NĂNG LỰC ‘LÀM’ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG GÌ ?

Nguyễn Tất Thịnh

……….

để hiểu sâu sắc câu : VIẾT ( NÓI ) những điều sẽ LÀM; LÀM đúng những điều đã VIẾT ( NÓI ) ; VIẾT ( NÓI ) lại những điều đã LÀM . chúng ta chiêm nghiệm công thức dưới đây :

LÀM = [( Ý + CHÍ + TRÍ )* mức chuyển hoá ( NGÔN -> TRIỂN )] / ( 1 – RÀO CẢN )


Ở đây:
.  (1) Ta là ( Một , Riêng , Có ) như chính Bản Thân Mình với định đề ‘Ta luôn có thể LÀM gì đó’
. là (1) tròn đầy khi nhất quán 5 điều ( Ý, Chí, Trí, Ngôn, Triển ); khi đó ‘Rào Cản’ ( gặp phải khi LÀM một việc gì đó ) sẽ <1
. ngược lại thế thì 5 điều trên lệch pha nhau, triệt bớt nhau, nên tuy là (1) nhưng nhỏ bé yếu ớt, méo khuyết, do vậy ‘Rào Cản’ > 1

. LÀM : hành động ra kết quả, hành vi có chủ đích, thao tác hiện thực hoá
. Ý : khởi tâm , mong muốn, suy nghĩ
. CHÍ : tính mục tiêu, sự quyết tâm, mức bản lĩnh
. TRÍ : kiến thức, khôn ngoan, giải pháp
. NGÔN : lời lẽ , biện lý, văn luận ( VIẾT & NÓI )
. TRIỂN : bắt đầu, thực thi, duy trì
. (*) là dấu nhân , và (/) là dấu chia

VIẾT ( NÓI ) là NGÔN. Trong công thức trên : NGÔN  cũng chính là biểu hiện ra của ( Ý, CHÍ, TRÍ ), nên nếu không phát ra tức là ‘chưa có gì’ , thâm chí tệ hơn là âm u. NGÔN chưa  thành văn bản hóa được là chưa văn minh . Nhưng với người văn minh thì : từ NGÔN cần phải được TRIỂN khai ra trong hành động thực tế.