Pháp Luật & Công Lý !

Pháp Luật & Công Lý !

CÔNG LÝ LÀ SỰ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐÚNG VỚI SỰ THẬT & CÔNG BẰNG !

Công lý là ý niệm tuyệt đối trong ý hướng của Nhân loại : Không có Cuộc sống kinh tế – xã hội thì không có Nhà nước. Không có Luật pháp thì không có Nhà nước chính danh, không có Công lý thì không có Luật pháp đích thực. Không có Sự thật toàn diện thì không có Công lý !

Công lý là điều cốt yếu duy nhất tạo nên sự công bằng, mà công bằng lại không tự có trong một xã hội – kinh tế – chính trị quấn quít nhau và tác động lên mọi cá nhân theo cái ưu thế tự nhiên, tương đối hay tuyệt đối mà môi người có được theo muôn cách khác nhau….và bị chi phối bởi mặt bằng văn minh Thể chế, trình độ Dân trí… ( Cho nên các bạn thử so sánh việc xử lý các vụ việc gân đây như : PMU 18 / Vinashin / Ông Tô nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang / Vụ Cù Huy Hà Vũ …) và hiểu thêm cái lý của Giáo sư Ngô Bảo Châu có ý cho rằng : cái cách mà một số vị có chức phận thụ lý / xét xử …. Lại thực làm hại uy tín Quốc gia, hình ảnh đất nước, lợi ích Dân tộc … Đồng thời thử định vị những ‘đương sự’ vào sơ đồ dưới đây xem sao ? )


Xã hội, Nhà trường, gia đình nuôi dưỡng tình yêu và tinh thần tôn trọng Công lý từ bé. Giáo dục Pháp Luật cho Công dân rằng đó là Thượng tôn và bất phân biệt, bất vị thân, bất vị quyền, bất vị tiền…giữa mọi tầng lớp, tất cả các tổ chức xã hội. Hơn nữa trên nền Thể chế, kiến tạo được Xã hội Công dân thì Ý niệm về Công lý sẽ mạnh mẽ và phổ biến hơn, đi đến tính khả thi thực hiện nó cũng dễ hơn

Công Lý ! Tự nó không thể thắng ?! Về nhiều vụ việc gần đây, tôi muốn nói về mấy nguyên tắc cơ bản để việc thực thi Pháp Luật hướng tới được Công lý, và Công lý tìm thấy được trong việc xử lý Pháp Luật:
– Tự mỗi người Dân có thể tự ý thức được tính Pháp nhân, định vị hành vi Pháp lý , cảm thụ được hành vi Pháp luật của mình và dễ đi đến tâm phục khẩu phục bởi xử lý của các Cơ quan chức năng đối với các vụ việc
– Cá nhân nào đó có thể đã vi phạm Pháp luật, nhưng Chính Quyền không bao giờ được vi Hiến, các Cơ quan chức năng liên quan phải thực hành đúng Luật Tố tụng đảm bảo quyền Công dân khi chưa đi đến được xét xử chung kết là họ thực có tội
– Nguyên tắc xét xử : Tính tương đương ở các mức trong sơ đồ vẽ dưới đây / Khách quan và vô tư / Kết hợp ( Vật chứng + Nhân chứng + Nguyên chứng + Pháp chứng ) -> Xét xử trên cơ sở sự thật về động cơ , quá trình và mức độ gây tổn hại đối với lợi ích Xã hội…
– Xã hội văn minh đi đến loại bỏ những tội danh bị ‘chính trị hóa’ như : ‘Chống chế độ’ / ‘Phản động’ / ‘Không yêu nước’ / …Hay những tội danh thuộc ‘Tư tưởng’ / ‘quan điểm khác’… Chế độ phải là Chính quyền Chính Danh, Chính nghĩa, Chính thống thực hành Pháp luật vì Công lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.