Danh tính học
CON CÒN CÓ TÍNH, NGƯỜI CÀNG MUỐN CÓ DANH
Từ khi con người phát triển tư duy, cùng với phát triển đời sống tinh thần, có nhu cầu đặt tên gọi cho vạn vật …. Nhận thức của con người về Thế giới , trong đó mọi sự vật không hề như nhau, có biểu thái, tính dụng, khoa trương, khuynh hướng khác nhau…cho dù cùng được sinh ra một lúc. Rồi sau đó, qua quá trình lâu dài…những đời sống tinh thần, tình cảm, giao tiếp mỗi cá thể ngày càng phát triển đa dạng…nên trong việc đặt tên đã gán vào đó những ngụ ý, những kì vọng, những mặc định và ý hướng của mình về đối tượng… Như vậy, Danh tính có từ khi con người có nhu cầu đặt tên gọi cho chính mình trong một xã hội mang ý hướng tinh thần xã hội đồng thời muốn thể hiện mình là gì trong đó. Không phải tự nhiên sau này có câu : ‘chính danh ngôn thuận…’ !
Danh tính học là bộ môn phân tích về Tên gắn với những đặc điểm âm nghĩa gây nên hiệu ứng tính cách, cùng với hướng dẫn cách đặt Tên và Đệm như thế nào để phù hợp với gia cảnh, đặc biệt thể hiện được những tính cách, đường hướng của đứa con mà cha mẹ kỳ vọng …. Tôi nghĩ cũng đơn giản thôi, cái năng lực ‘định danh tính’ dường như đã tiềm ẩn trong mỗi một con người hiểu biết rồi, càng trải nghiệm sống, càng quan sát cuộc sống người ta càng mẫn cảm, và phát triển được khả năng đó một cách tự nhiên. Thường như tôi, không cần gặp người thực, chỉ nghe tên ai đó , cộng gặp ‘cái người liên quan’ mật thiết, gắn bó với họ ( như ánh xạ ) thì tôi đã nói đúng về họ trên 60% rồi ! Thêm với ‘Nhân Dạng học’ nữa thì đúng lên tới hơn 80% ( hoàn toàn không phải là bói toán ! )
Chúng ta thử khảo xem
– Tại sao đặt tên cho một loài hoa cỏ là Hoa Hồng ( Rosa ), ngụ ý về Tình yêu, sau này phát hiện thấy hoa Cẩm chướng ( Pink ) gán cho nó ý nghĩa của Tình bạn….Lạ thay, các quốc gia khác nhau có cách đặt tên và phát âm khác nhau, nhưng những ngụ ý đó lại là phổ quát… do đó cách chăm chút và đối xử với các loài Hoa khác nhau là khác nhau
– Chúng ta thử xem, ngữ điệu chúng ta khác khi gọi tên hay nói về điều gì đó thì đã chứa đựng trạng thái tình cảm khác nhau, tác dụng truyền cảm khác nhau và hiệu ứng tác động vào đối tượng nghe cũng khác nhau. Gọi một con Chó như thế nào thì nó chạy đến vui mừng, khi nào thì nó dù dữ cũng giật mình kinh sợ và chạy đi ?
– Với cái Tên hay …thì người khác khi gọi cũng được ‘chỉnh tính’ rồi , ví dụ : Loan / Long thì nếu ai khi giận người mang Tên này cũng êm ái hơn, khó mà réo gọi là Loán hay Loạn cho được, nếu to giọng hơn thì cũng làm cho âm Tên đó vang hơn mà thôi… Người Tên Loan dần được ‘định tính’…cho tâm thế chính họ khi mang Tên đó và giới thiệu với người khác
– Đến tên của một Quốc gia: việc đặt tên Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, khác với Cộng Hòa XHCN Việt Nam lắm ! Đến mức tạo ấn tượng tình cảm ban đầu, vượt lên nữa là sự liên tưởng, là hình thành luôn cho người ta về tư duy và cách xử sự, định hướng hành động … sẽ khác nhau như thế nào để ứng với XHCN và như thế nào sẽ là dân chủ…
Nghĩa là bản thân cái Tên đã có tác dụng ‘định tính cách’ cho đối tượng mang Tên rồi !
Bây giờ tôi nói đến cách đặt Tên ( chủ yếu nhất ) theo 5 dòng cho mỗi người
– Từ đặc điểm của phát âm : thuộc dòng này có Luận, Hùng, Bình, Thắng, Loan, Hường, Nhung, Tuyết, Trang, Hồng, Bích, Tuấn… Khi đứa trẻ lớn lên một chút, người ta gọi tên chính thức của nó trong các quan hệ và hoạt động hàng ngày…Bản thân sự phát âm cái Tên nó mang những tần số, âm vực, ngữ điệu khác nhau nên lâu ngày thẩm thấu vào vỏ não đứa trẻ, góp phần gia cường định hình tính cách của nó. Ví dụ, đặt tên Hùng : ngụ ý là như con Gấu ( Nam tính, mạnh mẽ , chậm chắc, nhanh quên, khó bắt nạt, hoang dã.…) Khi gọi lên Hùng, rõ ràng âm thanh nằm ở phổ tần thấp nên củng cố tính đầm, ngữ điệu không thể véo von mà trầm gọn. Nếu có hoàn cảnh và tính chuyện giao tiếp của người khác với chính cái ‘tên Hùng là ai đó ’ tự nhiên thường rất ít sự nỉ non, cà kê, sướt mướt….lâu dần tạo nên một ‘tự kỷ ám thị’ hai chiều của người có tên đó và người khác gọi tên đó… Tên có tần số âm vực cao, vang… thì ngược lại
– Từ liên cảm thiên nhiên : thuộc dòng này có Liên, Hoa, Nhài, Nụ, Vân, Nguyệt, Hằng, Mai, Hà, Sơn, Dương, Tuyền….Là con gái tên Yến chẳng hạn, thì đa nghĩa lắm… ( thường nhỏ nhẹ, nhường nhịn, cách sống chứa đựng sự lãng mạn bay bổng, nhưng chắt bóp chịu thương chịu khó, ít khả năng tự bảo vệ bản thân, làm nhiều hưởng ít…nhạy cảm cao về thế giới bên ngoài, thông minh…). Hay tên Lan ( khi bé thích chiều chuộng, đòi hỏi quan tâm chăm chút, tính nết phô bày phơi phóng, nhưng đa tình lãng mạn có lựa chọn nhanh…lớn và khỏe lên tính tự thân cao, hay thiệt thòi vì tuy muốn hưởng nhiều nhưng bị người mặc định nên được ít, sinh ít con…). Người thuộc dải Tên này mang tính cách khá giống gần trực tiếp hơn với những ý nghĩa ‘thiên nhiên’ của danh từ họ được đặt !
– Từ chủ tình của bố mẹ : thuộc dòng Tên này có : Dũng, Hùng, Tiến, Đạt, Hạnh, Hiền, Minh…Hiếu nhiên là khi bố mẹ sinh ra con, thì ngoài việc chọn đặt tên con phù hợp với giới tính, còn liên quan đến hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, phản ánh truyền thống gia tộc, mà còn gửi gắm trong đó những ngụ ý và tình cảm thuộc về mong muốn, hay kì vọng của họ về đứa con đó sau này. Xưa ở Tàu hay Việt Nam những gia đình gọi là có học một chút thường có đặt tên con có kèm theo tên chữ, như : Trương Dực Đức, Triệu Tử Long…. Tôi đã thấy đúng ở số lớn, khi con bé tí, cha mẹ cảm về nó, đặt tên nôm thân ái dễ gọi như thằng Bờm, cái Mít, cu Thóc, con Chép…thì sau này tính cách của bọn chúng khá đúng với cái tên ( khi dùng lâu dài ). Một cô bé gái đến 18 tuổi cả nhà vẫn gọi là cái Nỡm thì tính nó y như thế luôn. Vậy nên khi chúng lên 6 tuổi thì các gia định không nên gọi như thế nữa mà sẽ ‘ám kỷ’ dần vào chúng…
– Từ quan niệm về Chữ : Đài, Phi, Chí, Nghĩa, Tùng, Bách, Khanh, Châu, Ngọc, Nhân, Thành, Thịnh, Vượng.… Người mang Tên như thế thường mặc định một nghĩa cốt lõi của nghĩa Chữ đó, có khuynh hướng thích đọc sách, truy tìm căn nguyên, và chứa nhiều ‘lý sự’ nhỉnh hơn nhóm người có Tên khác, nhưng nếu thiếu phấn đấu, trải nghiệm trong đời thì hay thành ‘hủ nho, giáo điều hiện đại’ hoặc tự tin thiếu cơ sở thực tiễn…Ngược lại thì sự nghiệp chắc chắn, càng về sau càng hiện thực được tính đầy đủ của nghĩa Chữ được đặt… Nhất là trong một xã hội khi đề cao chữ nghĩa, danh tính, ngợi ca, hướng mộ những điều hay thì ai mang tên Chữ hay thường được gia đình, và tự thân nuôi dạy, giáo hóa gần như thế, thêm nữa là xã hội cũng nhìn nhận vào họ gắn với Chữ như thế
– Từ tâm ý về Tín điều : thuộc dòng này ( mức độ ám thị mạnh nhất ) : Hiển, Long, Ly, Phượng, Linh, Đạo, Khánh, Minh , Khang, Thái, Tuệ… Hàm những ý liên quan đến những ý niệm thiên nhiều về điều cảm dị , hay mang tinh thần, những kì vọng về những phẩm chất hơn người hoặc khác thường. Ví như người tên Linh thường do cha mẹ mang nặng tín ngưỡng bản thân nhưng mơ hồ, không rõ ràng khi mang thai con, hoặc kì vọng một điều gì an nhàn, hơn người ở đứa con mình sau này nhưng là gì thì không tỏ nét… vì thế người mang Tên này lơ mơ có tính ‘nghệ sĩ’…nếu thiếu tầng 3 và 4 mạnh và rõ thì sau này dễ cứ lơ tơ mơ thế…
Những Tên không nên đặt : cục mịch ( lão Đục ) , chói chang ( cái Thoa ), vô nghĩa ( đứa Nhiêu… ), trung tính ( anh Chương… ), khó hiểu ( cô Ly… ), thô thiển ( ông Bồi… ), không đẹp ( thằng Bờm… ), bí rị ( cậu Đọi… ), vô hướng ( chú Cảnh ), động vật ( cụ Ngọ… ), buồn cười ( dì Hay.. ), Còn đặt Đệm cùng Tên, nên : Cộng hưởng nghĩa đẹp ( Châu Khanh ), hãm bớt sân si ( Quang Dũng ), nên có thanh nhạc ( Bình Minh ), hình ảnh thiên nhiên ( Thu Thủy ), gia tăng tính hay ( Hùng Cường ). Không nên: hẹp hòi ( Gia Bảo ), quá kêu ( Ngọc Trinh ), to tát ( Thời Đại ), nhạy cảm ( Hoàng Long )…gây áp lực hoặc ngộ nhận tâm lý không cần thiết lên người mang nó….
Từ Slide trên đây chúng ta thấy :
– Các dải Tên nêu trên mang ý nghĩa đúng phổ cập với số đông, theo ý nghĩa thông thường của Tên. Dường như là tự nhiên có ảnh hưởng về ý hướng, thúc đẩy người mang tên bộc lộ, hay phấn đấu, thể hiện mình ít nhất trên mức tối thiểu của nghĩa Tên . Chẳng hạn tên Minh Anh thì thực tế những ai mang nó, rất rất ít là ngu si, ai tên là Hùng Cường không mấy khi là nhát gan, người tên Công Định thường xác quyết cao về nghề nghiệp bản thân, người có tên Diệu Thúy hơi kiêu căng chích chòe, ai tên Thành Quyết thì cũng không mấy khi nhụt chí…. Qua đây cũng thấy chữ Đệm gắn với Tên là quan trọng : hoặc làm hay hơn, hoặc cân bằng lại, làm sâu sắc hơn nghĩa của Tên
– Dải tên đặt cho Nữ thường từ tầng thứ 2 ( Liên cảm về Thiên nhiên ) trở lên, và ở dải âm vực tần số cao. Nếu cha mẹ cũng như bản thân người Nữ đó nếu được ‘giáo dưỡng có chủ đích’ , thêm nữa lại được môi trường tốt trong đầu tư học tập, hoàn thiện bản thân thì nhiều phần sẽ là ‘Kỳ Nữ’ bằng không thì it nhất cũng ‘liên tưởng với nghĩa Tên’’ được ! Còn dải Tên cho Nam như slide thì nói chung là ‘Thường Nam’ thôi ! Nhưng vì do các Xã hội thường hay đầu tư ưu tiên, dồn tinh hoa cho Nam, và Nam thường phải xông pha tự rèn luyện tranh đấu nhiều trong đời hơn Nữ, nên họ có điều kiện thể hiện là ‘Này là Nọ’ nên nghiệm đúng với tên hơn !
– Những Tên hay , nếu thiếu sự rèn luyện đúng và định hướng giáo dục tốt theo ý hướng của Tên, ví dụ ( Đức Hiếu, Kiều Trang, Minh Anh… ) thì tuy vẫn tiềm ẩn nghĩa cơ bản trong bản thân, nhưng lớn lên thiếu bổ trợ cho những phẩm chất, tính cách, năng lực thiết yếu, mà không thể hiện được nghĩa hay của Tên ra trong cuộc sống thực, hiệu ứng là đa phần bị co lại , lệch lạc, chẳng hạn Kiều Trang thì khảo qua thì có đẹp đấy, cũng có phần ‘quý phái’ nhưng vô hồn, vị kỷ, thiếu tự lập…. Tên Minh Anh thì ụ mị, tinh tướng, thúc thủ, chờ đợi thuận, hoặc quá tự tin vô lối … Nên phân tích về Danh tính học nên có sự tiếp xúc trực tiếp với người mang Tên cụ thể mà khảo nghiệm về quá trình tu dưỡng của người đó
Tôi kể vắn tắt hai mẩu chuyện liên quan đến Danh tính :
– Cô bé Axôn mồ côi mẹ và nghèo khổ, khi còn bé được một ông lão đẹp như Tiên nói cho biết tên cô rất hay, mang ý nghĩa tự lập, thật lãng mạn và cao quý, rồi kể câu chuyện về cô với cánh buồm đỏ thắm….Thế là tên cô, câu chuyện đó, cuộc đời lam làm tự chủ của cô, hơn nữa người cha luôn khích lệ thương yêu, dạy cô luôn tin tưởng, sống mạnh mẽ, đừng ngại điều tiếng…..Cô lớn lên đến 17 tuổi trong cuộc sống như thế…. Thì tất cả những ý nghĩa hay của Tên …đã thấm đẫm làm nên tính cách, tâm hồn cô….Rồi cuối cùng câu chuyện kỳ diệu về cánh buồm đỏ thắm đã thành hiện thực với cô !
– Trang Đài nhà nghèo, mô côi từ nhỏ sống cùng với ông nội làm nghề nhồi bông mưu sinh…. Hàng xóm xấu mồm dè bỉu cái đồ nhà khốn khổ í mà đặt tên cho con quý phái như con nhà Vương Thất..để rồi xem…. Nhưng cô bé nhận thức tên mình rất đẹp, lại được người ông rèn rũa bảo ban đường ăn nét ở hàng ngày, cách làm việc chỉn chu nhẹ nhàng cho một công việc không hề nhẹ nhàng….Cứ thế khi cô 17 tuổi một Hầu Tước trẻ thuê cô đến nhồi bông cho rất nhiều chăn đệm nhà mình….một số ngày qua đi người Hầu Tước từ vô tình đến hữu ý quan sát, tiếp xúc với cô phát hiện thấy ở cô bao nhiêu điều quý hóa….họ sau đó ít lâu kết thành vợ chồng
Ý tôi là Danh tính học là có cơ sở ! Nhưng đúng và hay hơn rất nhiều nếu được sống trong một quá trình từ bé có giáo dưỡng, chịu rèn luyện, tâm niệm tốt gắn với ý nghĩa của Tên mà người ta mang ! Vì thế tôi mới nói : có 5 trường hợp nên đặt tên như trên. Nên nếu Tên Hùng chẳng hạn mà thiếu ý thức phấn đấu cho đúng cái Tên đó thì dễ là ‘đầu gấu’ ! Tên Dũng nếu thiếu ý thức chỉnh mình cho đúng nghĩa quảng đại của chữ đó với xã hội thì tuy là dám làm quyết liệt mọi chuyện, có thành công cho bản thân nhưng ‘ha mục vô nhân’ lắm ! Cho nên thực tế có những cái Tên nhưng người khác soi Tên đó vào một con người cụ thế mà rất ‘phản cảm’