Kinh tế Thế giới và tầm nhìn của Doanh nghiệp…

Kinh tế Thế giới và tầm nhìn của Doanh nghiệp…

DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU ! HIỆP TÁC LẠI !
1. Tình hình môi trường kinh tế chung
 
a. Mĩ sau khi thoát khỏi ‘vách đá tài chính’ tháng 11 /2013 kinh tế có tăng trưởng và dấu hiệu tăng trưởng dài hạn trong 2014 – 2015 khoảng 2,1% – Đó là chỉ số ‘ước mơ có thực’ trong bối cảnh Thế giới hiện nay và sau khi nước Mĩ đã tốn rất nhiều chi tiêu, hao tổn các nỗ lực phải quan tâm trong các vấn đề toàn Cầu. Rõ ràng nền kinh tế số 1, đầu tàu có khả quan thì kéo theo cả nền kinh tế Thế giới có thể tăng tốc
b. EU sau 4 năm liên tục mắc mớ sâu và rộng vào vấn nạn thâm hụt chi tiêu công của các Chính phủ thuộc Cộng đồng, mất nhiều công ăn việc làm và phải dốc hầu bao rất lớn trong dự trữ của Ngân hàng phát triển EU, thì cho đến nay với ý chí chính trị, sự chia sẻ nội bộ và cải cách cơ bản tác dụng tốt của các quốc gia thành viên …đã có thể nói ra khỏi thời kỳ nan giải nhất, đã tìm lại được sự tăng trưởng tốt : 3,6% trung bình
c. Nhật Bản : từ thập niên 90 cho đến nay nền kinh tế liên tục trì trệ làm mất đi bao nguồn tài chính dự trữ đáng quý, chưa kể ‘mang danh nước giàu thứ hai Thế giới’ và phải giải quyết nhiều hậu quả tinh thần của thế chiến thứ hai, nên phải chi tiêu những món tiền việc trợ lớn cho nhiều nước, hòng lấy lại tình cảm và vị thế…Nhưng chính sách kinh tế Abenoic thực tế đã phát huy tác dụng kinh Cung và Cầu. Nhật Bản đã có được con số tăng trưởng vui mừng là 2,7%
d. Trung Quốc, sau khi thay vị trí nền kinh tế thứ hai của Nhật Bản, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao 7,2% …với quy mô dân số lớn lao, thị trường trong ngoài nước khổng lồ thì đó là con số ghê gớm , có thể coi Trung quốc như toa tàu đẩy cuối đoàn tàu kinh tế thế giới. Tỉ lệ tăng trưởng đó còn có thể kéo dài đến 2020. Hiển nhiên cũng là một động lực phát triển kinh tế Thế giới và các khu vực. Không một nước nào nằm ngoài tác động này
e. Việt Nam, 4 năm cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng 5,2 – 5,5 % lấy an toàn về lạm phát, nhưng trì trệ về động lực và suy giảm về chất lượng. Lạm chi tiêu Công nhanh và rộng trên nhiều phương diện và nhiều cách thức. Hệ thống DNNN không còn tính chính danh cũng như tính thực tiễn là đầu tàu hay trụ cột kinh tế nữa, DNDD bị mất và cạn kiệt các dự trữ và nguồn lực, động lực hòng có thể hiện thực được ‘sự đột phá’ nào. Khủng hoảng kinh tế ngấm sâu vào nền tảng thể chế tài chính tiền tệ, chưa tìm thấy lối ra, Bất động sản sẽ còn chìm lặng hết 2015. Chỉ số niềm tin xã hội thấp chưa từng có…
2. Nét thêm về đặc điểm và khuynh hướng kinh tế thế giới thế kỷ 21
 
a.  Các loại hình công nghệ đạt đến trình độ phát triển đỉnh cao và rực rỡ…có thể hiện thực được mọi ý tưởng của con người thành sản phẩm và khả thi chưa từng có việc kinh tế hóa mọi mô hình kinh doanh với mọi quy mô, trừ phi các luồng chảy tài chính lành mạnh và ổn định của tiền tệ. Cũng như nếu có được môi trường chính trị, xã hội ổn định. Khai niệm và thực tiễn gọi là ‘Kinh tế mạng’ cao hơn và thay thế cho ‘ nền kinh tế tri thức’
b. Sự hội nhập đa phương diện, đa kênh, đa lĩnh vực…đan xen nhau giữa Công nghệ, tài chính, tài nguyên…từ các doanh nghiệp đến các quốc gia. Cả Thế giới trong khuynh hướng sứ dụng ‘sức mạnh mềm’ dồn tập trung vào phát triển kinh tế và Dân sinh..với Luật lệ dần được thể chế đi đến ‘nhất thống’ Toàn cầu. Sự hợp tác xuyên Quốc gia, sự phối hợp năng động giữa các hình thái Công – Tư
c. Các hàng rào hành chính bảo hộ ngăn cách các thị trường và tự do lưu thông …bị làm phẳng bởi áp lực hội nhập và sức ép tự thân cũng như những cam kết buộc phải thực hiện của các Chính phủ. Thay vào đó là dãy hàng rào mới về ( Luật pháp / Thương mại / Kĩ thuật / Văn hóa ). Khả năng tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ là ‘không biên giới’ buộc các Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt chung về các chuẩn mực QL/ KD
 
3. Xu hướng của các Doanh nghiệp trên Thế giới
 
a. Kết hợp tốt bộ các công cụ ( Quản lý + Chiến lược + Thông tin + i.com + P&M ) quy chuẩn, đồng thời trong chính sách quản trị mở, tương thích với hệ thống kinh tế quốc gia và toàn cầu. Chất lượng hợp tác là quyết định
b. Kết hợp tạo ra đồng thời ( Sản phẩm + Dịch vụ + Giải pháp ) hiệu quả, văn minh và tích hợp. Khẳng định củng cố vị thế trong một số khâu của ‘Chuỗi tiêu dùng XH’. Dần mở rộng về 2 đầu ( sản xuất & thương mại ) của một loại ngành
c. Khả năng xây dựng các đề án / dự án kinh tế buộc thành một dòng song song với kênh kinh doanh chính, nhằm gia tăng ảnh hưởng xã hội cũng như hút được sự quan tâm, sự đầu tư khác nhau của các tổ chức xã hội, tạo lực đẩy cho kinh doanh hiện hành
4. Với Doanh nghiệp Việt nam
 
a. Trong hơn 10 năm vừa qua, thị trường Nông thôn với các ngành nghề liên quan….bị quên lãng hoặc bị mất từng mảng rất lớn ( do mải chạy theo những khuynh hướng ‘bong bóng’ và đầu cơ…). Thị trường Nông thôn chiếm hơn 70% cùng đặc thù quan trọng của nó với Kinh tế Viêt Nam có ý nghĩa như ‘thế trận chiến lược’ , thị trường nội địa quan trọng như thế bị mất doanh nghiệp Việt sẽ không thể lan tỏa được đi đến đâu…’làm chủ nhà ta mới mong vươn ra bên ngoài
b. Với thực tế còn lại về nguồn lực, các vấn đề xã hội, trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực vủa Việt Nam….trong 15 năm tới các Doanh nghiệp Viêt nam cần đi sâu vào các lĩnh vực Dịch vụ dân sinh, sản xuất hàng phụ trợ, phụ gia, chế biến….ở quy mô vừa và nhỏ…nhưng nhất thiết phải được liên kết về tổ chức và trong chuỗi kinh doanh nếu không muốn bị xé nhỏ và tan tác. Phát triển và tích lũy từ nhỏ chắc dần cho tầm nhìn lớn
c. Trong thời gian 10 năm tới lấy phương châm : nhỏ mà ( hữu ích tiêu dùng xh, lợi thế địa phương, phát triển từ cơ chế tốt thiểu đến tối đa của thị trường, xây dựng hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ, hội nhập vào chuẩn mực kinh doanh ). Để từ Địa phương –> Quốc tế / từ chắp vá –> đồng bộ / từ bản vị –> xã hội hóa / từ tự phát –> khoa học / từ manh mún –> chuỗi liên kết …
Đã qua rồi tư duy Thương trường là Chiến trường và người Doanh nhân là Chiến sĩ….Chúng ta hãy đi qua quan niệm kiểu ‘chiến tranh’ đó, đi qua cách hiểu , thậm chí thực tế ‘cá lớn nuốt cá bé’ ! Doanh nghiệp là xã hội thu nhỏ mà trình độ tạo giá trị văn minh của nó là quyết định, Doanh nhân là Quốc sĩ ( ý chí , yêu nước, trí thức ). Một các nhân nhỏ nhoi khi mà có cống hiến luôn có chỗ đứng trong cộng đồng ( thậm chí Quốc Tế )
Khi hệ thống các Doanh nghiệp lớn mạnh thì các cơ quản quản lý Nhà nước, các ‘ông lớn’…buộc phải coi rằng DN chính là đối tượng chính yếu nhất trong việc hoạch định và thực thi chính sách của họ, những đòi hỏi phát triển chính đáng của DN mới thực có tiếng nói chất lượng và sức mạnh mẽ khiến những ‘rào cản…’ phải rỡ bỏ, nhưng quan niệm sai lầm mới tự thấy không thể không thay đổi…
Mỗi Doanh nghiệp phải nỗ lực chúng minh được mình là Tối đa về ( chất lượng / chi phí ), về ( năng lực phổ cập sản phẩm / mức độ phổ dụng nhu cầu ), về ( cảm nhận giá trị sử dụng sản phẩm / Tổng thể các giá trị cuộc sống ) đối với các nhóm khách hàng tiêu dùng mục tiêu. Đó chính là bản chất của sự thành công
Thế giới mở, không gian kinh tế có chỗ đứng cho mọi tổ chức Doanh nghiệp…vận hội nhiều hơn bao giờ hế, nhưng thách thức rào cản cũng mọc lên dày và cao hơn trước. Sự nỗ lực của mọi Quốc gia, trí tuệ của mọi giới, mọi tiềm năng của Đất nước giành vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Sức mạnh và lãnh thổ Quốc gia được hiểu : ( ảnh hưởng chính trị, lan tỏa văn hóa, thời gian truyền thông, sản phẩm phổ biến, đồng tiền được sử dụng ) trong phạm vi nào của Thế giới này !
 
Doanh nghiệp Toàn cầu ! Hiệp tác lại ! Thay cho khẩu hiệu xưa cũ ‘ vô sản toàn thế giới đoàn kết lại’….
Các bạn hỏi như thế nào để Việt Nam phát triển? Tôi cho rằng: 1. Xây dựng nền tảng văn hoá xa hội công dân. 2. Tư tưởng khai phóng tự do sáng tạo. 3. Quản trị văn minh tiến bộ và thúc đẩy tổ chức hội nhập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.