Tham nhũng – Những hậu quả

Tham nhũng – Những hậu quả

CÁ NHÂN NÀO CŨNG MƯU LỢI ! NHƯNG HÃY MƯU LỢI CHO MỌI NGƯỜI

Tôi thậm chí còn nghe thấy vài Học Giả to tiếng rằng : Tham nhũng cũng góp phần làm tăng trưởng kinh tế ! Thì đúng vậy, vì phá rừng, thiên tai, chiến tranh cũng có khi có tác dụng tăng trưởng kinh tế hoặc kích thích sản xuất ! Có điều xã hội văn minh thì mục tiêu tốt phải là biện pháp văn minh. Hơn nữa mục tiêu tăng trưởng không hề là mục tiêu duy nhất của phát triển chất lượng Dân Sinh…Tôi cũng đã viết một bài ngắn về những cách thức tham nhũng cơ bản trong xã hội. ở vài này tôi tiếp tục về chủ đề này , nhưng nhìn nhận trên vài khía cạnh khác là chúng gây hậu quả xấu với Xã hội – Nhân sinh, hơn là nhìn ở khía cạnh Kinh tế ( dù thực chất tham nhũng là nhằm vào các đặc quyền đặc lợi kinh tế ) :

– Vì tham nhũng nên các dự án sử dụng đất vào mục đích nhân sinh công ích ( công viên, bệnh viện, thư viện, khu giải trí… ) bị xà xẻo, biến thành các tòa nhà, khu đất xây nhà ở hòng dùng ảnh hưởng, quyền phê chuẩn để có một vài suất đặc quyền đặc lợi trong đó. Các khu đất đáng ra cần phải được qui hoạch chuyên biệt : đâu là khu thương mại, đâu là khu hành chính, đâu là khu công nghiệp, khu đại học thì do nguyên nhân trên đã bị xen vào vô số nhà chung cư, và bị xen lẫn nhiều hơn nữa sau khi nhờ qui hoạch có tư duy chuyên biệt đã trở nên có giá trị hơn trước. Do đó bộ mặt đô thị nhếch nhác, không thống nhất, đồng nhất…

– Môi trường bị hủy hoại…ví dụ như đất Rừng. Những kẻ tham nhũng không dại gì trực tiếp phá rừng mà những người dân nghèo, bần cùng bị đẩy đến cảnh phải phá rừng để sinh sống…đến khi rừng đã bị phá…Kẻ tham những sai người cầm tiền đến mua lại với giá bèo bọt…và cứ thế….Một kiểu khác tương tự như thế đối với việc cổ phần hóa các DNNN…kệ cho bị điều hành kém, làm ăn không hiệu quả…đến khi phải bán cho việc cổ phần hóa thì bị định giá rẻ mạt….đương nhiên những thông tin tốt và quyền được mua phần lớn không rơi vào tay những người lao động của nó….
– Vì có khả năng sử dụng quyền lực để tham nhũng, có những thu nhập rất lớn từ những nguồn hối lộ, tư túi khác nên những người đứng đầu có khuynh hướng tự nhiên là không để ý, không có động lực cải thiện mức lương chung ( thu nhập chính thống, theo có chế giá trị của thị trường ). Thậm chí còn rất thích tồn tại mức lương thấp – như là hình thức tự đánh bóng, ‘mỵ dân’ rằng ta cấp cao thế này mà lương cũng có là bao, tạo nên sự ‘thông cảm’ và hình ảnh gần đời sống quần chúng của mình. Trong khi đó thì nhân dân, người lao động tự điều chỉnh thêm nhu nhập khác của mình bằng mọi cách có thể, và không chính thức.. Cũng tương tự như việc cải cách giáo dục không đi đến đâu, và thực cũng không có động lực từ kẻ tham nhũng…vì tiền có được nhiều như thế, họ đương nhiên cho con đi học ở các Cường quốc – là nơi họ to tiếng chửi bới nhất là bọn Tư Bản xấu xa…

– Giành cho người thân quen những vị trí quan trọng trong bộ máy các tổ chức, những chuyến đi du lịch – công tác nước ngoài ….cản trở sự nỗ lực cố gắng tự thân, năng lực tài giỏi của bao nhiêu người chân chính khác. Giành về cánh hẩu của mình những lĩnh vực đặc lợi….rồi thuê thầu phụ khác thực hiện với giá rẻ như bèo, chịu trách nhiệm thay…Chưa kể từ đó thành lập những công ty nhỏ khác, cho người nhà quản lí với mục đích giải ngân, rửa tiền…rồi bành trướng như ‘Bạch Tuộc’ trong nền kinh tế nội địa. Nói đúng hơn chúng sẽ là ‘Con Đỉa’ một đầu hút máu khách hàng trực tiếp của nó, một đầu hút vốn nội địa từ thế mạnh quan hệ và các ưu đãi có được từ đó

– Nền sản xuất trong nước bị chết yểu không phải vì không có khả năng và vốn không phải không có ai muốn đầu tư, nhưng vừa bởi bị cạnh tranh không lành mạnh, không cân sức với các thế lực kinh tế dựa vào chức quyền, vừa vì giá cả trong nước luôn rẻ hơn so với nhập khẩu, và phiền nhiễu hơn trong rửa mép sau khi ăn chia…nên những kẻ có chức to thường lợi dụng quyền để quyết định mua hàng hóa, thiết bị ở nước ngoài…vì tỉ lệ phần trăm tham những được sẽ lớn hơn, lại thêm được đi tham quan nước ngoài.. hơn nữa có đối tác là người nước phát triển nghe nó oai hơn là đối tác trong nước…Cũng dễ hiểu là kẻ tham nhũng rất khoái các dự án to, có yếu tố nước ngoài ( bất kể phần lớn là gây bàn cãi về tính ưu tiên của nó )
– Vì có rất nhiều tiền từ tham nhũng nên có khuynh hướng dùng tiền đó đầu cơ, tích lũy tài sản có giá trị ( bất động sản, ngoại tệ, vàng đá quí…) thậm chí với bất cứ giá nào…điều đó đã đẩy mặt bằng giá của những thứ hàng hóa đó lên rất cao, làm những người dân, các doanh nghiệp có nhu cầu thực về nó trở nên rất khó khăn hiện thực hoặc buộc phải có với giá cao nên đã đẩy mặt bằng giá ở lĩnh vực hoạt động khác mà họ đang theo đuổi lên rất cao….đó là một nguyên nhân làm mất giá đồng tiền. Chưa kể một số lượng tiền lớn đã bị găm và chảy vào lĩnh vực bị đầu cơ làm suy giảm lượng tiền chảy vào đầu tư các lĩnh vực kinh tế cần thiết khác. Nền kinh tế trở nên dễ bị ‘sốt’ và nhân dân, người lao động thu nhập thấp cứ mòn mỏi trong ‘ sự hầm hập’ của nó

– Vì tham nhũng có tính chất liên đới, liên thông, liên quan nhau trong hệ thống quyền lực, hệ thống hành chính….Móc nối nhằng nhịt trong bất cứ chỗ nào có lợi ích …nên dẫn đến những thỏa thuận ngầm, những thỏa hiệp vừa chủ ý vừa bị bắt buộc để có những ‘lãnh địa’ chia chác lợi ích giữa các nhóm , các thế lực lợi ích khác nhau…Vì thế các nỗ lực cải cách Hành chính theo hướng văn minh hơn, chính thống hơn, hiệu quả hơn là rất khó khăn để hiện thực, thậm chí bị vô hiệu ở mọi khâu trong hệ thống của chính nó
– Cuối cùng cái thuật ngữ mà những kẻ tham nhũng rất thích thú ngầm trong bụng đó là ‘Cơ chế’ & ‘Trách nhiệm tập thể’…Khái niệm đó là cái để mọi người đều có thể ‘đổ rác’ vào đó, không thuộc một cá nhân cụ thể nào cả, không ai thực phải chường mặt ra với vấn nạn tham nhũng…là cái tuyệt vời để kẻ tham những né tránh, và khiến cho ai muốn tấn công thì chỉ như đấm vào không khí, trừ khi có kẻ ăn quá bẩn và chùi mép không cẩn thận khiến cho những kẻ tham nhũng khác nổi cáu, không muốn liên minh và bảo hộ nữa… ( chứ nhân dân lao động không mấy khi thực biết đâu ). Đến lượt người dân cũng dựa hơi vào 2 khái niệm này mà sống, lao động buông thả, giật vội, giật được ở đâu, lúc nào hay lúc ấy. Cho nên người ta hiểu được tại sao các vị đứng đầu Nhà nước thường cho rằng : Tham nhũng thực sự là nguy cơ hàng đầu đối với sự ổn định Chính trị, đất nước !

Một Điều nhấn mạnh về biện pháp chống tham nhũng ( vốn đã rất nhiều ) :
Người đứng đầu, cơ quan Nhà nước Trung Ương luôn phải là Bộ Tổng Tư Lệnh tiên phong và quyết liệt nhất trên mặt trận này. Được hậu thuẫn là cải cách Thể chế văn minh tiến bộ hơn để có công cụ pháp lý hữu hiệu nhất tiêu diệt tham nhũng. Phải thực tuyên chiến với tham nhũng với qui mô toàn xã hội. Và Họ phải chứng tỏ, chức thực, chứng minh được sự trong sạch, ý chí, bản lĩnh, kế hoạch hành động khả thi trên cơ sở thế chấp sự nghiệp chính trị của Họ trong trận chiến cam go này – Đó là điều cơ bản nhất trong quản lí Nhà nước, đáng để đời nhất, được ủng hộ nhất bởi lòng dân, và cộng đồng Quốc tế – Trên hết là tạo Lòng Tin và sự Công Bằng Xã Hội – và đây chính là hậu quả kinh khủng nhất mà tham nhũng gây nên nếu không tiêu diệt được nó một cách cơ bản !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.