Nỗi niềm về Bình đẳng

Nỗi niềm về Bình đẳng

Không thể phủ nhận là toàn bộ hành trình sống của Nhân loại dù đau khổ, nhiều lúc sai lầm…nhưng rốt cuộc là đi tìm cho mình khái niệm thực là Bình Đẳng.
Bình Đẳng được hiểu là Quyền công dân như nhau của mọi người Dân được làm chủ và thực hành trên thực tế những mưu cầu cơ bản :’Con người sinh ra là bình đẳng và được bình đẳng mưu cấu Tư Do và Hạnh phúc…’. Cùng với sự tiến bộ của Nhân Loại người Dân ở nhiều nước còn được quyền biểu thị, tham gia, quyết định…vào các hoạt động xã hội

Nhưng, trên đời không có 2 người như nhau…và những kết cục dường như nhau lại với con người và hoàn cảnh khác nhau….Nhìn vào xã hội, những nhóm người được phân tầng, phân cấp…vì sự không như nhau về trình độ, năng khiếu, nhận thức, các khả năng khác….Dù thế nào thì một xã hội tiến bộ vẫn phải khẳng định và cam kết sự Bình Đẳng của tất cả mọi người. Chúng ta có thể nhìn thấy những dấu hiệu đó qua việc thừa nhận sự kết hôn đồng giới, không xa lánh với người bị HIV, tạo cơ hội bình thường cho những người vừa ra tù, không phân biệt đối xử màu da chủng tộc….Thật là hay ho và vĩ đại thay !

Nhưng….

Một người vợ vốn giỏi thiên chức nội trợ. Không những thế còn giỏi cả việc đi làm việc ở cơ quan….thế mà vẫn không bằng cánh đàn ông trong đó nhiều người kém cỏi hơn…Cho đến một hôm, quyền bình đẳng hiện thực…Người vợ đó được đề bạt trọng dụng như người đàn ông giỏi ngang như thế…do đó việc nội trợ không thể tốt như trước nữa, người chồng là người quảng đại, thông cảm, chia sẻ bèn can dự vào việc nội trợ vốn không phải là thiên chức…đến một hôm tích lũy các kết quả chả ra gì…lục đục…Người vợ vặc lại : anh và tôi như nhau cùng đi làm, nên cùng nội trợ…thậm chí tôi mang nặng anh chưa phải đẻ đau đã phúc đức cho anh lắm rồi còn kêu gì nữa….

Nghĩ thế nào về việc 2 lá phiếu của một người trình độ sống thấp ( xét về nhiều phương diện ) với một vĩ nhân ? Luật pháp tiến bộ buộc phải nhìn nhận là như nhau…

Một Bộ Trưởng trót nói hớ hênh, mặt đỏ như vừa uống rượu, và ngáp trước ống kính truyền hình khi chuẩn bị bước vào cuộc họp…vài hôm sau ông ấy phải xin lỗi và từ chức với bao nhiêu nỗi niềm, các sức ép, phê phán của dư luận tiếp tục bổ xuống….Trong khi một kẻ được mời lịch sự vào dự cuộc họp báo, đã khôgn ngần ngại đứng lên tháo giày ném vào mặt Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kì…lại được báo chí đăng, hàng chục triệu người tung hô như anh hùng, và Luật Pháp vì cái bổn phận giữ cho được sự bình đẳng quyền công dân mà không thể kết tội ( nếu như thời Phong Kiến thì bị chu di Tam Tộc )

Một kẻ vi phạm luật lệ chống lại Công An, thậm chí đánh anh ta, nhung nếu bị anh Công An quá đà đánh lại cho một phát thì Dư luận lại ầm ầm tố cáo…Một công nhân có thể đơn phương thôi việc vì những lý do cá nhân và ảnh hưởng có thể không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất, và có thể bất kể những đề nghị tốt hơn được đưa ra bởi lãnh đạo, nhưng nếu người lãnh đạo đó vì lý do phát triển của công ty mà đơn phương cho anh ta thôi việc thì lôi thôi to với dư luận…

Một Đảng viên rõ ràng là có khuyết điểm lớn, vì thế anh ta phải có mặt trong cuộc họp của tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm anh ta, nhưng tại thời điểm đó anh ta vẫn có quyền bình đẳng như các Đảng viên khác, vì thế lá phiếu của anh ta như các lá phiếu của mọi Đảng viên tốt khác…Một nhân viên rõ ràng là thường xuyên chưa tốt nhưng chưa đến mức phải tiến hành kỉ luật, nhưng vào ngày Quốc Lễ anh ta vẫn nhận được những đồng tiền thưởng giống như những người tốt khác….

Ở Paris một anh da đen vừa được nhập tịch, sau nhiều năm tháng sống chui lủi vì nhập cư bằng con đường không hơp pháp…nhưng theo năm tháng…anh ta đã có công việc hợp pháp, sinh con đẻ cái…Luật pháp tiến bộ công nhận quyền sống, cư trú của anh ta như người Pháp chính cống…Có điều cái tật đái bậy gốc cây, hoặc làm ầm ĩ nơi công cộng… của anh ta không bỏ được như là gen văn hóa của giống nòi…Cảnh sát nhắc nhở mạnh mẽ, và hớ hênh nói ( nhưng vẫn có thể coi là văn hóa ) : người Pháp văn minh thì không làm như thế ! Rất có thể cả cộng đồng Châu Phi của anh ta thay vì lên án anh da đen kia thì quay sang tố anh cảnh sát phân biệt chủng tộc…anh ta buồn quá mà phải từ chức…

Tại Ground Zero ở New York, cách đó 150m những người theo đạo Hồi đã dự định xây một nhà thờ Hồi Giáo cỡ lớn….Luật Pháp nước Mỹ phải tôn trọng quyền bình đẳng tín ngưỡng, nhưng rõ ràng là hành vi xây dựng đó ở nơi nhạy cảm như thế ( biểu tượng của sự tấn công chết chóc vào những người vô tội của những kẻ tự coi là thực hiện sứ mệnh của Thánh Alah ) rõ ràng là không còn bình đẳng với những người đã chết oan uổng nữa và xúc phạm tinh thần đến những người còn nghi ngờ về tính thuần khiết và lương thiện của những người theo Đạo Hồi ( dù thế nào cái quyền nghĩ như thế của họ đương nhiên là Tự do và Bình đẳng với bất kể ai nghĩ khác )

Nghĩ mà nỗi niềm quá !!!


Thế có quyền Bình Đẳng thật sự không ? Nếu không thì lại còn nỗi niềm bội phần !!!

Một Chị Ba Sương Anh Hùng và đầy mình cống hiến cho nhân dân và xã hội nhưng có thể có sai phạm ( trong đó có việc không giải trình được 14 tỉ dùng cho quan hệ xã hội, tiếp khách và phải biếu xén…) thì Luật Pháp nói là cần ‘Công minh’ mà xét xử ‘Công ra công, tội ra tội’ để thành ra cái án 8 năm tù giam, và trường hợp của Phạm Thanh Bình của Tập Đoàn Vinashin tuy đã bị tạm giam nhưng đã có lời dựa đỡ trước của một người chức rất cao trong Chính Phủ, về vụ này rằng :’’lỗi là do bệnh chủ quan…’!!!. Còn khi Đặng Tiểu Bình kết luận về Mao Trạch Đông : Công 7 tội 3’ thì thực hành cái sự Bình Đẳng vô cùng là khó

Có thật là A và B phải vào tù ( nơi thực thi Luật Pháp cải tạo con người ) cùng là 5 năm A vốn là quan chức to, nhiều tiền còn nhiều ảnh hưởng và có đàn em giữ chức quyền bên ngoài, B lại là dân quèn, tiền nong túng quẫn, tài năng bình thường…Họ sẽ được đối xử như nhau chứ ? C và D đều là nhân viên một Công ty ngang bằng chức vụ, về công việc nói chung cả hai cũng chưa có gì đến nỗi nào hay đặc biệt nổi trội. Nhưng C chẳng hay ho mấy, có khi càn quấy, lẻo mép, thỉnh thoảng biết thủ đoạn, tóm lại là ‘cũng khó chịu’…trong khi D là người hiền từ, chịu đựng, cố làm tốt bổn phận mình, thậm chí chịu điều ong tiếng ve cũng được…sẽ được Sếp đối xử như nhau chứ ? Câu trả lời dù Có hay Không đều sinh ra nỗi niềm cả

Điều đó cũng nói lên một sự thật là : Anh là Ai mà Luật Pháp xem xét đối xử với anh như thế nào để gọi là Bình Đẳng…Vì vậy tôi thấm thía câu nói của Mc Acthur Vua Nước Anh thế kỉ 13 : Sự Bình đẳng không ai cho không ta cả mà phải đấu tranh, khẳng định giá trị của mình đê có được sự tôn trọng mà nhận được nó. Thánh Gandhi nói với Dân Ấn Độ : điều chúng ta cần không phải là giành Độc lập mà là có đủ tư cách để nhận được Độc lập và thực thi một cách đáng tôn trọng quyền bình đẳng của mình…

Tôi nghiệm thấy sự Bình Đẳng nếu có chỉ khi từng Con người và cả Cộng động hay lên. Nhưng khi chưa được thế thì chỉ có sự Lao động + Phản tỉnh + Vị tha mới làm con người hay lên thôi…Tôi chưa nghĩ ra cách thứ Tư là gì nữa …???

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.