VỀ MỘT QUY TẮC VĨ ĐẠI

Nguyễn Tất Thịnh

PHƯƠNG PHÁP BẮT ĐẦU BỞI QUY TẮC

Phạm Lãi là một danh tướng Nước Việt ( thời Xuân Thu Chiến Quốc ), người đã cùng Văn Chủng đại phu, phò giúp vua Việt Vương Câu Tiễn ‘nếm mật nằm gai’ phục thù nỗi nhục mất Nước, sau đánh bại được vua Ngô Phù Sai để tái lập Quốc.

Sau công trạng hiển hách đó, cảm nhận sâu sắc ‘hết thỏ thì người đi săn giết chó’ nên bàn với Văn Chủng từ bỏ chức vụ sau khi giúp Vua công thành danh toại. Văn Chủng lòng không quyết nổi, Phạm Lãi lặng lẽ từ quan, đưa Tây Thi ( vốn là người yêu xưa cũ của mình ) đi trong Thiên Hạ mà biệt âm vô tín. Nhưng sau người đời biết là ông đã đổi tên thành ‘Đào Chu Công’ chuyên buôn bán kinh doanh kinh qua khắp các Nước của Trung Hoa thời đó.

Có thể nói ông là nhà kinh doanh đại tài, thành công và thành công thành dòng kéo đến nên giàu có vô cùng ( được tôn là Thương Thánh ). Người đời sau có gân cho ông vào một số quy tắc làm ăn kinh doanh có ý nghĩa xuyên suốt mọi thời gian….. Trong bài này tôi chỉ viết về một Quy tắc của ông nhưng theo tôi có lẽ là ‘vĩ đại nhất trong muôn quy tắc kinh doanh’ ( theo nghĩa: bao trùm, phổ quát, liên thống… )

Đó là ‘ĐÚNG ĐỦ CÔNG BÌNH’
Thực ra đây là Quy luật Giá trị Tổng quát trong Thị trường Xã hội !

ĐÚNG ĐỦ : nói về cả chất cả lượng của chủng loại / thời gian, không gian bảo quản, giao hàng / đồng bộ về phụ kiện, dịch vụ / tính năng tính dụng của hàng hoá theo công bố và với giá bán….

CÔNG BÌNH : nói về sự tương đương, ngang nhau trong giao dịch và trao đổi song phương / không bên nào ăn gian dối lừa, áp đặt một chiều / ngang giá về
những điều kiện và điều khoản của mỗi bên khi thương lượng…

Thực hiện tốt Quy tắc trên ( trong làm ăn / kinh doanh/ giao thương / hợp tác.. ) thì :

. Người mạnh có thêm đạo đức, sự tôn kính của đối tác , từ người khác. Kẻ yếu có thêm nỗ lực tự thân, trở nên đàng hoàng, được quý trọng… Tín Nghĩa mới ra đời, nảy nở

. Các quan hệ hợp tác giữa các bên luôn phải là ‘có đi có lại mới toại lòng nhau’ và ‘sòng phẳng mới thẳng đường thông’ . Người lớn không bị rủa , người nhỏ không bị khinh

. Mọi chuyện, muôn điều trong thực tiễn cư xử giữa con người với nhau, từ bản thân ra cộng đồng, từ dân đến quan, Làng đến Nước sẽ hay lên, đẹp đẽ rồi mới ‘win win…’ được

…… thật là sinh ra bao nhiêu hệ quả lợi ích vô vàn….tự Quy tắc đó không sai ở bất cứ thời điểm nào, nơi chốn nào…. trên Thế gian này!!!! Chỉ có kẻ không thực hiện được, làm sai nó thì thất bại nhãn tiền hoặc nghiệt vận mà thôi !

Kết hợp Quy tắc đó với ‘cơ chế thị trường’ thì mọi người ( nhất là nhưng người sử dụng Tiền cho mua hoặc bán… ), cần hiểu kỹ và thoải mái câu : KINH DOANH LÀ KINH DOANH !

Nghĩa là phải đảm bảo rằng anh đã kinh doanh thì phải tạo ra giá trị ( bán được một cách trung thực và xứng đáng ), phải đặt mục tiêu ( tự thân ) là lợi nhuận lên trên hết ( không có nó anh không làm tiếp được điều tốt, lâu dài gì cả – trong khi ‘đẳng cấp la duy trì’ ).

Nếu anh không kinh doanh thì các hoạt động của anh phải đảm bảo tự chịu được, tồn tại được bởi những tác động của quy luật thị trường, trong đó cơ bản nhất, xuyên suốt là quy luật giá trị : điều anh làm, sản phẩm anh tạo ra phải có giá trị để khách hàng chọn dùng, sẵn sàng trả tiền thoả đáng . Người lao động phương Tây có cách ngôn vui nhưng sâu sắc là ( salarie’s satisfied : các khoản thu nhập phải được các bên hài lòng )

Lao động, làm việc không ra giá trị là vô đạo đức ( theo nghĩa không biết cách vận dụng những quy tắc thuận hợp quy luật để phát đạt ). Ra giá trị mà hiệu quả kinh tế thấp ( quy ra tiền ) thì hoặc trình độ anh thấp, hoặc anh cam tự chịu sự không ‘đúng đủ công bình’ ở nơi anh đang làm, hoặc tổ chức của anh hoạt động lẫn lộn chức năng, mục tiêu không khẳng định được giá trị chính, cốt lõi là gì!!!

Những khách hàng họ mua sản phẩm và dịch vụ thì họ phải đảm bảo mình có năng lực thanh toán chi trả cho những thứ sử dụng, muốn sở hữu…. theo đúng ‘tiền nào của nấy / tiền trao cháo múc’ …. Thế là đàng hoàng sòng phằng , họ có quyền tương xứng. Bằng không họ chỉ được bố thí ( không thể đòi hỏi ) , hơn tí là khuyến mãi , nếu tự ấm ức mà tự phát vi phạm thì thành kẻ ăn gian, ký sinh, quỵt nợ….

Nhiều người làm kinh doanh do không hiểu thấu hoặc vi phạm điều trên thì lẫn lộn tình lý, công tư, to nhỏ, xin cho, tiền bạc…. Nhiều người không làm kinh doanh càng mù mờ nên mắc bệnh ca cẩm, oán thát đắt rẻ, bài xích người giàu… Tất thảy họ đều cùng đội ngũ ‘ca cải lương’

Ví dụ :

. Sắp tới cuộc gặp Thượng đinh Mỹ-Triều bàn trọng việc : ‘loại bỏ chương trình hạt nhân của Triều, xâc lập hiệp định hoà bình…’
Ấy thế mả Chính phủ Triều Tiên không xoay được tiền chi trả dịch vụ khách sạn cho chính mình. Thì chúng ta quan sát viên sẽ nhận ra Kim Chung Un thực ra là ai! Khách sạn họ không cho miễn phí một sự kiện quan trọng đến thế vì đạo lý của họ ‘KINH DOANH LÀ KINH DOANH’ nếu không họ sập tiệm trước khi thế giới được giải cứu . Có bên thứ ba nào đó tài trợ thì họ ok ! Ngay cả khi đó bên thứ ba cũng phải tách bạch sự tài trợ đó ra khỏi chuyện kinh doanh của mình, thì mới hay, mới ổn ! Chính phủ các nước liên quan hãy làm chuyện chính trị đúng chức năng của họ, không được bắt Doanh nghiệp phải bỏ chức năng kinh doanh của họ ! Đó là CÔNG BÌNH ĐÚNG ĐỦ !
Tất cả câc bên nếu không thể sòng phẳng, có năng lực thực hành ĐÚNG ĐỦ CÔNG BÌNH về kinh tế, về quy tắc chơi cho mình và cho đối tác, thì đừng ai mong họ sẽ thành công việc lớn !

Nói rộng ra : quy tắc ĐÚNG ĐỦ CÔNG BÌNH là Đạo Đức trong mọi hoạt động kinh tê, ngoại giao , chính trị của các Quốc Gia, trong mọi ngả đường làm ăn, tương giao hợp tâc của mọi câ nhân xã hội !!!

Ví đại vì thế !!!

Riêng về giải thắc mắc của một số bạn doanh nhân kia thì :
. Chính quyền nên đảm bảo an sinh, bảo hiểm cho dân
. Xã hội nên có câc tổ chức từ thiện trên cơ sở quyên góp…
. Bệnh viện nên có chính sách và định chế xác định cho một số trường hợp

Nhưng ĐÚNG ĐỦ CÔNG BÌNH luôn là chủ đạo phải được duy trì theo vai trò, chức năng, mục tiêu hoạt động của các tổ chức mà không vi phạm quy luật Giá trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.