thời trang bị cho Học sinh nền tảng rộng, cơ bản các tri thức phổ thông làm Nhân sinh quan và Tự hoàn thiện Tri thức suốt Cuộc đời

2. Xã hội hóa GD ĐT, đặt vào các qui tắc và sự định hướng của: ( Thị trường Xã hội + Công nghệ Văn minh + Chiến lược phát triển Quốc Gia ). Bắt đầu chương trình trên Phổ thông trung học cần đưa các Chuyên đề Cơ bản cũng như mang tính thời sự về ( Chính trị + Kinh tế + Công nghệ + Triết học + Đời sống ) ( Sinh viên được lựa chọn và cộng điểm bởi sự tham gia ) ngoài các Tín chỉ bắt buộc cho mỗi chuyên ngành mà Sinh viên cần được trang bị. Với sự tham gia mạnh mẽ của các Chuyên gia Xã hội

3. Tam Giác liên kết xã hội ( Nhà Trường + Doanh nghiệp + Trung tâm Nghiên cứu ) . Bên trong các Nhà Trường đào tạo cần có Tam Giác nội bộ: ( Khoa Chuyên ngành + Câu Lạc Bộ + Trung Tâm ) . Ngoài các Giảng viên cần có Tam Giác của sự tham gia : ( Chuyên gia + Doanh Nhân + Chính Khách ). Những Tam Giác đó được thiết kế phù hợp nhằm Bổ trợ, xúc tiến định hướng và hoàn thiện tốt Nghề nghiệp của Sinh viên

4. Những vấn đề Kĩ thuật như Thi cử / Học thêm / tổ chức mạng lưới các Trường nên phân cấp : Việc Thi, tuyển chọn trả về từng Trường. Học thêm trả về cho dạng thức Câu Lạc Bộ Xã hội. Thiết lập mạng lưới các loại Trường trả về cho chức năng Quản lí Nhà nước. Tất cả phải hoạt động đúng Luật GD & ĐT ( được sửa đổi theo mặt bằng văn minh Thế giới )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.