Trao đổi với các Bạn về ‘Chứng chỉ’ & Chất lượng

Trao đổi với các Bạn về ‘Chứng chỉ’ & Chất lượng

– Xưa nay các văn bản, chứng nhận, chứng chỉ…của Ta cứ phải ‘Cộng hòa XHCN VN…” và đóng dấu Quốc Huy….Bộ chủ quản…vì sao ? Vì nó bắt rễ vào ‘Cơ chế xin cho’….cái lối tư duy & hành động ko tự chịu trách nhiệm nhưng muốn ‘mượn oai Hùm’. Ngày nay các TC & DN được quyền tự tạo ra những Chứng chỉ của mình và chịu trách nhiệm về LP và CL đối với KH của nó. Bởi vậy đó là điều các TC & DN phải tự nỗ lực để đảm bảo ( ví như các văn bản Chất lượng, cái hóa đơn VAT bây giờ cũng do DN phải tự như thế / văn bằng học vị của Havard và của nơi tôi học do Trưởng Khoa kí không cần đóng dấu ! ). Ngay cả chức danh Giáo sư là của từng trường tự phong cho các Giảng viên của mình với chuẩn chất lượng và phải chịu trách nhiệm XH về danh hiệu đó, chứ không phải như ở Việt Nam Nhà nước cấp cho cái gì thì biết được cái đó, thậm chí sau khi có danh hiệu rồi thì khỏi phấn đấu. Một chứng chi, Danh hieu có Gía trị hay không ở chỗ : ( Uy tín của Tổ chức cấp nó + Chất lượng sự tham gia của đối tác ) hơn là bởi ‘cấp phép hành chính’ của Cơ quan Nhà nước nào đó. Bản thân Tổ chức cấp chứng nhận và chính Bạn là những Pháp Nhân rồi! sao lại phải dựa vào Pháp nhân khác ? Khi Ai hay người đó được hưởng, Ai có lỗi người đó phải chịu chứ !?

– Trên thực tế những trường DH KTQD, TM, NT, BK….có những chương trình liên kết với Nước ngoài…Rất tốt…nhưng không gì bằng ( như các Bạn khẳng định : chúng ta đi lên từ chính mình, thật tự hào ! ).Cuối cùng chính người Việt chúng ta phải chung sức chia sẻ, góp phần làm các TC & DN của nhau phát triển, tự hào về nhau và chính mình. Tôi từng giảng dạy ở những chương trình của những Trường đó và thấy thực rằng : có những Giảng viên mang đến các Bạn những kiến thức tốt và mới hơn các giáo trình mới nhất của nước ngoài ( mà Học viên được nhận ) bởi chính họ là những người đã trải nghiệm nghề nghiệp để vươn lên hơn, họ có trình độ cao hơn các Giảng viên nước ngoài được mời. Và các trường nói trên tự nói là to nhất nước bởi nó là kết quả của một nền KT bao cấp ( nên, có tác dụng chiêu sinh bằng 2 và tại chức lắm, ko hết việc ) còn các Chứng chỉ của nó nước nào công nhận ? Một số Quan chức Nhà nước đi ngang về tắt, tranh thủ được ở đâu đó cái chứng chỉ của một số Trường nào đó ở nước ngoài.. đã phải rút kinh nghiệm về cái gọi là ‘vay mượn thương hiệu’ ngoại. Phải là của chính mình ! Nên tôi thấy nhiều Bạn đã thực rút ra những bài học quí giá thông qua những lớp học chứ ko phải là sưu tập chứng chỉ của nó ( hiện nay tôi có quá nhiều chứng chỉ, nhưng là vô giá trị bởi chính tôi nếu không thê hiện được năng lực nghề nghiệp của chính mình chứ ko thê coi thường các chứng chỉ đó là vô giá trị- vì các Tổ chức đó dù có thể tìm thấy những khiếm khuyết luôn so sánh được nhưng đã làm rất nhiều điều cho chúng tôi học tập thuận lợi )

Chúng ta vẫn nghe câu ‘Tiền nào của nấy’ – Nghĩa là không thể mong có cái tuyệt hảo khi chỉ ngần ấy tiền. Nhưng chúng ta rất vui và cảm động khi biết rằng thực tế ở nhiều TC & DN với chi phí không cao nhưng đã cố gắng, tận tình cung cấp, đưa ra cho đối tác, khách hàng những điều, những sản phẩm tốt nhất củ chính họ, ở thời điểm và điều kiện ấy. Nhưng luôn còn mâu thuẫn rằng : ngoài mong muốn , đòi hỏi, bình phẩm ( đó là tâm lý tự nhiên của hầu hết ) nhưng không làm cho mọi sự tốt lên, trong khi chúng ta biết một trong bản chất của Dịch vụ tốt trong đó là ‘cùng tham gia’. Thật dễ hiểu khi chúng ta nhìn vào Khách sạn 5 sao : giá Dịch vụ cao + sự tuân thủ vào các chuẩn mực của Khách sạn và không phải ai cũng có thể chi trả và có thể ‘ăn nói lôi thôi’ về nó, ngoại trừ đẳng cấp và tư cách văn hóa của chính khách hàng đảm bảo cho họ có quyền sử dụng và góp ý. Chúng ta cùng nhau hướng tới điều đó mới thật tuyệt vời. Hơn nữa chúng ta đều biết, chính mỗi người chúng ta với sự tham gia có thể tạo thêm giá trị để vấn đề lớn nhất không phải là tiền

– Một Doanh nghiệp ‘F…’ qua 1 giờ đến thăm của Bill Gate cách đây mấy năm, mà sau đó Cổ phần của nó lên giá 16 lần lúc đó, thì đúng là chính nó phải suy nghĩ rất nhiều về thương hiệu thực của mình. Và quả nhiên 1 tuần sau nó trở lại đúng giá trị của nó trong lòng tin và kì vọng của XH đánh giá về nó – thấp hơn nhiều trước đó bởi nó ko thực có gía trị đến như thế ! Tôi biết một số lớp học, hội thảo của các HV và Bộ tổ chức…ở Khách sạn 5 sao…được cung cấp Dịch vụ tốt… mà GT thực có được phần lớn lại là do chất lượng tham gia của Học viên, của khách mời ( trình độ, thái độ, kỉ luật, sự trao đổi…) điều đó mang lại hứng khởi và hạnh phúc cho nhà Tổ chức.

Một số người đi học, không có tinh thần tham gia tốt…quay ra đòi hỏi nhà Tổ chức phải biến việc học của họ thật vui, đòi Calisto rằng ông nói hay, yêu cầu cầu thủ cao thế thì thử ra sân mà đá đi xem nào. Hay bám giữ vào cái ‘thực tiễn’ rất ko phát triển của mình để không tin vào luận thuyết phát triển. Họ đến dự các lớp học, các Hội nghị, các buổi Lễ mà muộn giờ, xô bàn kéo ghế, hí hoáy nhắn tin, thì thầm to nhỏ, đảo mắt đánh giá người khác, chống tay lên cằm bình phẩm ngầm trong các đầu tiểu trí , khuôn mặt thẫn thờ vô cảm chả hào hứng tham gia cái gì, mong diễn giả có dăm câu chuyện cười, thích được kích động bởi hiệu ứng đám đông, tâm đắc với điều diễn giả ủng hộ cái thực tế của mình hay trích dẫn câu nói của Học giả Phương Tây nào đó…Ôi ! có thể nói đó là cách nghĩ sai lắm ! Cũng nhờ thế mà nuôi sống được tốt không ít GV, diễn giả với danh hiệu tự nhận “Số 1″…nhưng thực ra số tiền lớn của người tham dự chảy về túi người nước ngoài biết khai thác cái đám đông người kiểu như trên mà thôi

Cuối cùng :
Chúng ta đã thấy nói nhiều về các cuộc thi Hoa Hậu : ở các nước, Tổ chức nào đứng ra thiết lập cuộc thi thì cấp giấy Chứng nhận cho các Thí sinh. Còn ở Ta thì cứ phải Nhà nước cơ ! Và người được gọi là ‘Hoa Hậu Quí Bà’ như vừa qua thì vinh quang không ? Thực ra Ai mới là người cuối cùng khẳng định giá trị của Danh hiệu đó ? Chúng ta nghĩ thế nào về việc Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có chứng chỉ / bằng khen / giải thưởng nào của Nhà nước ? Có rất nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi giỏi vài ngoại ngữ nhưng họ không có chứng chỉ nào cả ( do lúc đó chưa có IELTS hay TOFLE như bây giờ ) và ko băn khoăn về điều đó khi thực có khả năng. Chúng ta thấy có những diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước ai cấp chứng chỉ cho họ nếu họ không tự thể hiện trình độ của mình ? Ai sẽ được gọi là Nhà văn nếu không có tác phẩm và việc họ đứng trong ‘Hội Nhà Văn Mậu Dịch’ như cách nói của chính họ có phải là sự đảm bảo không ? Có ai thực triển lãm ‘sưu tập chứng chỉ’ của mình không ?… Họ có thể khoe cái Chứng Chỉ của Havard không khi họ học trong đó kém cỏi, vô kỉ luật, về nhà không áp dụng được điều gì ? Họ phải chứng thực được với Xã hội thành tựu, tác phẩm, sản phẩm của chính họ, được như vậy thì chính cái nơi cấp Chứng Chỉ cho họ có quyền tự hào về họ đã tham gia vào chương trình của mình

Vài lời chia sẻ

Trân trọng cảm ơn các Bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.