VÀI ĐỐI THOẠI TRÊN ĐƯỜNG ĐI TƯ VẤN ‘TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP’

Nguyễn Tất Thịnh

…………

Sau những trao đổi thông tin và sắp đặt kế hoạch , anh Giám đốc đón tôi đến DN bằng chiếc xe rất xịn.

. Tôi hỏi: ô tô tuyệt quá, nếu vài năm nữa nó bị cũ kĩ, cọt kẹt nên xử lý thế nào?

. ĐÁP : dạ , thời buổi hiện đại cái là phương tiện thì dùng luôn mới & chuẩn. Nó dù chưa sao mà thanh lý được nhanh gọn, lãi là tốt,  kẻo thành ‘của hai lần nợ’ – vì hiện tại em vẫn vay để có nó, nên cũng là vấn đề.

. Sao bạn không thường thuê xe để đi như ý mà lại một mình mua hết  để chịu nợ, bị chậm khấu hao, phải hôm nay thì tự lái, mai lo trả lương cho lái xe ?
. ĐÁP : chậc, em không thế nên thật là thành ‘khổ chủ’ cho thứ mình ‘có’ , làm ‘con nợ’ cho thứ ‘của mình’

. Thời gian ngồi trên xe trên đường đi làm  hàng ngày ,
bạn thực   muốn gì ?

. ĐÁP : tập trung nghĩ về việc lớn của chính mình , hoặc được nghỉ ngơi hồi sức , hoặc nghe nhạc hay cho tươi tỉnh

. Trước đây bạn ở nhà cấp  4 , có người quê giúp việc , vẫn thế chứ hay đã sửa sang gì hơn không ?

. ĐÁP : nhà đó em ở thởu hàn vi thôi. May đã bán được ít tiền, mua biệt thự mới. Thời này cả những khu nhà cũ còn bị đập bỏ để xây mới như Âu Mĩ luôn, cố sửa cọc cạch nó  làm gì . Còn người giúp việc không thể  ‘quê’ như xưa , dù tiền công cao  nhưng mình thu được nhiều cái ‘hơn xứng đáng’

(*) Vậy là GĐ  DN bạn có nên giống những điều  trên bạn đã nhận thấy và vừa nói ra không ? Khôn ngoan bao gồm cả nhận thức sáng và hành động đúng ! Cũng thế thôi khi bạn: tạo ra & điều hành DN gắn với 5 cặp chính yếu : ( đầu tư & khai thác, tài sản & dòng tiền , hệ thống & tiêu chuẩn , nhân sự & giá trị , hiệu quả & mục tiêu )

(*) Trước khi xem xét trình độ phát triển của DN bạn, ta xem lại ‘thế nào là trình độ BỘ LẠC’  nhé :

. Tổ chức tồn tại & hoạt động phụ thuộc vào ‘kiểu’ của một người đứng đầu
. có lệ mà chưa thành  lề / luật ;
. có làm mà chưa gắn vào tiêu chí / tiêu chuẩn
. có nói mà xa lạ với văn bản / tàng thư ;
. có thuật mà không nâng thành quy / pháp / ;
. có nhiều sự tin mà không chuyển hoá thành khoa – giáo
. có ‘riêng hay’ không tạo  nên ‘chung mạnh’ ;
. có ‘’chung nhiều’  không sinh ra  ‘riêng quý’

Nào bạn hãy nghĩ thử vào Doanh nghiệp mình đi !