HÃY TẠO RA ĐÒN BẨY CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA

HÃY TẠO RA ‘ĐÒN BẨY’ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA

Nguyễn Tất Thịnh

…………………

Bước vào năm 2019 các nhà quản lý và các học giả tiếp tục trăn trở vể một Việt Nam Phát Triển…. Các mô hình có thể tham khảo thì nhiều lắm : nhở như Singapore, lớn như Mỹ, Trung   ….vừ như nhiều Quốc gia trong khu vực. Mô hình nào cũng có đặc điểm riêng về kinh tế – xã hội – chính trị của từng Quốc Gia, có thành công và thất bại, và luôn có sự bão hòa và thay thế trong từng thời kỳ. Tôi áp dụng Nguyên Lý để khởi nguồn,  từ đó tìm kiếm những dạng thức khác nhau – như Chúa nói : gốc Nho thì sinh ra muôn là Nho và quả Nho, vì nó chứa tính Nguyên Lý của Loài Nho !

…………………….

Nhà bác học Archimedes có câu nói bất hủ : ‘hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái Đất’ ! Đó chính là Nguyên Lý vĩ đại ( dù nguyên lý này đã phổ thông phổ cập đến mức người nông dân ít học nhất cũng thực hiện tự nhiên như nhiên ) ! Với hình ảnh không mới đó,  tôi cảm hứng sử dụng nó để nói về tạo tăng trưởng cho kinh tế – xã hội Việt Nam, tôi xin ví dụ về ‘5 Nguyên’ của nó :

  • Nền Tảng : mà đòn bẩy đặt lên trên phải vững chắc, đủ rộng cho ‘Tầm Năng’ cho hệ thống đòn bẩy đó ( khi muốn nâng cao , bắn xa được vật nặng ở một đầu bên thứ phát ) . Đó là Nhà nước Pháp quyền của Dân do Dân vì Dân. Nền mà lún trũng hoặc gồ ghề, thì đã vô hiệu.

 

  • Điểm Tựa : là hệ thống của bộ máy  Hành chính Công , như trụ vững khỏe, tin cậy chịu trụ được những áp lực phát triển  ,  như một bệ phóng sẵn sàng nâng đẩy hiệu lực  cho   các mục tiêu thời kỳ chiến lược ( mạnh hơn, xa hơn, cao hơn ),

 

  • Thanh Đòn : xem như hạ tầng về kinh tế – xã hội đủ ( dài rộng, phẳng phiu, an định ) cho các thực thể được đặt trên phía cánh tay đòn ‘thứ phát’ ; Nó  cần phải có khả năng gánh được tải trọng lớn, mà cũng cần có độ ‘đàn hồi- tiềm năng’ nhất định để  gia tăng được sức bật

 

  • Lực Bẩy : Là các chính sách ‘Start -Up’ ( mang tính ưu tiên – gắn với từng loại mục tiêu ),  tầm vóc Quốc Sách; kích phát hiệu năng  bên cánh tay đòn ngắn hơn ( thể hiện tính  tinh gọn , tiết kiệm về phía mình ), đương nhiên đủ sức nặng để nâng bổng, bắn xa được ‘đối trọng thứ phát’

 

  • Thứ Phát : những thực thể kinh tế – xã hội đặt trên cánh tay đòn phía phải : được ( định vị, gánh đỡ, nâng lên ) khi  chúng là hữu ích, xứng đáng cho hiện tại tương lai chung, khi đến tầm cao khả tính sẽ ‘bung lụa pháo hoa’ cống hiến, mà không ‘đeo bám – tiêu sản’

 

Trạng thái ‘Nâng Bổng’ mà tôi muốn ngụ ý trong bài này không thuần nghĩa cơ học ‘nâng bổng 1 vật nặng lên cao’ , mà tôi gọi là ‘tăng trưởng cống hiến’ của các Thực thể kinh tế- xã hội của Quốc gia ! Nghĩa là mỗi tực thể được phát triển không phải chỉ cho chính nó , mà cống hiến các thành quả cho Quốc gia lên tầm cao trình độ mới với trước đó và với Thế giới !

 

Đó là Nguyên Lý, và mô hình đòn bẩy như thế sẽ được nhân bản từ Trung Ương ( toàn Quốc ) đến chính quyền Địa phương, sẽ đi đến ‘trăm Hoa đua nở, trăm Nhà đua tiếng’ như một thời chúng ta đã nói đến, đã từng mong muốn !

Từ đó, các học giả, các nhà quản lý sẽ bàn cụ thể xem một trong 5 Nguyên nói trên nên như thế nào. Ví dụ ‘độ đàn hồi – tiềm năng’ của Thanh Đòn bao nhiêu là đúng đủ (?!) / từng mục tiêu thời kỳ thì những Thực thể nào được đặt trên phía phải Thanh Đòn (?! )….v.v…

 

Nhưng chúng ta đã đều biết : Chân Lý không tự nhiên hiện ra trước mặt mà : phải  sở hữu Nguyên Lý    ( để thông tuệ  tìm ra Con Đường đi đến đó ) , trên đầu luôn đội đầu Đạo Lý sáng soi ( khiến chúng ta tìm ra được giải pháp Lương Tri ),  kiên định về Công Lý ( cách xử sự  với mọi điều, với nhau trên Con Đường đó ), và Tâm Lý ( tính đến, tôn trọng những tâm ý thuộc những giới người khác nhau )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.