Tùy bút về ‘xác ướp và lăng mộ’
Thân ‘cát bụi trần ai’… cần ‘hoàn nguyên luân vũ’ ! Nên các Chính Nhân thành Thánh đều mong được thế !
Tại sao các Đế vương cổ đại của nhiều nước ( như Ai Cập, Trung Hoa…) lại luôn có mong muốn được ướp xác ? Sau này còn thấy cho đến thời hiện đại, ở một số nước khác nữa ( thường là các nước chậm tiến hóa, nhưng cùng giống ở chuyên chế ) – nơi đó thực chẳng theo tư tưởng Đạo Phật gì ( thậm chí còn nhuộm sẫm lý luận xa lạ với thuyết đầu thai / siêu thoát / luân hồi ….) , nhưng khi đã là ‘kẻ bá vương’ rồi cũng thích ướp xác quàn lăng mộ ?! Chung quy đều có hai lý do cơ bản như sau :
– Sự ích kỷ tột cùng của những kẻ mang ‘quyền lực cao hơn nhân sinh’ ! Không chỉ muốn cả Thiên hạ vì mình , tuân theo mình mọi chuyện khi còn sống…mà còn có ý chí mạnh mẽ hơn cho đến lức sắp chết, rằng : bằng mọi giá, thể hiện được quyền lực, khát vọng đó mang xuống mồ….Ngoài ra khi sở hữu quyền lực tối thượng như thế, họ còn mơ hồ nhưng mạnh mẽ tâm lý : được tận hưởng mọi thứ tuyệt đỉnh như khi còn sống…
– Những kẻ hậu duệ , tiếp nối quyền lực từ họ như thế, muốn đời đời được củng cố, truyền nối cho con cháu ( như Tần Thủy Hoàng muốn đến Tần vạn thế… ) nên cũng có nhu cầu nhất thiết phải ướp xác song thân quàn trong lăng mộ càng uy nghi, bề thế, kỳ bí… càng như một biểu tượng mãi mãi với thời gian….hiện hữu, hòng đóng đinh vào tâm thức thiên hạ sự linh thiêng vương gia họ gắn với Trời Đất ( như kim tự tháp Kiop, khổng lồ, nằm giao điểm của xích đạo và kinh độ 0…lỗ nhận ánh sáng hướng về Bắc Đẩu…)
Dù sao thì những Kim tự tháp ở Ai Cập, Tajmaha ở Ấn Độ, lăng mộ Tần Thủy Hoàng thuộc loại vĩ đại bởi : ý tưởng siêu thường, truyền thuyết tuyệt đỉnh, trình độ xây dựng, độc đáo của kiến trúc, với vô số nguồn lực được sử dụng, bí quyết của khoa học , cùng bao nhiêu tinh hoa trí tuệ và lao động bền bỉ của hàng triệu người một thời làm nên…do vậy theo thời gian nó đã trở thành ‘quý’ đến mức là di sản quốc gia….đứng trong danh mục xếp hạng của thế giới về điểm đến du lịch…nên hậu thế không phá bỏ, mà còn tự hào… thành muôn dòng người …đến thăm viếng…đến cầu xin…đến bày tỏ…đến củng cố….đến hoài niệm, đến biểu dương….
Nhưng …vạn vật, muôn loài, mọi chúng sinh… được sinh ra từ ‘cát bụi Trần ai’ sau hành trình sống của nó đều phải trở về với ‘hoàn nguyên luân vũ’…là hợp quy luật ..( tìm hiểu kỹ về thuyết siêu thoát, luân hồi…theo Chính Đạo, thì cũng là vậy ) chứ không theo cách ‘bệnh hoạn tư tưởng’ mà ướp xác quàn vĩnh cửu trong lăng mộ như trên… Vì thế những lăng mộ kể cả như thế cũng dần tiếp đóng đinh trong dòng chảy sinh tồn văn hóa, tư tưởng của đất nước đó – đúng như những vua chúa xưa mong thế….Hệ quả gì sẽ nặng nề với tương lai hơn, với khát vọng ‘ướp xác quàn lăng ‘ như thế còn lan đến thời hiện đại vào trong cả cách của dân gian ??? Tôi triển khai viết ra ý tứ của mình từ suy nghĩ như thế…
1. Hãy hình dung kỹ về chuỗi sinh hóa ! Một thi thể ( dù ướp tẩm, khâm liệm đến trình độ siêu đẳng đến thế nào ) thì không thể tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn hủy hoại…lại được quàn mãi trong môi trường hẹp, kín, tối……thì sau khi các vi khuẩn đã ‘ăn xác’ thì chúng ăn nhau…đã thế lại sinh sản cực nhanh trong điều kiện như thế….thì sinh ra những thứ cực độc hại đến như thế nào….( chúng ăn thứ xấu, ăn nhau,…thải ra thứ xấu…lại tiếp tục ăn vào thứ xấu đã thải, những xác chết của vi khuẩn khác….. Trong khi sự sống bình thường và phát triển thì chuỗi ‘đồng hóa / dị hóa’ phải luôn là sự tiếp nạp tinh hoa, chọn lọc ưu trội, thanh tẩy cặn bã….để tiến hóa …. ) Nên dễ hiểu rằng khi: bới phải, đụng vào, thâm nhập….nó…hoặc để nó thoát ra môi trường bên ngoài….nhiều người liên quan đều gặp phải phản ứng hủy hoại cực kỳ kinh khủng cho tinh thần và thể chất của họ….đến mức sống sau đó mà ‘bất lường, bất trắc, bất đắc kì tử’ ( y học không giải thích được – là bởi tác động của ổ các vi khuẩn được sinh ra phản tiến hóa như thế ). Khổ thay, chuyện đó lại được một số kẻ ‘vụ lợi xã hội’ diễn giải thêm phần huyền bí…kích thích bao nhiêu người khác ( vốn thích tò mò đồn thổi….hay bị cuốn vào những điều mê hoặc…). Các Vua Chúa xưa có hiểu thế không ? Ngoài hai lý do tôi viết trên, thì nếu biết có điều này thì họ cũng thích….vì khiến chẳng kẻ nào sau này dám tùy tiện động vào…để không bị phá quật… Nói phương diện chuỗi sinh hóa như trên để rõ hơn rằng : sự tồn tại của các xác ướp trong các lăng mộ, khi xã hội duy trì theo thời gian…cùng với ý thức ‘tôn thờ quyền lực, tụng ca huyền bí…. để kí sinh tham sân si’ ….vô hình chúng các đời hậu thế của xã hội đó đã ‘bị yểm’ theo nghĩa: bị đẩy vào sự phản quy luật, nên dù sở hữu rất nhiều khu lăng mộ ướp xác như vậy cũng khó phát triển lắm thay… Vì thế khoa học khảo cổ và lịch sử đúng nghĩa, hay ở chỗ : tìm hiểu kĩ về quá khứ, rút ra thêm các quy luật, chọn lọc kế thừa tinh hoa trong một số khía cạnh của xưa để lại, bảo tàng một số nguyên bản mẫu có giá trị nghiên cứu tiếp… đồng thời đi đến phá tan sự ‘huyền bí kì ám’….làm u mê đầu độc hậu thế ! Từ đó gợi ý cho xã hội nên phá bỏ những nơi như thế….
2. Từ những ‘mô hình lăng mộ xác ước’ của các bậc Vua Chúa…. lan tỏa dần nhưng mạnh mẽ, lâu bền vào tâm thức đời sống dân chúng…( như một khát vọng, như một ‘chuẩn mực quyền lực’ cần đạt được và thể hiện…) bước đầu từ những tầng lớp quyền chức và giàu có…. Sau là những biến cách, biến thái, biến dị…muôn vàn, và phổ cập…có thể thấy như đua nhau cải táng và xây lăng mộ ‘tổ tiên’…thổi thêm vào ‘thuyết phong thủy’, tạo thành cả khu mộ của dòng họ mình hoành tráng …hòng truyền giữ ‘cửu trùng’….Ở nhiều làng thôn thì có thể thấy những ‘uyển sỹ’ khảo cổ những ‘hư nhân’ và ‘ảo tích’ địa phương’ để có ‘luận chứng’ xây ‘thành hoàng’ cụ tổ, rồi đền mẫu ….nhiều lắm….Đồng thời…tỏ ra thành kính dâng cúng lên cho tiền bối đã qua đời, những gán ghép : tích hợp huyền danh, nhiệm năng độ trì ….thỏa được muôn nhu cầu vinh thân cho người thường… càng đậm đặc, càng thiêng liêng, càng oai oách thì dường như khả năng phù hộ con cháu càng nghiệm….càng được ‘tín đồ’ thập phương về chiêm bái thờ cúng…..Lâu dần thành văn hóa truyền thống thiêng liêng, thành nền tảng tâm linh …đi vào các dòng chảy của các hoạt động kinh tế xã hội….khắp mọi miền….đời đời thế hệ sau này…Lại tạo cơ hội cho những người muốn lưu danh muôn thửa nhờ cách rất dễ là phúng một số tiền ( gọi là Công Đức ) thay vì có thành tựu, phát minh, công ích tuyệt vời…( cứ gì cứ phải có tên đặt cho các đường phố, hoặc được khắc tên trên bia tiến sĩ ở Văn miếu ?! )… Rồi nhờ thời gian và tâm hồn thích thêu dệt huyền hoặc, huyễn ngã… của dân gian… không hóa Thánh cũng ‘thành Nhân’… dần như thêm chứng thực cho nơi đền miếu rằng : có những ‘tha khách’ là này là nọ đã đến, đã tin, đã góp… Vì thế, đó cũng là cách ‘di truyền bởi dân gian hóa’ kiểu ‘ướp xác quàn lăng’ của các Vua chúa chuyên chế ngày xưa…ở mức độ thấp nhưng phổ biến, được gọi là ‘tập quán văn hóa làng xã….đến xã hội’…. Những vi khuẩn sinh hóa nói ở (1) , thì trong (2) này sẽ thành ‘vi tha’ ( là vi khuẩn mang tính bệnh lý xã hội, thâm nhập và tác động tha hóa đến từng cá nhân )…. Như thế xã hội phát triển tiến hóa được chăng ???
Những điều trên bị lạm sai mãi , càng biến thái theo thời gian… vượt ra ngoài khuôn khổ văn hóa phát triển lành mạnh, tôi tạm gọi là ‘văn hóa xác ướp lăng mộ’ nhằm dựng nên, duy trì, bảo tồn những ‘biểu tượng chết’ hòng mê hoặc tâm linh, phục vụ mong muốn ‘độc tôn, độc trị’ của vua chúa đến kẻ trưởng giả. Thật văn minh, khi ai đó thực là vĩ nhân, nên tạc tượng họ, đưa vào bảo tàng chung cùng những chứng tích cống hiến của họ để đời sau kính trọng và tiếp tục học hỏi….
Cho nên :
– Thiện sinh minh Thái thuận lẽ, trở về với khái niệm siêu thoát đúng quy luật nhưng thánh nhân siêu thế của Chính Đạo
– Mỗi người nên để lại giá trị hay của mình góp cho Nhân gian tiến bộ, hơn là muốn mình luôn ‘nhất’ và giữ mãi ‘thân xác’ cùng tên của mình
Đọc bài này con nghĩ đến đoạn thơ ” Tam Quốc”
Sống thác là thường lý
Phù du cũng một đời
Miễn có Trung với Hiếu
Hà tất sống lâu dài
Sống để lưu danh để khai tâm mở trí cho người mới khó chứ lưu xác để khổ người thì có hay không?