10 Nhân Quả của Việt Nam ?!

10 Nhân Quả của Việt Nam ?!

TỔNG KẾT ĐÚNG HƠN NHIỀU LÝ LUẬN MÒ
Chỉ là suy nghiệm của cá nhân tôi: 10 điều tôi viết ( theo thứ tự Sinh / Phát ) dưới đây vừa là Nhân vừa là Quả của Việt Nam ( nhìn thấy rõ trong nhiều chục năm gần đây ?! ). Tôi đã trao đổi thử với nhiều cán bộ đảng viên tôi biết, họ đều thấy tất cả các điều trong bài này từ chính thuyết đến hiện thực , được toàn xã hội thừa nhận là đã và đang như thế ). Chúng ta phản tỉnh nhận thức để sửa chữa ‘Nhân / Quả’ ấy sao cho tốt hơn, nếu thấy đúng và muốn! Không thì thôi , thế thôi !
…….1. Đấu tranh giai cấp:
là tư tưởng lõi chủ thuyết Mác Lê, theo đó đấu tranh vừa là tất yếu vừa là động lực tiến hoá xã hội. Trong đó đội giai cấp công nhân lên là ưu tú nhất mọi thời đại, tiên phong phất cao cờ cách mạng, liên minh với nông dân, ‘trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ’ xây dựng CNCS

2. ‘Chuyên chính vô sản’
là nguyên tắc ứng xử xuyên suốt, cứng rắn, không thoả hiệp của hệ thống quyền lực Nhà nước ‘công nông’ đối với các lực lượng khác còn lại khi không từ bỏ chính họ để đi theo mình, sẵn sàng dùng bạo lực ‘chính quyền trên đầu súng’ chấn áp triệt để mầm mống chống đối

3. Thể chế Đảng trị :
vai trò vị thế của Đảng cầm quyền ‘không thừa nhận Đảng phái khác, không phân nhượng bất cứ Tổ chức nào , độc tôn / toàn diện / xuyên suốt nắm quyền lãnh đạo Quốc gia mãi mãi’ đã được chính do Đảng hiến định và luật hoá. Từ đó Đảng đứng trên lập pháp, hành pháp và tư pháp

4. Nhà nước độc quản :
thực sự trở thành ‘siêu công cụ’ của Đảng và ‘siêu khái niệm’ so với nghĩa phổ quát ở các Quốc gia thông thường, ‘siêu hệ thống ‘ với nhân dân… vì có quyền nắm giữ, chi phối… mọi nguồn lực của Quốc gia, cùng quyết định cơ chế sử dụng / vận hành chúng ở mọi lĩnh vực và quy mô…


5. Chính sách lý lịch :

hệ quả tất yếu của ( 1/2/3 ), phải tham chiếu vào đó để xét đủ tiêu chuẩn, nhằm bổ nhiệm nhân sự ( đề cao ‘Đỏ’ chính trị ) vào các vị trí chủ chốt của hệ thống bộ máy Nhà nước như (4) và đảm bảo những người đó không chỉ suốt đời họ, mà kế tiếp các thế hệ luôn là và luôn vì (1/2/3/4 )


6. Trách nhiệm tập thể :

đây là một đặc điểm riêng, vô cùng điển hình ( của và do 3/4 ), là thực tiễn hoạt động trong mọi cấp tổ chức thuộc ( 3/4 ). Do tồn tại một nguyên tắc là trước khi làm gì đều có ‘HỌP’ và ‘thiểu số phục tùng đa số’ , cho dù có thủ trưởng và ông ta ký quyết định ( vừa ức vừa khoái )

7. Bao cấp xin cho :
xuất phát từ ý thức hệ ( 3&4 ) nên phân quyền và phân cấp từ trên Trung ương xuống dưới Địa phương: ‘Trên’ xuất phát từ ý chí, hoặc xem xét , phê duyệt cho ‘Dưới’ đường lối / kế hoạch / dự án / ngân sách / nguồn lực….. và ‘Dưới’ muốn làm gì phải xin phép ‘Trên’ đồng ý, thậm chí ban phát.

8. Chế độ cào bằng :
đây không hề đơn giản chỉ là ‘bình quân hoá’ thu nhập. Sâu sa và toàn diện hơn là để hầu hết các tầng lớp nhán dân ‘ai cũng thấp na ná như ai’ từ trình độ, quan niệm, lối sống…để thành đại khối ‘quần chúng đông đảo và cùng màu, vừa kiểm soát nhau’ vừa dễ thống nhất, vừa dễ cai trị

9. Lợi ích nhóm :
là ‘biến thể / biến dị / biến tướng’ như xu hướng tất yếu đặc biệt của (3/4/7 : ‘đỏ chính trị’ làm đỏ được mọi chuyện khác ), lại do vô lý của (8), nhất là khi có kinh tế thị trường, thì bùng ra ‘mạnh mẽ, đa dạng, nhưng không chính thức’ …rồi tạo ra những rừng dây dợ ‘hậu duệ quan hệ tiền tệ’

10. Trung quốc hoá :
quá trình này thực sự đã xuất hiện từ lâu và liên tục trong nhiều thế kỷ trước đến giờ, về ( tư tưởng , tôn giáo, văn hoá , quản trị, kinh doanh )…sâu bền, toàn diện hơn nhiều so với phương Tây đã ảnh hưởng vào Việt Nam : như là một hình ảnh ‘Tàu thu nhỏ’ nhưng thiên về nét xấu?!

……

Ai đọc bài này, gạch bỏ đi được những điều gì ( vì theo bạn là không có thế, không đúng vậy ), ở mục nào ( số thứ tự thấp hay cao trong 10 mục trên ) ? Tôi ngụ ý thêm ( với Việt Nam ) thì mục 1 từ gần thế kỷ nay , mục 10 thì nhiều thế kỷ rồi! Thực ra cả 10 điều đều ‘tương sinh / tương phát Nhân /Quả tự thân và lẫn nhau’

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.