Bàn về quan niệm Tốt / Xấu

Bàn về quan niệm Tốt / Xấu

XÂY ĐƯỢC ĐẠO, HÀNH ĐƯỢC ĐỨC LỚN, HẠNH PHÚC MUÔN DÂN !
Thầy trò Trang Tử cùng đi trong Thiên Hạ để giảng ‘Đạo Đức Kinh’ ( gốc vốn của Lão Tử ) ….
Một buổi chiều, họ đi qua cánh rừng thưa, gặp người thợ mộc, anh ta chọn cây gỗ Tốt để chặt, tha cho cây gỗ Xấu.
Tối, họ đi qua nhà người quen xưa, xin ở lại một đêm. Chủ nhà tốt bụng, nói gia nhân : bây giờ chẳng mua bán được thức gì, sẵn có chuồng Chim chọn ra vài con giết thịt đãi khách. Gia nhân hỏi : giết con nào ? Chủ nhân dặn : giết con chim Xấu không biết hót, mã tồi nhưng đừng có Xấu đến mức xúc phạm khách !
Học trò nghe được vậy, cảm thấy sợ trong lòng, hỏi thày Trang Tử : thưa Thày, chiều cây gỗ vì Xấu mà được sống, tối lại thấy những con chim Xấu phải bị chết. Vậy ở đời nên như thế nào ạ ?
Thày Trang Tử chậm rãi : Tốt / Xấu chẳng qua chỉ là quy ước nhất thời của một người, một gia tộc, một vùng miền, một đất nước…vì thế điều đó có thể thay đổi….ở đây điều này được coi là Tốt, sang thời gian khác, vùng không gian khác lại bị coi là Xấu. Các Ngươi nếu sống lụy vào quan niệm Tốt / Xấu đó thì khó đến thân đến nghiệp, thậm chí khó bảo toàn được tính mạng trong Thiên Hạ xê dịnh, bieestn động, thậm chí đại loạn như bây giờ, như nó vốn thế…
Học trò càng kinh hãi hơn bẩm lại : Chúng con tưởng đi theo Thày truyền bá Đạo Đức Kinh là mong học và hành lấy điều Tốt / Xấu, nay Thày dạy thế thì biết sao đây ?! Vậy cuối cùng cái ‘Đạo Đức’ là gì ạ ?
Thày Trang Tử dạy : Đạo là Quy luật muôn đời, Đức là quy tắc sống của xã hội phải thuận với Quy luật. Được thế thì khỏi phải lo rối loạn và an hòa thôi.
Quan niệm Tốt / Xấu nếu đạt được đến cùng như vậy, và mọi người thực hành được vậy thì mới đi đến Chân Thiện Mỹ ! Không rơi vào cạm bẫy hiểm nguy bởi sự thay đổi quan niệm thay đổi của người !
Tốt / Xấu đúng là quy ước nhận thức chung về Văn hóa xã hội của một Quốc gia, của một Thể chế, của một Bộ Tộc….
Chúng ta thử đặt vài câu hỏi :
Hoàng Đế Gia Long, người ở đỉnh cao trong các triều đại nhà Nguyễn, đã mở mang bờ cõi, thống nhất cương vực lãnh thổ nước Việt như hiện nay ( bao gồm Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa …)…là Tốt hay Xấu ? theo quan niệm của Ai ? Thể chế nào ?
– Cụ Phan Bội Châu bị chính quyền Pháp coi là Xấu, bị quản thúc suốt đời, thì hôm nay và mai sau chúng ta luôn coi là Tốt có phải không ? Ở khía cạnh khác Nguyễn Trường Tộ xúyt bị Vua mình chém đầu vì mang tư tưởng văn minh phương Tây về truyền bá….Tốt hay Xấu ?
– Ở cấp độ khác : Chị Võ Thị Thắng bị chính quyền Sài Gòn kết tội chung thân, sau này được làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Du Lịch VN…Chị Kan Lịch đêm hôm xông vào trại lính Mỹ đang ngủ ném lự đạn, xả súng giết chết gần đại đội ….Họ Tốt hay Xấu ? Theo chuẩn chỉ nào ?
– Hành động như ông Vươn Tiên Lãng, nếu vào thời phong kiến thực dân xưa, thì chắc bây giờ ông ấy đã được coi là anh hùng và có tên đặt ở đường phố nào đó ở các Thành Phố, đại loại như Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn, Lê Văn Tám…
– Một gia đình được coi là gia đình có ‘ truyền thống cách mạng’ nhưng trong nội bộ nhà họ xảy ra chuyện con cả là đảng viên đấu tố bố mẹ, vì bỗng nhiên họ có ý mang nông sản trên đất 5% dấu diếm đi chợ xa để bán kiếm thêm chút cải thiện…Tốt / Xấu thế nào ?
– Những đảm viên làm theo nghị quyết của Đảng mình thì đương nhiên được xem là Tốt rồi. Những sản phẩm của Nghị quyết đó cũng có chuẩn Tốt / Xấu được xây dựng, xem xét bởi chính cách nhìn của đảng đó. Tuy nhiên cũng có một quan niệm Tốt / Xấu khác từ cách nhìn xã hội…
– Ngày xưa một cô gái vì yêu hết lòng mà tự ý đi theo trai thì mặc nhiên bị cả làng phạt vạ, gọt đầu bôi vôi…Nhưng hôm nay cái kẻ chỗm trệ dám gọt đầu bôi vôi cô gái đó thì bị ném đá đến chết, chả ai có thể bù khú ăn thịt trâu liên hoan vì cái vụ đó cả…
– Trước kia Đền Chùa Miếu Mạo đi đập phá càng nhiều càng tốt…Những công trình đó Tốt hay Xấu ? Hành động hủy hoại đó Xấu hay Tốt ? Còn bây giờ lại mọc lên như nấm sau mưa…các tỉnh, hội đoàn cạnh tranh nhau xây cái sau hoành tráng hơn cái trước…Tinh thần Tâm linh thế Tốt hay Xấu ? Có những người hồi cải cách ruộng đất đi lên nhờ đập phá, bây giờ làm to lại tiên phong góp phần xây Chùa, đi Chùa…là thế nào ?
 
Văn hóa người Việt : nuôi con bằng tất cả tấm lòng, sự tốt đẹp mình có được…để mong con sau này an nhàn, hơn người, phụng dưỡng lại mình. Trong khi Phương Tây : tạo điều kiện con tự lập, bản thân trưởng thành để luôn hữu ích với xã hội, say mê, thành công trong lao động đã chọn…
Tôi thử có những câu hỏi và nhận xét như vậy để muốn nói : Tôi quá ngưỡng mộ tư tưởng, quan điểm của Trang Tử ( hàng trăm năm trước Công nguyên )…thật tuyệt vời ! Tôi hiểu quan niệm Tốt / Xấu từ đâu sinh ra, thừa nhận rằng đó là một hệ quy chiếu về chuẩn văn hóa Xã hội mà mọi người phải tìm cách điều chỉnh bản thân trong đó…Nhưng nếu chỉ chấp nhận thế thì đã bị vòng Kim cô của nó vây hãm, khó hội nhập, tương sinh với các xã hội khác, thời thế khác…Còn nếu đạt được điều như Trang Tử nói thì sống thoải mái trong đó, nhưng vẫn hội nhập được vào các chuẩn văn hóa xã hội khác tự nhiên mà không khó khăn hay xung đột…
Một trong những nỗ lực tự nhiên thoát khỏi vòng Kim cô Tốt / Xấu trước hết luôn thuộc về tư tưởng của con người chúng ta….không hẳn cố phá bỏ quan niệm Tốt / Xấu của xã hội nào đó mà là vươn lên cao hơn, mở rộng nó ra giao hòa được với Quy tắc của xã hội khác, đặc biệt đồng thuận, thấu đạt với Quy luật của muôn đời. Tốt ư ? Có thể được một thể chế nhất định thừa nhận, nhưng Chân Thiện Mỹ làm sao được khi nghịch Đạo ! Lại đẻ ra những Quy tắc chẳng giống ai…đi đâu cũng xung đột, làm gì cũng lụn bại…không tìm ra, không nuôi dưỡng được Chân Thiện Mỹ…vốn có trong Đời, thậm chí tiêu diệt bao mầm mống của nó thì làm gì có Vị Lai tươi sáng…Chế độ Ponpot Iengxary là ví dụ bi kịch nhất về điều đó…cho dù trong lòng nó có những chuẩn về Tốt Xấu của chế độ đó. Nhưng chúng ta tự hỏi : chúng nhân danh điều Tốt / Xấu gì khi tạo ra một chế độ có thể hủy diệt cả giống nòi, nhân dân, dân tộc của chính nó ?
Đó là chưa kể tôi đã quan sát bao nhiêu lâu, rất nhiều trường hợp để kết luận rằng : cái gọi là ‘lòng Tốt’ bản thân nó không dẫn đến Hạnh phúc…cũng không phải là nhờ phương pháp Tốt mà phải là phương pháp của Chân Thiện Mỹ !

Cuối cùng : câu ‘Dụng Nhân như dụng Mộc’ cũng có ý rằng : vấn đề không phải là Tốt / Xấu chỉ theo cách ai nghĩ với ‘Chuẩn’ của họ , mà là theo Việc vậy ! Nên nhìn nhận và dùng được mọi sự theo cách Chân Thiện Mỹ….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.