Về khẩu hiệu ‘Nhà nước và nhân dân cùng làm’…

Về khẩu hiệu ‘Nhà nước và nhân dân cùng làm’…

NHÀ NƯỚC CHÍNH DANH PHẢI PHỤNG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÌ NHÂN DÂN
Nhiều vị đứng đầu các Cơ quan Nhà nước luôn hô hào lạm dụng khẩu hiệu ‘Nhà nước và Nhân dân cùng làm’….như một quan điểm xuyên suốt, như một cẩm nang đắc chí với những tránh nhiệm đương nhiên của mình chưa đến đâu cả…..Nên trước kia là trong chiến tranh Nhân dân ( dựa vào Dân, dùng sức Dân, cài răng lược vào Dân…), rồi đến vô vàn các mô hình ‘thí điểm’ trải qua bao thời kỳ…( hợp tác xã, ao cá Bác hồ, phường xã văn hóa…sử dụng tài nguyên, tài sản, tài lực của Dân…). Bây giờ từ đầu tư cho biển đảo, cứu trợ bão lụt, trồng lại rừng bị tàn phá, quyên tiền xây khu thương mại bị cháy…..đến chia sẻ tăng giá xăng dầu, tái cơ cấu nền kinh tế, chống tham nhũng, nay là lạm chi ngân sách….tất ráo…lại khẩu hiệu ’Nhà nước và Nhân dân cùng làm’….dưới muôn dạng tuyên bố và phát biểu của các quan chức cấp cao….’nếu quần chúng không làm thì Đảng cũng chịu thua’…. Khó nói là sai…..Vì cả một thời dài cho đến nay được xem là ‘sáng tạo kiểu Việt Nam ! Vì nhân dân Việt Nam trên thực tế đã tham gia vô cùng lớn lao và vô tận vào mọi sự nghiệp giữ Nước và dựng Nước ( và tốt đến mức, việc gì cũng hăng hái tham gia hàng đầu, dù có nên chút công quả gì thì cũng luôn là ơn Đảng, và tự thấy có lỗi với Đảng nếu Đất nước còn nghèo yếu – Dù Đảng là từ Nhân dân mà ra ) !!!
Nhưng….logic lãnh đạo Quốc gia và quản lý Nhà nước chính danh, như thế là không Đúng ! ở chỗ : Nhà nước không được ỷ lại vào Dân, lạm dụng Dân, không thể đưa Dân là bia đỡ, hay làm lực lượng tiên phong, là nhân tố quyết định….như thế cho được ( dù sức Dân có dồi dào , dù Nhân dân là lực lượng vĩ đại ) ! Bộ máy Nhà nước được Dân bầu, có quyền lực Nhà nước, phải là tổ chức quyết định về các chương trình và hiệu lực hoạt động kinh tế xã hội rộng khắp, có hiệu quả trong toàn quốc…dù Dân có thế nào. Việc của người Dân là: lao động và đóng thuế thu nhập, tham gia các nghĩa vụ do hiến pháp quy định, tuân thủ luật pháp ! Có thế thôi ! Việc của Nhà nước là thu thuế để xây dựng, duy trì củng cố các thể chế và thiết chế của mình bảo vệ Hiến pháp, thực thi luật pháp, phát triển xã hội, thúc đẩy quốc gia…..Thế đi ! Còn giữ trật tự trị an…sao lại dựa cả vào ‘hiệp sĩ đường phố’…..chống tham nhũng sao lại kêu gọi cả các cháu học sinh, huy động cả các cụ về hưu cùng làm… ?! Bảo vệ biển đảo thì các lực lượng quốc phòng phải đầu sóng ngọn gió chứ , sao lại chỉ biết hò các ngư dân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền? ! Cải cách giáo dục y tế thì phải bắt đầu từ quan điểm Bộ Chính trị và triển khai chương trình là từ Bộ Giáo dục đào tạo chứ ! Sao lại cho rằng : phụ huynh cứ cho con đi học thêm thì than lên ‘có mà cải giời’ !? Nếu vì lý do gì Dân chưa thể làm thì buông câu : bó tay ! Là sao ? Trong Nhân dân ai làm hăng quá, nhỡ sai thì xử phạt bạo liệt, rồi tự cho mình vô can…là sao ???? Hành vi của Nhà nước không thể là kiểu ‘ngư ông đắc lợi’ như thế cho được !
Nhà nước ‘của Dân, do Dân, vì Dân’ như tư tưởng và tuyên ngôn bất hủ của Tổng thống đầu tiên Hợp Chủng Quốc Hoa Ký Washinton, được hiểu là : Nhà nước là bộ máy thể chế Quốc gia toàn tâm toàn ý toàn trí toàn lực phụng sụ nhân dân của mình ở trình độ hành chính và trách nhiệm pháp lý cao nhất, tiên phong, khai phóng, mở đường, đảm bảo bảo cho nhân dân có được những quyền sống bình đẳng, yên ổn và văn minh ! Không được đổ lỗi, không được phê bình, không được lạm dụng, không được hy sinh nhân dân ! Không được dùng dân che chắn cho những mục đích riêng của mình, không được bỏ độc tố hay pha loãng những hoạt động yếu kém của mình cho nhân dân uống.
Thực ra những sai lỗi xảy ra trong xã hội ( như tôi liệt kê sơ lược ở những dòng viết đầu bài )…là do ai ? Trách nhiệm cao nhất ( đầu tiên và cuối cùng ) sẽ thuộc về ai, tổ chức nào ? Chẳng lẽ Nhà nước bảo là do Dân ? Nếu thế thì Nha nước là ‘cái vô hình vô ảnh’ gì vậy ?
Ngay trong mô hình PPP (Public – Private Partner) là hợp tác công – tư . Thì các cơ quan có chức năng Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ Hành chính Công. Khu vực tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cam kết chất lượng hoạt động của tổ chức mình và thanh toán theo cơ chế thị trường. Mô hình này là tiến bộ, xã hội hóa tham gia các hoạt động kinh tế trong thể thức Nhà nước Pháp quyền và xã hội Công dân. Tuyệt không thể hiểu và lạm dụng méo mó theo kiểu ‘Nhà nước và Nhân dân cùng làm’ như nêu ở trên !
Pyotr Đại đế có câu để đời : Một tổ chức không nên để có kẻ bất mãn tồn tại trong đó, nếu có thì trước hết người đứng đầu phải tự hỏi và có trách nhiệm ! Trong một Đất nước nhiều người Dân có thể gian khổ kiến Quốc, có thể có những lời ta thán và bất mãn, nhưng khi đó Vua cũng không có cái quyền trách Nhân dân ! Mọi lực lượng là ở Nhân dân, nhưng sự thất bại quản trị xã hội là do thể chế Nhà nước ! Nhân Dân lao động theo sở trường và lựa chọn của họ, chịu trách nhiệm về pháp luật. Còn Chính quyền phải chịu trách nhiệm cao nhất và duy nhất về trật tự và phát triển của Quốc gia !
Nếu cứ mãi tu duy theo kiểu khẩu hiệu ‘Nhà nước và Nhân dân cùng làm’ thì ai sẽ làm trước ai sẽ làm sau? Ai làm gì, đến đâu ? Nhỡ Nhân dân chưa biết chưa làm, chưa có luật điều chỉnh, nhân dân còn thiếu, còn nghèo thì Nhà nước có làm gì không ? Nhân dân làm sai thì xử lý Nhân dân như thế nào ? Còn Nhà nước lại là khái niệm thể chế chung của Quốc gia, không Ai cả…. thì biết thế nào???
Vì khẩu hiệu đó không chính danh về vai trò của các cơ quan Nhà nước, và trên thực tế ‘ăn gian’ với Nhân dân!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.