‘Thời gian Nhân Loại’

‘Thời gian Nhân Loại’

CHỨA TRONG THỜI GIAN LÀ SỰ CHUYỂN HÓA….VÀ BẢN CHẤT MỌI SỰ….
Khi có thời gian, tôi hay tự cho mình suy nghĩ tự do về mọi điều…từ cụ thể đến siêu hình, từ bé tí đến lớn lao, từ có thật đến giả định, từ bản thân ra ngoài Vũ trụ…trong đó đặc biệt là suy tưởng về ‘Thời gian’ ….rất thú vị chứ không vô thưởng vô phạt, vì đều giúp mình dàn lý giải được nhiều hơn mọi chuyện, củng cố những gì hữu ích trong công việc rất thực đang làm…

. Trong lich sử Nhân loại, con người luôn mang khát vọng và kiên trì, có thể nghĩ ra, đã sẵn sàng thay đổi bao cách cũ để đi dần đến giải pháp siêu việt ‘vượt giới hạn’ của thiên nhiên ( thoát lực hút trái đất, tốc độ cận ánh sáng, tìm đường ngầm không gian…), hòng mong đi tới một hành tinh nào đó thậm chí ngoài dải Thiên Hà, nhằm kiến tạo một môi trường sống mới cho Nhân loại tương lai. Nhưng dường như không muốn hay không thể thay đổi những tập tính sống ngàn xưa của chính mình như : phải có đêm Trung Thu, vẫn chỉ 24 giờ ngày và đêm thôi, muốn có tôm cá ăn sống và làm mắm, có Hoa Hồng tình yêu, có sa mạc để khoái cưỡi lạc đà, mùa đông có tuyết để thỏa thú trượt tuyết….và cái của mình vẫn luôn phải nhiều hơn người khác….và vẫn đốt ‘vàng mã’ !!!!

. Nhân loại mất 20 triệu năm từ ‘Khỉ tiến hóa thành Người’. Bây giờ, trong khoảng hơn 10 năm nữa có thể tạo nên robot biết suy nghĩ . 200 năm tiếp theo sẽ tạo ra robot có khả năng sinh ra robot con. 2000 năm tiếp nữa robot mới có được cảm giác hân hoan. 2 vạn năm sau nữa may ra mới có robot biết thở than kêu ca ‘chán đời’ . 2 triệu năm nữa robot mới có tư tưởng tôn giáo. 20 triệu năm sau Nhân loại mới tạo ra được robot mới có trạng thái muốn tự tử ( đúng bằng thời gian từ Khỉ tiến hóa thành người như trên ) ! Điều đó cảnh báo ‘sự lụi tàn’ bởi bế tắc của chính Nhân loại về điều ‘tiến hóa để làm gì’ ??? Hay đúng hơn là trong quá trình tiến hóa của mình có nhất thiết phải cố làm ra robot đến trình độ như thế không ? Hay là cần nỗ lực liên tục, làm chính cuộc sống Con Người, đi đến chỗ không Ai phải muốn tự tử ?!

. Mất 10 năm để một người bình thường và cụ thể có thể học giỏi những kiến thức đã được lựa chọn đưa vào giảng dạy. Nếu sống được dài, khỏe mạnh, lao động bình thường phải mất 100 năm để ứng dụng được tốt 10% những điều đã học. Xã hội phải mất 1000 năm để đổi mới được 10% những định đề nền tảng đã đưa vào dạy học trước đó. Mất 1 vạn năm Nhân loại mới ‘xóa hết’ đi các kến thức cũ được tích lũy, bằng hệ tri thức hoàn toàn mới ! Và 90% trong tổng tri thức mỗi người chưa ứng dụng ấy, nhân lên vài chục tỉ con người từ xửa xưa, đến 1 vạn năm tương lai nữa sau này…. gần bằng sự dư thừa các tỉ nơron thần kinh trong não người…..thật ra không được huy động đúng , tốt, đủ, chuẩn để tư duy! Não người cần quá nhiều ( dự phòng cho một hiệu suất kết nối tư duy quá thấp ). Những nơ ron ‘dư thừa’ ấy, hóa ra lại chính là thủ phạm làm nên nhiều ‘lầm lạc’ / ngộ nhận / và chứa những ‘điều không phải là từ học’ là thế !

. Mất 3 triệu năm Nhân loại mới biết nói và tạo nên được ngôn ngữ với muôn cách thể hiện phong phú như hiện nay. Nhưng một đứa bé sinh ra đến 3 tuổi mới biết nói, lớn đến 30 tuổi sẽ sử dụng ngôn ngữ tốt và theo cách riêng. 30 năm nữa của Nó để biết cách ‘kiệm nói’ . 30 năm cuối cùng, muốn im lặng suy nghĩ về những ‘điều đã nói’ trước đó. Và người đó mong mình ‘lập ngôn’ được một câu nói để lại được 300 năm sau. Và toàn bộ độ dài thời gian Nhân Loại sau này mới thấu hiểu được rằng : cần học được cách nghe ‘thiên nhiên, Vũ trụ nói’ và trao đổi chỉ cần bằng ngôn ngữ ‘lập trình mọi điều’ thay cho nói lắm lời và vung tán tàn !!!

. Những năm đầu tiên của cuộc đời mỗi người, giành như toàn bộ thời gian để tiếp nạp học vấn! Khoảng giữa cuộc đời họ tìm cách sử dụng tri thức được truyền thụ từ bên ngoài ( Thày ), theo cách và thực tiễn riêng của mình hơn là theo ‘sách’ ! Những năm tháng cuối cùng, có Trí Tuệ để nhận ra : để đi được xa thì nên như ‘con tàu Vũ trụ’ có nhiều ‘động cơ tri thức’ gắn với chính bản thân Nó, và nên cắt bỏ từng tầng sau mỗi một đoạn hành trình ! Thật kỳ diệu khi hiểu rằng : để có thể đi nhanh như ánh sáng thì phải làm ra con tàu có lực đẩy bằng chính toàn bộ khối lượng Vũ trụ! Mới hay nguyên lý : phải giảm ‘Trọng lượng Tối’ đi để chính mình có thể thu nhận được ‘Năng lượng Trắng’ !

Thú vị thay !!!

Bình luận (2)

  1. Trong Đạo Đức Kinh có những câu như “Tuyệt học vô ưu” (Chương 20) hay “Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn” (Chương 48) có ý nói rằng giai đoạn “nạp học vấn” ai cũng phải trải qua, sau đó sự học đến lúc nào đó có thể thấy rằng nếu chỉ đi theo hướng “chuyên môn”, “đầu ngành” thì sẽ đến tới hạn và bế tắc, nhưng nếu biết chuyển sang tu “Đạo” thì con đường phía trước sẽ rộng mở, xán lạn.

    (Học nhiều càng lắm rườm ra,
    Càng gần đạo cả càng ra đơn thuần.
    Giản phân rồi lại giản phân,
    Tuần phiền rũ sạch còn thuần vô vi.
    Vô vi huyền diệu khôn bì,
    Không làm mà chẳng việc chi không làm.
    Vô vi mà được thế gian,
    Càng xoay sở lắm, đời càng rối ben!.)

    Suy ngẫm về thời gian thật thú vị, chúng ta cảm nhận (thấy) được thời gian qua sự thay đổi trạng thái của SVHT, còn Trang Tử nói “Bậc đạo nhân coi vạn năm như một khắc. Toàn vẹn và giản đơn, vạn vật là vạn vật”.

  2. Chắc nhiều người đã từng đọc câu chuyện về Ông Lão đánh cá và người doanh nhân. Người Doanh nhân nghĩ ra đủ kế sách làm giàu, thay đổi, phát triển cuộc sống… nhưng cái đích cuối cùng lại quay về đúng với cái mà ông lãi đánh cá đang làm, rất đơn giản đó là được ngồi trên biển, ngắm hoàng hôn và chẳng phải lo nghĩ gì.
    Em quan sát và ngẫm thấy đa phần 99,999999% con người chúng ta phải đi theo đường vòng, tức là tự làm rối tinh rối mù, tự làm phức tạp hóa tất cả mọi chuyện … để rồi sau đó nhận thức được, bản chất cuộc sống thật đơn giản. Khi mọi sự đang đơn giản thì 99,999999% đều ko chấp nhận nó, nên phải tìm cách làm cho nó to tát hơn, làm cho nó xứng đáng hơn, cho nó hoành tráng hơn…Sau đó thì nhận ra cái đích của mình là sự đơn giản.
    Đó chính xác là quy luật chuyển hóa phổ biến với 99,999999% nhân loại.
    Em nghiệm thấy đa phần những người đi tu, tìm kiếm sự đơn giản ngay từ đầu lại không có khả năng giữ gìn giới đức và phẩm hạnh bằng nhiều người xông pha thương trường, chính trường, sau đó ngộ ra những điều hay.
    Vậy nên em mới rút ra 1 điều rằng: “Nếu bạn chưa làm điều xấu thì ko chắc bạn là người tốt, chỉ chắc chắn là bạn chưa làm điều xấu mà thôi”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.