Lòng người trong hoạn nạn !

Lòng người trong hoạn nạn !

Một người lính có nhiệm vụ phải đi qua sa mạc, gặp bão cát quá mạnh nên thức ăn và nước uống mang theo phần đã thất tán hết sạch, cố mãi nhưng cũng cạn kiệt sức lực, trong lúc tuyệt vọng… bỗng nhìn thấy có một người đàn ông trung niên cưỡi lạc đà đi đằng xa. Anh ta cố sức bình sinh vẫy gọi, người kia cho Lạc đà đi tới. Người lính thều thào : xin rủ lòng ban ơn cho tôi xin tí nước , và chút thức ăn cho tôi đỡ đói lòng, tôi đội ơn ông…Người đàn ông trung niên vẫn ngồi trên lưng Lạc đà, trả lời vọng xuống : không thể người lính ạ ! Nước và lương thực tôi đã dự trù cho tôi và một người trợ tá vốn đủ dùng trên sa mạc khắc nghiệt này thôi, vừa rồi vì bão cát nên trợ tá của tôi cũng lạc mất chưa thấy đâu, còn nước và lương thực cũng rơi vãi một ít rồi, bây giờ với một mình tôi cũng chỉ ngọ ngằn. Nếu ta cho anh, cả 2 chúng ta cũng chỉ sống thêm được đôi ngày rồi cùng chết cả mà chả ai đạt được mục đích gì trong hành trình khốc liệt này. Thôi anh hãy cam lòng chấp nhận số phận của mình đi, đừng làm lụy đến tôi. Cầu Thánh Alah cho anh siêu thoát….

Nói xong người trung niên thúc Lạc đà quay đi. Rảo bước được vài mét, người lính cố hua tay gọi : Ông nói thế tôi cũng đành, nhưng xin ông hãy cho tôi gửi lời nhắn nhủ tới mẹ già, bà ấy chỉ có mình tôi, nay đang sống ở thành phố ngoài sa mạc, mong ông thượng lộ bình an, ra khỏi sa mạc, qua số nhà ấy, phố đó tìm gặp bà an ủi bà một câu, rằng tôi yêu quý bà vô cùng, tuy không trở về nhưng bà đừng đau lòng, hãy giữ gìn sức khỏe, tôi cầu Thánh phù hộ bà….

Người đàn ông nghe thế, cúi đầu trầm lặng một chút , rồi tụt mình khỏi lưng Lạc đà, bước lại gần người lính và than rằng : ôi, ta cũng con một như anh, khi ta đi xa, nghe tin đồn ta chết nên quá đau khổ mà qua đời trước khi ta trở về. Nên ta hiểu anh phải trở về về và chính anh nói điều đó với mẹ của mình. Anh chết thì ta nói lại có ích gì. Vả lại chăm sóc mẹ anh tuổi già ai có thể làm điều đó tốt hơn anh được đây. Thở dài, ngươi trung niên nói tiếp : Thôi, tôi cũng vì điều ấy mà mạo hiểm chia với anh một nửa nước uống và lương thực còn lại đây vậy , rồi tôi chỉ còn biết hy vọng vào đức Thánh Alah của chúng ta sẽ che chở cho cả hai

Người đàn ông kia quay bước lại phía Lạc đà gỡ túi da có dây đeo dài dùng đựng thức ăn và nước uống xuống…Khi đó, người lính ráng sức bình sinh còn lại gượng dậy, khẽ rút thanh kiếm dài đeo bên hông, bất ngờ lao mạnh cả người, đâm mạnh lưỡi kiếm nhọn vào lưng ông ấy. Người trung niên kêu lên một tiếng đau đớn thất thanh, ngã gục xuống. Người lính lồm cồm bò dậy, vơ lấy nước và bánh ăn uống…Một lúc sau hồi tỉnh, kiểm lại qua tất cả hành lý còn lại, khoác cẩn thận cái túi đựng nước và bánh chéo lên vai, hắn nói chậm rãi đủ cho người trung niên kia nghe : Ta chết thì mẹ ta có thể chết. Còn anh chết thì chỉ có một mình. Ta cảm ơn anh đã gợi ý và nhắc nhở cho ta về điều đó cùng với tất cả những thứ anh để lại này. Hắn nhảy lên lưng Lạc đà quất roi thúc nó đi !

Người trung niên cố gượng dậy trong vũng máu kêu lên : này người lính, hãy dừng lại cho ta nói một câu…! Hả, câu gì ? Người lính nhíu mày quay đầu gằn giọng hỏi – Chắc giống câu ta vừa nói phải không ? Rằng vợ hay con anh thiếu anh họ sẽ chết ? Ta ko nghe đâu ! Không – người đàn ông cố gắng đáp. Ừ thế thì nói đi, ta sẽ cảm thấy mình không quá tệ khi chiếu cố nghe thêm một câu anh nói, nhanh lên !.

Người trung niên nói chậm nhưng cố rõ ràng từng tiếng: thôi thì trong hoàn cảnh này may chỉ có được một người sống sót cũng là điều tốt, ta không còn người thân thích, anh còn mẹ già nên ta chết thay cũng là điều phúc đức, nên tha thứ cho anh để linh hồn ta được nhẹ nhàng. Chỉ xin anh khi ra khỏi sa mạc, về sau này gặp bất kì ai cũng đừng bao giờ kể lại chuyện này với họ mà thôi.
– Tại sao vậy ? Người lính kia ngạc nhiên hỏi: sao lại anh lại nhắn nhủ với ta điều ấy ?
– Vì nếu anh kể lại cho người khác nghe thì ai người ta sẽ kinh sợ lòng người mà ko còn ai dám tử tế với ai nữa trên đời này nữa. Nếu không thì cái chết của ta lại khiến người ta sợ làm điều tốt

Nhưng tại sao tôi biết chuyện này mà kể lại với các Bạn ?
Chuyện mà đến thế thôi thì dẫu tôi biết chăng nữa, thì cũng vì người đàn ông trung niên tử tế kia mà không kể lại với ai làm gì vì nghĩ sợ quá: có thể đó được Thiên Hà bao nhiêu vạn năm ánh sáng, đo được biển sâu hay phân tử bao nhiêu nano mét…tuyệt đối không thể đo được lòng người ? Và người ta phải đo được lòng người khác mới quyết định có làm việc tốt hay không, mức độ tốt nên đến đâu ? Chính tôi cũng biết rõ trong đời bao nhiêu người gặp phiền toái thậm chí bi kịch khi làm việc tốt. Nên tôi rút ra rằng : bản thân lòng tốt có thể dẫn đến bi kịch, quan trọng hơn thế là cách thể hiện lòng tốt như thế nào !? Vì còn đoạn sau này nữa mà tôi xin kể lại….

Người lính ngồi trên lưng Lạc đà…đi nửa ngày đường, thì nhìn thấy phía xa trước mặt một dáng người đi xiêu vẹo…Đến gần hóa ra là một thanh niên còn trẻ, anh ta chạc gần 30 thôi nhưng toàn bộ dáng vẻ đã thể hiện là mệt lắm rồi. Tuy thế vẫn còn lộ ra được vẻ mừng rỡ khi nhìn thấy có người cưỡi Lạc đà đang tiến lại ngang qua chỗ mình. Anh ta nói : hỡi người lính, vì Thánh Alah xin rủ lòng thương cho tôi chút nước và lương thực. Tôi gặp bão cát nên lạc chủ nhân của mình và chả còn gì nữa cả. Người lính lạnh lùng : chủ ngươi còn phải chết huống hồ là ngươi, lùi xa ra kẻo lưỡi kiếm của ta chỉ biết có máu tươi nhuốm vào nó chứ không phải là cái máng đưa nước đến cổ họng ngươi đâu !
Người thanh niên cố trấn tĩnh, nhận ra Lạc đà và túi đồ của chủ nhân mình, nhìn theo người lính đang bỏ xa dần phía trước, rồi như cũng hiểu đã xảy ra tình cảnh gì. Cố lê bước đi…gần khắc giờ sau anh ta thấy người lính cùng Lạc đà bị thụt xuống một hố cát chết người vẫn đôi khi có trên sa mạc : càng giãy rụa thì hố như càng sâu và cát phía trên càng tràn xuống chôn vùi nhanh kẻ rơi xuống nó, nếu không có người biết cách cứu giúp. Người thanh niên cố sức bước nhanh đến…Thật kỳ diệu con Lạc đà đã bằng cách nào đó ngoi lên được từ dưới một đụn cát cách đó hơn chục mét. Còn người lính vẫn bị thụt dưới đó, chắc là cát vẫn đang từ từ hút lút vào cái hố tử thần dưới chân nên vẻ mặt hắn rất hoảng loạn ú ớ thất đảm, nhưng không thể mở miệng nhờ người thanh niên cứu mình. Người thanh niên nói to: cái thanh kiếm anh đeo bên hông í, anh có thể dễ dàng mà rút nhẹ nó ra đưa cho tôi để có cái anh bám tay vào, nhờ thế tôi mới kéo lên mới được. Người lính nghe thế sợ hãi lắc đầu. Vậy thì hãy tháo túi da đựng nước và bánh anh đang khoác trên lưng ném lên cho tôi, cái đó có dây dài để tôi dùng dây quai của nó kéo anh lên vậy, nhưng như thế anh cử động khó hơn và sẽ nguy hiểm hơn nhiều đấy. Có vẻ lưỡng lự, người lính cố cử động để làm như hướng dẫn của người thanh niên kia…Nhưng do tâm địa anh ta không kiểm soát được sao cho động tác nhẹ nhàng, nên khi ném khiến cho dòng cát nóng ào ào trào xuống chôn vùi anh ta trong khoảnh khắc !

Thế là các bạn đã đóan ra tại sao tôi biết chuyện này rồi. Viết đến đây tôi tự thấy ngộ, vì hơn cả điều tôi rút ra mà đã viết ở trên…Tôi hiểu rằng : với những kẻ xấu, điều đáng sợ và tai họa thực sự với chúng chính là: là cái độc ác nhẫn tâm của nó khiến chúng không còn có thể tin vào điều tốt của ai để đón nhận được sự cứu giúp nữa để từ từ đi đến cái ‘quả báo’ tự thân kinh hoàng. Thật là kẻ xấu nó tự giết bản thân bằng cái ác của chính nó, cho dù người làm điều tốt đôi khi cũng có thể gặp rủi ro. Cái ý nguyện của người trung niên cao thượng kia cũng đến được đúng chỗ : trong hoàn cảnh nước và lương thực chỉ dành may mắn cho một người, cuối cùng thì đó là người trợ tá tốt bụng của ông ấy được hưởng !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.