‘Khảo cổ’ lại vườn Nho của Edop

‘Khảo cổ’ lại vườn Nho của Edop

Con Cáo và chùm Nho
Một con Cáo bụng đói mèm, ban đầu là nó lang thang đi vì điều gì đó , nhưng rồi đói bụng nó muốn tìm thứ ăn được. Nó đến gần một vườn Nho đầy quả trĩu chịt, nhưng giàn cao quá nó không thể với tới được. Nước miếng nhỏ dãi, nó đành bỏ đi và nói : Nho xanh lắm ta không thèm ăn.
Giàn Nho tự thấy mình, đành là vỏ trông xanh nhưng thực là đã chín thơm ngon thế này mà Cáo không cố, lại còn nói không thèm ăn nên tức giận xanh trở lại !

Chuyện chỉ có thế. Nhưng ngụ ý của Edop là gì ? Đây là câu chuyện ngụ ngôn khó hiểu nhất của Edop, nên vì thế cũng tạo nên sự hấp dẫn với bao nhiêu kịch gia lấy đó làm niềm cảm hứng sáng tác tiếp những vở kịch khác nhau…

Vài lời của tôi

Thực ra trong một câu chuyện dài nói về nàng Andrea, người vợ xinh đẹp, nhân hậu của triết gia ích kỷ Xantuys, nhưng đã đem lòng yêu một người đàn ông nô lệ của chồng mình, vì nhìn thấy ở anh ta phẩm cách đàn ông và khẳng khái. Cả hai đều được dân chúng thời đó xem là thông minh. Và cũng như bao nhiêu người bình thường khác khao khát có được Tình yêu của nàng. Thực ra nàng không yêu cái thông minh của họ

Nhưng lạ kỳ là chồng nàng Xantuys chỉ theo đuổi phù phiếm, điều xấu xa nên càng ngày càng không thấy, không cảm được , không biết quý người vợ tuyệt vời đó. Rồi chính người nô lệ kia do hoàn cảnh của mình cũng mặc cảm từ chối tình yêu bất tuyệt của nàng. Cả hai người đàn ông đó như hai con Cáo. Một kẻ đi tìm hư danh, ban đầu mượn cuộc kết hôn để mưu cầu, khi đã tìm thấy nó ở nơi xa xỉ, nhưng với cách đó, ở nơi tìm thấy đó lại không gặp được Trái tim người vợ mình nữa. Kẻ kia đi tìm Tự do, nhờ Tình yêu của nàng mà được giải phóng, khi đó lại tự không thấy mình đủ điều kiện và tự tin để đáp lại và giữ gìn nàng…nên cả hai đều nhủ : Nho xanh lắm…

Trong các vở kịch, ngụ ý một con Cáo này là sự thông minh mưu cầu hư danh, một con Cáo kia là sự thông minh mưu cầu Tự do. Giàn nho trong bước đường mưu cầu khác nhau của hai con Cáo là một điều mong muốn, là thức ăn…để chúng đi tiếp theo cách và con đường tiếp sau của mình. Nhưng dù khác nhau nhưng sự đói lòng là như nhau, trong trường hợp phổ biến thì Nho vẫn là Nho thôi, giống nhau thôi, không phân biệt hai con Cáo là ai, cần gì. Nho hữu ích và vô tư với tất cả, hơn thế là sẵn sàng rủ xuống dâng hiến. Giàn Nho cao thượng là thế ! Nên hai con Cáo cũng phải vươn cao lên mới hưởng cho được…Đằng này…

Giàn Nho kia thực ra không ‘xanh trở lại’ vì nó đã chín, là chín…có chăng là nàng Andrea như giàn Nho đó có cái ý thức rằng : ta đã sinh ra như thế, ta đã chín đến vậy, thì các ngươi..những kẻ khất thực, hay đói lòng vì mưu cầu gì đi nữa thì hãy ăn đi, ta cũng không cần phải thực biết các ngươi là ai, vì rằng giá trị của ta là Nho, và Nho đã chín, cần cho tất cả, quý cho tất cả…dù hành trình thực của các ngươi có là xấu tốt, sang hèn có như thế nào. Giàn Nho xanh trở lại chính là do cách nhìn tự kỷ ám thị, năng lực yếm thế, tâm lý tự dối mình của hai con Cáo mà thôi.

Hai con Cáo : ‘Nho xanh lắm, ta không thèm ăn’. Khiến nàng Andrea, không hẳn như dàn Nho kia ‘xanh trở lại’ …nhưng Trái Tim đổ vỡ. Sự làm ra vẻ cao ngạo của hai con Cáo đó không đơn thuần là thái độ vô ơn với Tạo Hóa, với sự sẵn sàng rủ xuống của chùm Nho. Mà cách chúng đối xử với Đời, với Lòng tốt và Tình yêu bằng chỉ bằng sự thông minh, xảo ngôn ấy của mình, mới thật khiến nàng đau lòng.

Ngụ ý rộng hơn rằng, dù có cơ hội, cho dù bất cứ kẻ nào cao thấp đến đâu, sang hèn như thế nào thì cũng có giới hạn, đòi mỗi đứa phải cố thêm một tí, nỗ lực hơn, đặc biệt phải tạo ra công cụ, phương pháp hành động bù cho thiếu hụt chỉ là thông minh chạy loạn trong cái đầu định kiến chơi trò tâm lý tiểu nhân trí trá của loài Cáo !

Nên : Xantuys có thể đã đủ chín để đến với danh vọng. Người nô lệ kia cũng đủ chín để đến được với Tự do. Nhưng cả hai không đủ chín để hiểu được Tình yêu và có được Hạnh phúc ! Ở đời…sau này có bao kẻ đủ chín về tuổi, về tiền, về chức vụ, về danh…Nhưng có lẽ cũng giống như hai kẻ này thôi ?

Rốt cuộc, anh nô lệ kia được dân chúng cho hưởng sự trừng phạt theo cách của người Tự do : phải tự nhảy xuống miệng vực sâu với lỗi lầm của mình. Nhà triết gia kia được dân chúng cho hưởng cái quyền của kẻ được xem là có học, nên phải tự phán xử mình bởi cái chết của vợ do anh ta gây ra. Cả hai bị mắc trong bi kịch của họ bởi cái tội tráo trở : “Nho xanh lắm ta không thèm ăn”. Vậy có Nho nào cho chúng nữa đấy ? Tự xử đi ! Bi kịch, dù mỗi người họ đã có được hai Điều cực Quý : Thông minh và Tự Do !

Bình luận (1)

  1. Câu chuyện chia sẻ về ngụ ngôn của câu chuyện: Con cáo và chùm nho thật là hay. Ở Việt nam những câu chuyện tình cảm động hay những câu chuyện ngụ ngôn đêu có ý răn dạy người đời phải biết mình là ai và phải thích nghi với hoàn cảnh hiện tại của mình và chiến thắng được mọi cám dỗ trong đời thường thì mọi việc sẽ trở thành có ý nghĩa và tốt đẹp.
    Cảm ơn về câu chuyện!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.