Trí tuệ & Cảm xúc của người Lãnh đạo / Quản lý

Trí tuệ & Cảm xúc của người Lãnh đạo / Quản lý

CẢM XÚC -> TRÍ TUỆ -> HÀNH ĐỘNG ( CẢM XÚC + TRÍ TUỆ ) -> HƯỚNG THƯỢNG

Chúng ta biết, trong thực tiễn quản lí và kinh doanh ngày nay, tựu ở Người Lãnh đạo / Quản lí là Ba trong Một, hòa quện vào nhau:
 Người Kinh Tế : Hiểu và tuân thủ các qui luật Thị trường để nắm bắt và hiện thực được kì vọng của Xã hội / Khách hàng để tiến hành các hoạt động lao động hữu ích mà xã hội có thể thấy xứng đáng mà trả tiền
– Người Tổ chức : Phải xây dựng, kiểm soát và điều khiển được bộ máy công tác bằng phương pháp hệ thống, có chuẩn mực và văn minh. Do đó phải có khả năng sử dụng được nguồn của mình và của người, của đối tác và đồng thuận với xã hội
– Người Quản lí : thiết lập vận hành những qui trình nội bộ, qui trình sản xuất, qui trình cung ứng theo tiêu chuẩn công nghệ, một cách tin cậy, ổn định, chất lượng với chi phí thấp. Tạo nên sự văn minh và hiệu quả trong các quá trình hoạt động

Cuộc sống mà chúng ta trong đó :
– Có Đúng có Sai và có ‘Cái Khác’
– Có Hay có Dở và có ‘Điều Lạ’
– Có Người có Vật và Có ‘Cảnh’
– Và…..Cái gì nhìn thấy, ‘Cái tưởng thế’ và cái không nhìn thấy…
–> Đi đến Nhận thức & Thay đổi

Như thế Trí Tuệ, Cảm Xúc là những phương tiện, cách thức rất đặc biệt mà Con Người có để tiếp cận, tham gia, tương tác vào đó vì những mưu cầu của mình

Định nghĩa
a. Cảm Xúc : Là trạng thái Tâm hồn / Tình cảm / Tâm thế cộng hưởng trước SVHT và môi trường trong đó để đẩy tiềm năng Tinh thần cá nhân đến một giới hạn biểu lộ nhất định, nếu tích cực có thể sáng tạo / hướng thượng / hoặc hành vi tốt
b. Trí Tuệ : Là năng lực nhận biết, thấu hiểu, kiến giải, tư duy và xử lí được thông tin, kiến thức bằng sự khái quát, qui nạp, phát hiện trên cơ sở những định lý và qui luật được rút tỉa, hay đúc kết

Bởi vậy, ‘Ba trong Một’ ấy ở Nhà quản lí cần đến ba chỉ số năng lực : EQ ( Cảm xúc ), IQ ( Trí Tuệ ) và AQ ( Hành động ). Chúng ta thấy rõ ràng và chỉ số đó được khởi nguồn từ EQ -> IQ -> AQ -> Kết Quả ( theo dọc chiều cuộc sống của mỗi người từ lúc ấu thơ – đi học, sống phụ thuộc – đến khi trưởng thành – đi làm, tự chịu trách nhiệm). Đương nhiên dọc theo chiều đó, con người luôn phản tỉnh và tự rút kinh nghiệm, họ trải nghiệm hơn, tự tích lũy tri thức để tiếp tục trau dồi : Kết Quả thu được -> Xem lại cách từ AQ -> chiêm nghiệm lại IQ -> Làm tươi mới và mẫn tiệp hơn EQ. Nhà quản lí mà lao động của họ phần lớn nằm ở ‘cách mà cái đầu họ nghĩ’ rõ ràng là ảnh hưởng rất nhiều đến những người khác, đến thành tựu của một tổ chức, rộng hơn có thể là phạm vi xã hội. Ai cũng mong muốn Họ có được Trí tuệ minh mẫn sáng suốt, Cảm xúc của họ đẹp đẽ tươi tắn nhân văn và hành động của họ thành công đột phá….Không chỉ thế, Nhà quản lý là người đào tạo, là người chỉ huy, là người lan tỏa đến những người khác trong môi trường công tác hàng ngày, nên Trí tuệ, Cảm xúc của họ thật sự có ảnh hưởng dây chuyền, và tác động nhanh vào công việc, vào người khác. Nhưng thực tế là không ai cho họ những năng lực đó cả mà mỗi người họ phải học tập, trau dồi bản thân, thức khuya dạy sớm mà làm việc và ngẫm nghĩ về Thế giới, xã hội, con người để tìm thấy được con đường đi đúng , cách thức hay để dẫn dắt tổ chức, điều hành người khác đến những mục tiêu mong muốn…

Chúng ta hãy tưởng tượng:
– Trí tuệ giúp chúng ta phân tích, tổng hợp được những sự kiện, sự việc đang diễn ra hoặc chuẩn bị diễn ra để đi đến một nhận định cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch thấu đáo cho việc đạt tới mục tiêu, hướng tới tầm nhìn xác định. Không có gì nghi ngờ cả, ở những nhà bác học, những nhà quản lí, kinh doanh, các chính khách thành công và vĩ đại, không ai là không có những Trí tuệ vượt trội, thậm trí siêu phàm. Nhưng nếu chỉ có Trí Tuệ thì đó là Robot, hành động và xử xự ‘Duy Lý’ và Logic tuyến tính : ( Nếu …Thì / Là …thì…/ Như…thì ). Trong khi với những ‘hiện thực của Cuộc sống’ và để xử sự với chúng thì rất nhiều trường hợp là bất cập. Đặc biệt ứng xử đối với những vấn đề Xã hội là thường phải du di trên những ‘đường qui tắc phi tuyến’. Ví dụ : Biết bệnh nhân chắc chết vì gặp bệnh Y học bó tay, nhưng vẫn phải tiếp tục chữa. Biết A không được việc nhưng có khi phải tuyển dụng và bổ nhiệm. Cả thế giới lao đao khó khăn kinh tế, nhưng lại quyết định mạo hiểm…

– Cảm xúc là suối nguồn của sáng tạo, vì nhờ thế và qua đó Ta có được những khả năng quan sát, cảm nhận, nắm bắt được từng vi tế của Thiên nhiên, Cuộc sống và Xã hội cùng với những biểu hiện và thay đổi. Từ đó hình thành nên những ý tưởng mới trong quản lí và kinh doanh. Thực tế xưa nay đã có bao nhiều bằng chứng về những Chính Khách, Quản lí và Kinh doanh do có Cảm xúc tốt mà bừng nở lên những ý tưởng mới lạ, làm thay đổi cục diện, tình thế, thậm chí cả cuộc sống của Nhân loại….Nhưng nếu chỉ có Cảm Xúc thì đó là người ‘Cận Tâm Thần’, hành vi và xử sử ‘Duy Cảm’ và ‘ỷ Tình’, là trình độ rất thấp trong làm việc và quan hệ xã hội. Dẫn đến cực đoan và làm khó cho tất cả những người liên quan, sinh hậu quả xấu cho họ và người khác. Nói chung Cảm xúc thuần túy hay đánh lừa và làm suy yếu người ta. Ví dụ : Thấy A có biểu hiện mình không thích thì không còn chấp nhận được gì họ nữa. Đứng trước Trời mưa tầm tã thì sụt sùi sướt mướt mà không còn làm nổi điều gì. Mang ơn lớn của ai thì tự thấy cả đời phải chấp nhận mọi đòi hỏi của họ…Bởi vậy làm sao thực hiện nổi việc lớn nữa !

Do vậy đã là con người bình thường, có giáo dục…sống trong môi trường xã hội, Thiên nhiên cực kì đa dạng và phức tạp, hơn nữa với trải nghiệm trên đường đời của họ, những qui luật Cộng Sinh / Nhân Quả / Thuận Nghịch mà họ nhận thấy…. Giúp cho mỗi người tích lũy, củng cố và làm phong phú hơn rất nhiều quá trình kết hợp tự nhiên hay có ý thức giữa Trí Tuệ và Cảm Xúc. Đối với những người lãnh đạo, các nhà quản lí thì điều đó càng thiết yếu đến mức trở thành Nhân sinh quan thâm nhập và định hình tạo nên khả năng phán định nhạy bén và Nghệ thuật xử thế trong môi trường công tác rất đặc thù và thách thức của họ

Chúng ta đều biết Nhà Lãnh đạo / Quản lí mà quyết định của họ ( với tư cách là sản phẩm chính của nghề nghiệp ) chủ yếu là dựa trên sự tương tác và kết hợp của Trí Tuệ và Cảm xúc. Tỉ trọng sự kết hợp này trong trường hợp cụ thể không bao giờ là 50/50 cả, nhưng nếu thiên lệch quá đà về một bên, hoặc họ luôn thiên lệch thì luôn dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ con người hay môi trường, gây những hậu quả không tốt trong tương lai. Có nhiều quyết định như thế nói chung là diễn ra trong thời gian ngắn, có khi không cần, không thể giải thích, nhưng Nhà Lãnh đạo / Quản lí đó hiểu được rõ những gì đang diễn ra trong Đầu óc và Trái tim mình mà chủ ý thể hiện thế, thấy cần phải như thế, kiểm soát được mức độ của sự kết hợp tương tác Trí tuệ và Cảm xúc, đặc biệt khởi động, khai thông, định hướng , sử dụng được điều đó của cả những cộng sự, người khác, đối tác…thì gọi là sự cộng hưởng của Tổ chức… kết quả thường là kì diệu. Nhà quản lí như thế thậy tuyệt vời…Họ dễ dàng được Tâm phục Khẩu phục… đó là điều ai là Nhà Lãnh đạo / Quản lí cầu thị đều mong muốn và cần đạt tới.
Chúng ta cần cảnh giác với một thực tế là ở nhiều cơ quan, tổ chức, nếu hệ thống của nó chỉ thuần túy được hoạt động, định vị, định hướng chỉ duy nhất bởi một người lãnh đạo và quản lí ( cho dù rất xuất xắc ) thì về lâu dài dẫn đến độc tài, mất dân chủ và suy thoái sáng tạo của mọi người. Môt tổ chức tồi là phụ thuộc vào một hoặc số ít người. Quản lí tồi là ở đó không ai thấy mình tự giác phải làm như thế nào. Do đó phải kết hợp năng lực Trí tuệ và Cảm xúc của người Lãnh đạo, của người quản lí gắn với Hành vi tổ chức ( chế độ / chính sách / chế tài chung ) để không rơi vào nguy cơ đó. Để thực sự người Lãnh đạo , nhà quản lí là con số ‘1’ đứng trước những ‘con số 0’ tiềm năng bởi sự chỉ huy, định hướng, thống nhất, cộng hưởng được từng điều hay, tốt của mỗi người với toàn bộ Tổ chức.

Cuối cùng :
Trí tuệ tuyệt vời ở chỗ kiến giải và tạo ra cách làm
Cảm xúc tuyệt vời ở chỗ giao hòa được với Thế giới

Do đó Trí Tuệ Cảm Xúc đối với Nhà Lãnh đạo / Quản lí để xử lí những ‘Cặp tương tác’ sau trong thực tiễn công tác của mình gắn với từng tổ chức khác nhau :
– Lý + Tình -> Người
– Tiền + Tài -> Việc
– Cảnh + Vật -> ý
– Qui + Luật -> Cải
– Ngắn + Dài -> Cách

Vì vậy hơn ai hết những nhà Lãnh đạo / Quản lí phải có giáo dục tốt để có đỉnh học vấn cao và nền Văn hóa rộng chắc, để thực hành tốt các chức năng của mình với Tổ chức….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.