Biến thái Nhân sinh

Biến thái Nhân sinh

  1. Một ông, vốn nghèo khổ cơ cực từ bé… rồi bị nhiễm cái triết lý‘…ta có gì mất ngoài nghèo khổ’ nên sớm ý thức phải ngoi lên trong đời bằng mọi giá! Mọi điều đều đáng làm nếu cái duy nhất bị mất chỉ là nghèo khổ ! Có đường nào thoát được nghèo thì đó đều là đường lên Thiên đàng ! Còn hiện giờ thì xã hội đang hỗn mang ! Ai mưu ma , quỷ kế mới mong tồn tại được trong nó, nên phát huy cái triết lý như trên, càng ngày ông chả từ việc gì không làm để có lợi hơn cho bản thân! Ông ta lấy vợ vốn chân thiện, đẻ mãi mới được đứa con trai, nên quý hơn mọi nhẽ, tử cũng được miễn là cho nó được mọi điều quý! Điều duy nhất ông ta thấy còn có lý có tình : ‘hy sinh đời bố củng cố đời con’! Ông ta nói với vợ : từ bé tôi không biết sướng là gì, tôi sẽ kiếm tiền bằng mọi giá để cho nó mọi điều được sướng thay phần của tôi chưa từng, chưa được, chưa kịp hưởng nữa ! Vợ ông lương thiện, có lời khuyên, ông thấy cản trở, ghét bỏ phắt ! Thằng quý tử nó vốn ngoan lành như kế sinh từ mẹ, nhưng từ đó ở với ông, càng lớn lên, càng học nhiều hơn, càng thừa hưởng nhiều bởi bố. Một hôm, ông tức tối mắng nó vì cái tội liên tục ăn cắp những món tiền to trong tủ: mày cần cứ đàng hoàng nói lý do, xin tao bao nhiêu tao cho có phải sướng không, sao phải ăn cắp trong nhà cho nhục cho khổ ?Nó nói : con muốn được cảm giác như bố làm thế nào để có nhiều tiền thôi mà ! Xin lại phải có lý do, dù thế nào đâu có được nhiều như ý, vả lại nếu xin cái duy nhất bố có thể cho là tiền thôi, còn sự sung sướng thì bằng cách thế con mới tự tìm thấy , bố không biết phê đến như thế nào đâu ! Cái Thiên đường mà bố thỉnh thoảng lên lớp với ai đó mới cho được ít người như bố, mới sướng bỏ mẹ được thôi. Còn Thiên đường của con thì đúng như bố nói : có Tiền tươi là mua tươi Tiên cũng được là gì ! Ông hiểu ra trợn mắt, sùi bọt mép, nhưng vẫn nhẩm nhanh được con tính : Ôi, ngay cả mày có Heroin thế nào đi chăng chữa thì đâu cần đến ngần ấy tiền!? Quý tử đáp : Bố quên là phải chia sẻ cho nhân quần khi mình có điều kiện hơn họ như lý thuyết của bố là gì, bố nói mà không làm, thì con phải gánh hộ thôi !
  1. Đang và Dân vốn là hai người bạn tốt gắn bó với nhau từ nhỏ,tuy tính cách có khác nhau : Đang hãnh tiến, Dân chất phác, nhưng có lời với nhau luôn chia ngọt sẻ bùi theo năm tháng. Hai người năng lực xêm xêm của công chức bình thường, Dân lấy sự yên lành làm may mắn, Đang tìm vận hội làm tiến thủ. Dần dà, khi có cơ hội đề bạt, Đang nói Dân tạm nhường để được lên , giờ có chân ngồi chễm chệ ở một cơ quan Nhà nước lớn có quyền cấp phát ngân sách quốc gia. Dân lành hiền, nhưng ở nơi chân chỉ hạt bột, có thêm tiếng bạn làm to, nên cũng có vị trí quan trọng ở một tỉnh miền ngược, coi thế là tự nhiên cũng như cái việc định kỳ tiền ngân sách chảy về tài khoản là việc công, bạn thân thiết từ thuởu hàn vi bấy nay lại đang làm việc ấy, nên có dễ dàng càng là tất yếu. Đang quen được chạy chọt nịnh bợ, cảm tạ lại quả của bao kẻ khác hòng mong xin được cấp tiền nhiều và sớm hơn…Đang khó chịu trong người lắm khi bấy lâu nay không hề thấy Dân mở mồm cảm ơn, xin xỏ khúm núm lễ độ phong bì như họ…Nên nhân một lần Dân lên Trên cần gặp Đang vì kinh phí xây nhà máy thuỷ điện ! Đang cố ý nhị nhưng thẳng thắn lên mặt cảnh cáo : Suối không tự nhiên chảy, Tiền càng không phải tự tìm chỗ ‘thấp’ để dồn tụ! Chim không tự nhiên hót, tao phải cần rất nhiều thứ mới vui được chút như vậy , nước không tự nhiên sinh ra được điện, cái thứ văn minh công sở nơi đây nó còn ngốn tiền hơn nhiều việc xây những nhà máy phát ra chút ánh sáng như ở chỗ mày…. Cũng nên biết điều hơn là chỉ biết bạn biết bè. Dân nghe thế, hiểu ra nói lại : bây giờ thì tao chỉ biết một điều này: tình bạn bè không tự nhiên có sẵn, nhưng sự kính trọng còn khó khăn hơn thế vạn lần. Không tự nhiên mày được là quan trên, nhưng từ nay như muôn thứ dân khác tao có lý do phải gọi mày là ‘thằng’! Và hãy nhớ là không có ‘thằng Đang’ ngồi đây thì nước cứ chảy, chim vẫn hót, tỉnh tao vẫn có ánh sáng, bất chấp cái ‘triết lý’ rắc rối tăm tối của nó vừa phun ra ! Sau đó Dân trở về phải khó khăn hơn với những việc thường, còn Đang phát triển tiếp cái triết lý của mình đến quy mô lớn, càng khinh Dân hơn đồ bỏ !
  1. Từ khi có con người, Thế giới trải qua rất nhiều thiên niên kỷ hỗn độn! Rồi binh đao một thời đã thiết lập nên một thứ ‘trật tự hỗn độn’ mới, bởi hai cực quyền cạnh tranh toàn cầu! Giữa hai cực đó, các Dân tộc, Quốc gia nhỏ yếu khácbị xô đẩy, gom tụ vào và thành những cục nam châm kích cỡ khác nhau…. Những người có trách nhiệm ‘định hình cho Nước’ nhận ra một triết lý rằng : nếu cục nam châm mình trở thành to hơn nó sẽ có sức mạnh hơn… đến mức độ nào đó có thể hút được những thứ không chỉ là sắt nữa. mà là từ của cải cho đến không khí ! Nhưng phải có ‘từ tính tư tưởng’ càng mạnh càng tốt! Dân chúng xưa nay chỉ biết “ dĩ thực vi tiên’, ‘dĩ an vi quý’… tuy chả hiểu gì nhưng như muôn vàn hạt mạt sắt phân tán…nay bị hút đẩy, dịch chuyển bởi những cục nam châm như thế…Những đứa dân như đất cũng phải bị ‘nhiễm từ’ để ‘có giá trị’, được bôi trên đầu cái mũ hoặc mũ xanh hoặc đỏ được gán cho những ý niệm mê hoặc, những hình thù oai oách ‘mọi người đều là nhân tố tiên phong, ở mọi nơi đều được gọi là tiền đồn, vào mọi lúc phải hướng về…’…với những bài hát sẵn sàng làm long trời lở đất ở bất cứ đâu… Khổ nỗi là làm, ăn, ở, đi , nói… tất ráo trọi mọi cái to nhỏ gì cũng phải bị định hướng, từ đó mới được cấp phát, được hưởng theo mức mức độ ‘giá trị nhiễm từ’ gắn với quan điểm rất khắc nghiệt : trực Nam hay chính Bắc, cận Đông hay thiên Tây, chứ không phải theo cái lối vô tư như chim muông, cây cối trong trời đất nữa ! Rồi nhìn qua cũng có vẻ có trật tự hơn thật… Có cục nam châm bây giờ đã thành những khối khổng lồ, tối thẫm đến mức dân chúng bị ám ảnh bởi khái niệm về cái ‘hố đen’ ghê gớm : ở đó người ta bảo đến ánh sáng cũng không thoát ra ngoài được! Con người thèm được tự do, được như trước kia ai ai vẫn biết ánh sáng được phát toả trên đầu Phật, đầu Chúa !

Bình luận (1)

  1. Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy,
    Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh,
    Dù kẻ phàm tục hay kẻ tu hành,
    Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
    Ta hay chê cuộc đời méo mó,
    Sao ta không tròn tự trong tâm?
    Đất ôm cho những hạt nảy mầm,
    Nhưng chồi tự vươn lên tìm ánh sáng.
    Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
    Thì chắc gì, ta nhận ra ta?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.