Từ trộm Chó đến ăn căp vặt…
DÂN NẾU CÓ TỘI THÌ TRƯỚC LÀ TẠI QUAN
Gần đây, khi rỗi việc tôi hay nghe thấy người ta phàn nàn nhiều hơn về việc trộm cắp vặt của nhiều người…nên suy nghĩ về việc này…rồi khảo cứu lại cả ông Ngô Tất Tố ( người được xem là chuyên gia về chuyện Làng Xã Việt )….Tôi không có ý quy nạp, lại không có ý tiếc nuối cảnh Làng xã thuở tự cung tự cấp… chỉ là cách nhìn của riêng tôi trong quan sát cuộc sống và chiêm nghiệm thế sự của mình
Xưa các hộ nông dân, ai nấy đều chăm chỉ cày cấy làm ăn tự cung tự cấp, tự bằng lòng trên khoảnh ruộng của mình ( chế độ Phong kiến dù ich kỷ tột cùng vẫn để lại cho họ ). Trong cùng một Làng nhà nào cũng gần như nhà nào về về mọi thứ. Điều nào, cái gì có chút khác lạ thì rất nhanh chóng từ đầu đến cuối Thôn ai ai cũng biết. Người nào nếu là tâm điểm của những chuyện như vậy nếu không giải thích được căn nguyên ( với dư luận Làng ) thì chỉ có cách úp mo vào mặt bỏ đi biệt xứ. Sự trao đổi sản vật chủ yếu nhờ chút tiết kiệm mà có hơn là dư thừa, cũng chỉ diễn ra cách nhật, một tí buổi sáng, ở khoảnh đất rộng gọi là chợ Làng, và cốt để giải quyết vài nhu cầu phát sinh khi cơ nhỡ…thì cả Làng nước cũng đều biết cả. Hơn nữa, ai cũng hồn nhiên tự kể ra với hàng xóm những căn cớ gì mà họ ‘đi chợ’
Mọi người trong Lành xã cũng quen mặt nhau khi tắt lửa tối đèn, đã thế nhà nào cũng nuôi Chó, bọn chúng cũng quen hơn bén tiếng nhau. Nuôi Chó không hẳn là giữ nhà vì khi đi làm đồng áng của rả nhà nào cũng mở toang hoang ra chả có làm sao, mà chủ yếu để trông giữ trẻ con, tri âm tri kỷ với người già. Vì thế chuyện ăn cắp cơ bản là không có, họa chăng chỉ là hiếm khi, rất vặt vãnh, nếu xảy ra, gần chỉ do kẻ lạ nơi khác mò đến trong đêm tối. Khi ấy Chó cả Làng phát hiện ra cùng họa lên sủa dai dẳng mà đuổi trộm chí chết. Kẻ trộm nếu trót lọt mang được của ăn trộm về nhà nó hay ra chợ Làng bán cũng khó mà qua được muôn con mắt xét nét kì thị : nhà nó như thế, phần người nó đến thế thì lấy đâu ra mà ăn mà tiêu như thế. Mặt bằng cuộc sống chung thấp và tối giản, lại ‘lấy chuyện anh em xa đổi chuyện láng giềng gần’ nên kẻ trộm gặp may lấy trộm được con gà qué nhà ai thì cũng gặp họa bị móc họng bởi điều tiếng thị phi cho đến tàn mạt cả họ…
Một Ngàn năm bị đeo ách đô hộ bởi phong kiến phương Bắc , dù đến của khoai cũng bị thành là khoai Tàu, con ghẻ cũng là ghẻ Tàu…Làng xóm luôn là thế….Gần trăm năm bị đội cái mũ của thực dân…dù cô Kếu nhà quê đi ra thị thành có nửa buổi đã kịp nhiễm về đổi tên là Kiều thì Làng xóm vẫn như thế…. Ấy thế mà khi gọi là có Nhà nước của mình…Quan được trên bổ về…rồi gom nhà nhà vào Hợp tác xã, người người vào tổ đội…với lề lối : mọi người làm, nói,ăn, nghĩ, ái ố hỉ nộ…giống nhau y chang theo ý chí và hiệu lệnh của Quan…Mọi thứ, trăm thức đều được gán vào cái Tem gọi là của Công, do Nhà nước quản lý…đến con Chó cũng đói rã họng chả sủa nổi, chả biết sủa ai, nó không còn có ai là chủ cụ thể , của Công hết trọi rồi, chả ai còn tài sản riêng gì thì nó biết sủa làm sao được….nó thường chạy hoang hoải trên đường cái Quan… Chả ai dám xem Chó là sở hữu riêng của mình..vì đến bố đẻ nếu có ba cái áo : một thường đi làm đồng, một để thỉnh thoảng thay khi đi lễ lạt, một cái tinh tươm để diện Tết thì đã bị coi là địa chủ đến con ruột còn chả dám nhận…
Mọi người đi làm tập thể, dù làm ra bao nhiêu, thì mỗi người cũng chỉ nhận được nhu cầu tối thiểu và như nhau trong ngày mà thôi. Thặng dư thì nộp hết vào kho cho Quan nhỏ Quan lớn… Dân không ai được biết, được bàn, được kiểm tra gì… Ai có khả năng tiên tri, có tầm nhìn hơn người thì cũng có thể chỉ đoán nổi đến ngày chủ nhật tới ‘may phúc lắm có chút ăn tươi Quan cho thêm’ , còn 50/50 thì được Quan ngơ đi một chút, hé mở Làng ra cho dân tự chút ‘cải thiện’….. Khi cơ may lên đến 51 trở lên thì phong trào của dân Làng cốt là miếng ăn…và Chó hoang rơi vào tầm ngắm của họ…Tuy mọi thứ là của Công hết…nhưng lạ thay Chó không bị rơi vào danh mục bị dán Tem ‘Công hữu’, hay là tài sản gi, có lẽ bởi đã mất khả năng của Chó như trước kia nên không còn ý nghĩa, nuôi nó thì đến người còn không đủ ăn …nên Chó hoang nhan nhản…. Với lại dân khi oằn lưng làm đồng áng thì thường ngửi thấy các Quan dấm dúi xơi thịt Chó nơi đình Làng thờ Thành Hoàng… Đã là Quan thì cái gì cũng có thể tìm cớ mà xơi được tất, nhưng muốn ‘chính danh’ cơ, nên hội đồng Quan rất khôn chừa ra một thứ là Chó không xếp vào danh mục ‘của Công’ chăng, để phòng khi thèm nhớ ‘Cầy bẩy món’ truyền thống ?! Từ đó ý Quan và lòng Dân có điểm giống nhau, vô hình mà hữu tình làm xuất hiện tệ đánh trộm chó và tăng trưởng kinh lắm !!!
Trong sự nghiệp Hợp tác xã, để đi lên đại đồng Thế giới….Dân ngày đêm được nhồi thêm cho vào óc cái sự học rằng : hễ có kẻ giàu, đứa có của thì chính nó gọi là tư bản, chính hiệu là nhờ bóc lột, nên lấy lại của nó là không xấu. Hàng ngày được đứng trong hàng ngũ hát tóp bụng cái bài có đoạn :’vùng lên hỡi ai cùng khổ bần hàn…cướp lấy bao nhiêu lợi quyền về qua tay mình…’ nên những việc nào diễn ra kiểu như thế lại được coi là ‘cách mạng’ nữa chứ, tuy chưa được sướng mồm ăn nhưng thấy phê lỗ nhĩ lắm… Lại có kẻ tinh hoa trong hàng ngũ nhà Quan, đi học lỏm được ở Trường Lớn về ( ông này cũng đạo văn ) nôn ra câu ranh ngôn còn nhựa mận Chó : ‘Thế giới ngày nay thì tri thức cũng là tư bản, mà tư bản là phản Hơp tác xã , phải cướp đoạt lại ! Nên trong các thứ trộm thì trộm sách, đánh cắp tri thức là ít có tội nhất là để làm giàu cho văn hóa của mình’… Lại nữa mấy độ gần đây….Người dân thấy đâu đâu cũng có khẩu khiểu Quan treo : ‘Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân”….được đề cao vai trò : Dân biết Dân Bàn, Dân làm Dân kiểm tra…. Dân tuy trộm Chó đỡ cái bụng đói nhưng vẫn còn có cái đầu óc tối thiểu của mìnhđể tinh tỉnh cơn hứng mơi : thế sao không thấy chữ ‘Dân được hưởng’ nhỉ ? Trong khi Dân ngày xưa vẫn quan niệm, mặc nhiên Quan là ‘Phụ Mẫu’ nên cũng đã vốn có tâm lý chấp nhận lẽ : Quan ngồi trên ăn chốc đủ thứ. Dưng mà đằng này chính các Quan nói họ là đầy tớ của Dân ! Cơ mà họ chả làm gì cho Dân mà phè phỡn rồi nhà lầu xe hơi kìn kìn thế kia chớ ? Tất là trộm cướp này nọ mà có rồi ! Huống hồ ta là Dân được coi là Chủ ?! Dân thấy yên tâm…thấy có ‘cái Lý để dựa’ mà chuyển từ trộm Chó sang ăn cắp vặt muôn thứ khác có thể…ở mọi nơi có thể…từ của công sang của đứa nào được xem là có vẻ là người nhà của ‘đầy tớ’…hoặc của ai có ‘dấu hiệu tư bản’ như được nhồi sọ…. Thế giới hội nhập, nên cái món trộm cắp vặt cũng sang cả nước ngoài….
Vĩ thanh :
– Bị cáo hãy lói tại sao đi trộm chó thế lào mà vớ phải của nhà người khác ? Tòa hỏi ( sau này có Tòa để xử việc trộm cắp vì nó nảy nòi kinh khủng )
– Bị cáo Dân : dạ thưa, con thực chỉ dám bắt Chó hoang trên đường cái Quan thôi, từ ông con đến nay luôn tưởng không thuộc ‘Công hữu’, nào biết là của nhà ai thì đâu dám ạ. Với lại ở Thủ đô, ngày lễ ngày tết con vẫn thấy những giỏ hoa của công mà bao nhiêu người này người nọ vẫn bẻ, vẫn lấy chả ai bị làm sao cả ạ. Quanh Làng chúng con thấy bao nhiêu thứ ‘của Công’ mà Quan dùng như của riêng có sao đâu ạ!
– Á thằng này lỏ mồm ní nuận ? Chó mà thuộc ‘Công hữu’ thì không đến nượt mày, nại càng không phải được xử ở đây nghe chưa. May nà Chó không thuộc ‘tư bản’ hiểu chưa . Nhưng thà như mày nấy trộm của ‘tư bản’ thì còn được phần nhẹ đòn con ạ!
good,good, good!!!!!!!!!!!!!!!
thay that sau sác, neu ai cung hieu thi dau co canh khon cung cua nguoi lam chu dat nuoc!