Đối thoại về ‘ĐẠO’ trong Nhân Gian

Đối thoại về ‘ĐẠO’ trong Nhân Gian

Xưa đến nay ‘ĐẠO’ là một khái niệm vĩ đại ! Đã được bao nhiêu hiền kiệt, lớp người suy tưởng, tìm kiếm và tiếp cận thực hành… Cá nhân tôi trong các bài giảng cũng hay đưa ‘ĐẠO’ vào để vừa làm gốc, vừa sáng soi hơn cho những sự vật hiện tượng muốn diễn đạt, thành giải pháp…. Hôm nay ngày Tết Dương Lịch, cùng thiên nhiên…vừa đi vừa viết thêm ( như cho chính mình tự hiểu hơn ) dưới dạng ‘đối thoại với các NHÂN VẬT’
…………….

1. HỎI LÃO TỬ : Thưa Thày, chữ Đạo nên viết như thế nào, Sao Thày không ghi lại những điều Thày giảng ?

– Các con viết thế nào thì tùy đi, để tạm quy ước , nhận biết khi có chủ ý nói về ý niệm ‘ĐẠO’ , thế thôi ( mỗi vùng đất có thể viết theo kí tự khác nhau – phản ánh sự cảm thụ của người xứ ấy ) ! Còn ĐẠO ở Trời : bất tận , bất dịch , bất diệt….đâu có nằm trong ‘con Chữ’ cho được. Chưa kể nhìn chữ ‘Đạo’ các con viết, người ta đọc đồng âm với chữ ‘Con Đường’ …há chẳng sai sao ?! Trong khi Trời có từ lâu, còn Con Đường có thể chưa có khi Con Người chưa có, thậm chí có rồi mà chẳng làm để đi… Đành rằng càng đi càng hiểu hơn ĐẠO, nhưng thử hỏi đời người đi được bao xa trong Trời mà có thể tự coi mình đã đắc ĐẠO ? Ta phải dùng rất nhiều ngôn từ hòng diễn giải cùng các con hơi sáng lên một chút trong tâm trí cách hiểu về ĐẠO, đâu có thể nằm trong một ‘con Chữ’ cho được ?! Bởi vậy ta cũng chẳng cần dùng ‘các con Chữ’ để viết lại làm gì…điều đó hại cho cách hiểu của người đọc lại nó : tưởng rằng ĐẠO là thế – như ta viết – phỏng như thế lại thành cái mũ ‘kim cô’ bó hẹp nhận thức của họ đó ru ? Cái mũ dù thế nào thì là thứ che bọc chỏm đầu bé xíu – đâu có phải là kiến giải đủ về ĐẠO cho được….hãy để vạn người theo cách hiểu của chính họ mà NGỘ ĐẠO hơn. Còn lời ta gió bay đi trả về Trời…có đọng lại ai, đến được mai sau hay không thì cũng chỉ theo Ý TRỜI mà thôi

2. HỎI THÍCH CA MÂU NI : Thưa Đức Phật Tổ ? ĐẠO là gì ạ ?

Hãy đừng gọi ta là ‘PHẬT TỔ’ vì ta chưa bao giờ coi mình là thế ! PHẬT TẠI CHÚNG SINH, ai cũng có thể khi ĐẮC ĐẠO NHÂN SINH TRỜI ĐẤT. Lại định tuyệt đối hóa, biến ta thành ‘Đấng Siêu Hình – Siêu Nhân’ thì ĐẠO và ta – rất cụ thể – vẫn truyền giảng chỉ còn là ảo, không còn gần gũi với chúng sinh đang sống rất thực trong cõi đời nữa ?! ‘ĐẠO’ mà các con hỏi, không thể ở việc ngồi tại đây thuần nghe nói mà hiểu cho đặng hòng ung ung về nhà mà đắc chí hơn người cho rằng mình đã hiểu ĐẠO, mà ở hành trình trải nghiệm để ‘Chứng Thực về muôn cách sống, xử sự Thiện / Ác , Chứng Nghiệm được rộng rãi về lẽ Nhân / Quả, rồi dần Chứng Ngộ được điều duy nhất của ĐẠO rằng ‘thức lẽ Trời, đức sáng đời, tu tại tâm, chùa mọi nơi, thiện từ ý, pháp bởi công, kinh chính ngôn, hành nên thuận, sống an hòa, do đó Phật thuộc chúng sinh’… Những điều ta giảng cho các con, hơn thế là chịu đi qua đối mặt với nhiều thách thưc của khổ nạn để tôi luyện Chân ( tiếp cận được gốc của sự thật ), Thiện ( hành được cái gốc của cái lành ) , Mĩ ( cảm được cái gốc của cái đẹp ) là tiệm cận ĐẠO như thế !

3. HỎI PLATO : thưa Thày, ĐẠO là gì ạ ?
Các con hãy nhìn chính cái Cây kia ( chứ không phải cái/ cây khác ) và từng người hãy nói xem thế nào là đẹp ? À …. con này nói : khi nó ra hoa thì đẹp ?! Thế bây giờ con không thấy đẹp sao mà phải chờ đến khi nó ra hoa ? Ngộ có cơn bão mai ập đến làm đổ rụi nó thì còn ra hoa được không ? Á…con kia lại bảo : giá như cắt tỉa lại nó một chút sẽ đẹp hơn…. Con chắc nếu làm thế mọi người đều thấy nó đẹp hơn chứ ? Và nếu vào rừng…con sẽ cắt tỉa ráo trọi mọi cây theo ý con để đẹp hơn được chăng ? Các con ạ. Cây nó đẹp bởi Nó là chính Nó như đang thế – chừng nào nó còn hấp thụ, chuyển hóa được tốt nhất khí Trời, dưỡng Đất…theo cách của Nó mà bộc lộ tưng bừng sống động riêng biệt, tương sinh, tôn tạo ( cùng /với / cho ) những gì bên ngoài nó… nhất mà Nó có thể, bằng không nó chết, hoặc bị Người chặt bỏ… Ý các con là khi nó trổ hoa, rồi cần cắt tỉa….chỉ là ý riêng…nhưng đến khi ý nào đó, của ai đó đạt đến phổ quát nhất : mọi người thuận, chẳng hại đến đất, không ngược lẽ Trời….thì mới là tiếp cận đến ĐẠO. trong khi cái Cây kia chẳng đến nỗi phức tạp thế mà chính Nó an nhiên tự sinh, tự đây, tự tại, tự thế, tự hóa .… ( vô vi – hình như theo quan niệm của ông Lão Tử bên Trung Hoa thì phải ?! ) thì chính Nó là đang trong ĐẠO. Và ý chủ quan của Người – với nó – rất có thể là ‘VÔ ĐẠO’

4. HỎI NHÀ VUA : Thưa Thiên Tử, Dám hỏi ĐẠO là gì ạ ?

Dù được gọi là ‘Thiên Tử’ nhưng ta tự biết chưa trả lời được câu hỏi của các ngươi ! Nhưng sâu thẳm tâm trí ta như luôn được nhắc từ sự ĐẤNG THIÊNG LIÊNG CHÍ TÔN rằng : muốn trị vì tốt Xã tắc thì phải HÀNH ĐẠO với Thiên Hạ ! Ta chỉ có thể chia sẻ thế này : kẻ tầm thường ( dù giàu có ) bắt nhiều chim chính chòe vào lồng nuôi bằng thóc, buộc chúng từ bỏ đặc tính thiên nhiên, dạy hót theo cách của mình. Bọn họ thấy thích thú điều đó trong khuôn viên nhỏ nhoi, hưởng thụ những thứ phiên bản méo mó tội nghiệp, tù túng của chính bản thân mà thôi. Và lũ chim kia chả còn đáng gì với con chim khác, với thiên nhiên nữa, rồi bọn trọc phú kia nghe mãi cũng chán chường, nên một hôm bất định đem giết thịt chúng nhậu rượu với suy đồi… Còn ta đây có Chim Ưng, phải Chính Tâm mới dưỡng dùng được nó, khi đó Chim Ưng sẽ chỉ dẫn chính xác cho ta những lần đi săn. Riêng với Đại Bàng – xứ ta cũng có – vô cùng khó có thể bắt được, dù thế cũng tuyệt không thể nuôi ( bằng bất cứ thứ / cách gì ) hòng mong phục vụ gì cho mình cả – nhưng thật tuyệt vời khi cảm thụ được Đại Bàng từ đó đọc được diễn biến của Vĩ Mô để chuẩn bị cho thời thế. Vì lẽ Đại Bàng thuộc về Trời cao và Đất rộng…có lẽ nhờ thế gần với ĐẠO, nhưng không tự ý thức và thực hành , mà thông qua NHÂN nào ‘có tầm’ để hữu dụng vào việc Cao Rộng theo nghĩa : Thuận Thiên + Hợp Địa + Hòa Nhân . Ta cố theo vậy để không xung đột / không tổn hại / không gây xấu…. có thể là ĐẠO vậy ?!

5. HỎI DÂN THƯỜNG : này anh, xứ anh đang ở , ĐẠO đã có hàng ngàn năm… là gì vậy ?

Quý khách đến đây đã thấy đấy, ở xứ này không chỉ có một mà nhiều ‘ĐẠO’ . Nhưng chính rất nhiều người chúng tôi cũng không phải định vị mình đang tôn theo ‘ĐẠO’ gì… Chung quy chỉ hướng tới ‘ĐẠO LÀM NGƯỜI’ mà thôi. Vì lẽ Con Người tri kiến được / can dự được / thay đổi được… Thế Giới ! Theo cách tốt ( với tất cả ) thì Thế Giới này sẽ của tất cả mọi chúng sinh và thiên nhiên tươi đẹp, bằng không có thể là một Quốc Gia rộng lớn nhưng suy kiệt, tương tàn, bất hạnh vì chính các cách của Con Người… Chúng tôi có ngày đi đến nhà thờ Công Giáo, có buổi lại đến một Nhà Chùa, hôm khác lại viếng thăm đền Hồi Giáo….thụ cảm được mọi điều hay tốt mà thành nhân sinh quan của chính mình. Nên ai ai cũng An Hòa, An Lạc, An Phúc…cho dù là nghề gì, cương vị ra sao… Ví như hôm nay tôi đang dắt Lạc Đà cho quý khách cưỡi đi du lịch sa mạc….tuần tới có thể tôi lái taxi đưa người khác tham quan bảo tàng và giới thiệu với họ, tháng sau có khi làm nhân viên lễ tân khách sạn ở trung tâm Thủ đô….thật năng động, dễ dàng, thú vị, hạnh phúc…. Thật nhiều người vẫn đang thế với những lựa chọn khác…. Không hề có khó khăn trở ngại băn khoăn gì về thủ tục, quan niệm, mức sống…. Nên tất cả chúng tôi thấy ‘ĐẠO’ hiện hữu trong đời sống của tất cả ( chứ không phải chỉ có ở giới này mà không ở giới khác… ). Xứ sở tôi có ‘ĐẠO’ hàng ngàn năm, nhưng cũng phải đến thời đại này mới hiện thực…nên ‘ĐẠO’ hẳn phải là thứ gắn với NHÂN LOẠI / NHÂN GIAN / NHÂN THẾ’ nhưng có thể xuyên thời gian, xuyên không gian, xuyên khác biệt, xuyên tâm trí, xuyên khổ ải….để thành hiện thực được với muôn chúng sinh.
…………..

Tâm trí khi cảm khoái về ‘ĐẠO’ ấy là đang hấp thụ, dù ít nhiều…..

Bình luận (3)

  1. Lão tử nói “Đạo trời ra khỏi tấc lòng/ Nói ra ngoài miệng nhạt không nhạt phèo” (Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kỳ vô vị), nghĩa là thật khó có thể diễn tả Đạo bằng những lời lẽ, ngôn ngữ thông thường, tuy nhiên, bao đời nay, các vị thánh hiền vẫn cố diễn tả những gì mà mình “ngộ” được về Đạo, bởi nếu không thế, lẽ nào con người chịu chết, không diễn tả nổi thứ mà sờ sờ trước mắt!.
    Chúng ta đang ở một giai đoạn phát triển cao của khoa học kỹ thuật, đang bước vào kỷ nguyên công nghệ thông tin, tri thức loài người được tích luỹ và chia sẻ nhanh, nhiều hơn bao giờ hết, kể cả các tư tưởng, tôn giáo, triết học,… cũng đều có “đầy” trên mạng Internet. Vậy nên, một lần nữa, chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Đạo là gì, và với cái nhìn của khoa học máy tính và tư duy “lập trình” soi vào Đạo có gì mới.

    • Trong một nguyên tử, phải chăng “Đạo” là cái giữ cho các hạt lượng tử chung sống, gắn kết với nhau, tạo ra các nguyên tố khác nhau để cấu thành vật chất.
    • Trong một phân tử, phải chăng “Đạo” là cái gì đó làm cho nhiều nguyên tử gắn kết với nhau theo những nguyên tắc nhất định để tạo thành các phân tử, các chất lớn dần lên.
    • Rồi các phân tử, lại theo “Đạo” để kết hợp lại thành các chất vô cơ, hữu cơ hoặc thành một hệ thống, đơn giản hay phức tạp, y như được thiết kế từ trước đó một cách chính xác và có mục đích.
    • Cái cây, ngọn cỏ, con sâu cái kiến rồi mỗi chúng ta nữa, đều được tạo thành từ các hạt lượng tử, các nguyên tử, các phân tử,… chúng được tính toán, sắp xếp, ghép nối với nhau theo những bản thiết kế nhất định, chính xác như được “lập trình”. Có lẽ “Đạo” chính là cái “Chương trình phần mềm” – Software mà Tạo hoá lập nên để hướng dẫn, giám sát, điều chỉnh, mọi tiến trình trong chu kỳ sinh – thành – hoại – diệt của vạn vật.
    • Cứ thế, suy ra trái đất này, hệ mặt trời và cả vũ trụ chúng ta quan sát được muốn tồn tại qua hàng tỉ năm chắc chắn cũng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của một “Chương trình Tin học” dựa trên căn bản của một “bản thiết kế” tinh vi có từ trước Bigbang. Như vậy, chúng ta có thể hình dung Đạo chính là Chương trình Tạo hoá. Và Thượng Đế mà chúng ta vẫn hằng mong ngóng chính là tác giả của Bản Đại thiết kế tạo dựng Vũ trụ, Ngài thiết kế và “lập trình” để mọi sự diễn ra một cách hoàn toàn tự động, vô cùng vi diệu.
    • Thật thú vị nếu chúng ta hình dung Thượng Đế là Nhà lập trình vĩ đại và thông minh nhất, nhiều người “chứng ngộ” đã thấy được cách thức mà Thượng Đế đã và đang hướng dẫn loài người đi trên con đường Đạo, kết nối Internet là một minh chứng cho sự “phối Thiên” – kết nối với Trí tuệ Vũ trụ, với Thượng Đế. Người xưa nói “Thị vị phối thiên cổ chi cực” – “Thế là kết hợp với Trời/ Thế là diệu pháp của người thời xưa”.

  2. Công nghệ in 3D cho chúng ta thấy một ví dụ để dễ dàng hình dung cách thức tạo ra một vật cụ thể. Chương trình phần mềm được lập bởi các kỹ sư IT tạo ra vật thể mà chúng ta có thể quan sát được trên màn hình.
    Sau đó, máy in 3D cũng được các phần mềm điều khiển, hướng dẫn để “nhặt” các nguyên liệu cần thiết để hình thành các chi tiết, lần lượt từ trong ra ngoài. Tiếc rằng, trong giai đoạn đầu, các vật thể được tạo ra chỉ có “xác” mà không có “hồn” – tức là có các phần mềm để các “vật thể” được in ra có thể hoạt động được. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ chờ đợi sự tiến bộ của công nghệ in 3D trong tương lai. Chẳng hạn, chiếc máy in khi đó có thể “nhặt” các phân tử đường, phốt pho và các chất A, C, G, T để “in” ra chiếc thang xoắn ADN theo một trật tự được “lập trình” rồi “đặt” chiếc thang này vào trong nhân của 1 tế bào chẳng hạn!.
    Thực ra đây chỉ là cách suy diễn mà chúng ta “học tập và làm theo” Thượng Đế mà thôi. Thượng Đế , Trí tuệ Vũ trụ chứa vô vàn những điều kỳ diệu, một trong những cách thức mà Ngài sáng tạo ra vạn vật đó là “lập trình”. Các bản thiết kế được số hoá và lưu trữ đâu đó trong vũ trụ bao la. Sự kết nối, trao đổi thông tin giống như mạng Internet vậy, gần đây có khái niệm “điện toán đám mây” là vì vậy. Trong mỗi tế bào, mỗi sinh vật, thậm chí mỗi nguyên tử đều có những yếu tố của Đạo và Đạo Trời bao trùm tất cả, chi phối, quản lý, giám sát, điều chỉnh vạn vật.
    Theo cách đó, chúng ta có thể thấy rằng, để luật nhân – quả có hiệu lực và chi phối bất cứ người nào, cần có một cơ chế ghi lại mọi hành động của mỗi người, dĩ nhiên là một cách tự động theo kiểu số hoá, tin học hoá. Bởi nếu không có gì ghi chép lại, lẽ nào mỗi sáng ra, mọi người đều sạch sẽ, trong sáng, thánh thiện như nhau ?. Không thể như vậy được, do đó chúng ta cần biết rằng, mọi lời nói, hành động của chúng ta đều để lại “dấu vết” và được lưu giữ đâu đó trong vũ trụ này. (Ngay việc truy nhập Internet, chúng ta cũng bị theo dõi chặt chẽ, rồi ghi lại trong file log và những file khác trên máy chủ).
    Viết ra những điều như trên, tôi chỉ muốn bạn hiểu rằng, thời đại của máy tính và Internet giúp cho chúng ta có thể hình dung về Đạo Trời hoạt động hoàn toàn tự động như những chương trình phần mềm tin học, tất nhiên là vô cùng tinh vi bởi đó là sự sáng tạo của Trí tuệ Vũ trụ, của Thượng Đế toàn năng. Con người cũng đã từng bước không ngường nỗ lực vươn lên để đến đích cuối cùng là trở thành Một với Thượng Đế, kết nối vởi Ngài và được chia sớt một phần quyền năng và trí tuệ của Ngài.
    Thật thú vị là trong giáo lý Đạo Cao Đài có lời khuyên:
    “Học là để học làm Trời,
    Có đâu mãi mãi làm người thế gian”.
    HM

  3. Có một điều chắc chắn là trên thế giới đã từng có những bậc “chứng ngộ”, các Ngài hiểu rõ về Đạo Trời và giành cả cuộc đời mình để chia sẻ những hiểu biết của mình và ứng dụng Đạo vào cuộc sống đương đại.
    Lão Tử là một trong những vị đó. Song hiểu sâu sắc về Lão Tử và tư tưởng của Ngài không phải là điều dễ dàng. Cố BS Nhân tử Nguyễn Văn Thọ viết trong cuốn “Trung Dung tân khảo” (Chương 32):
    “… cho rằng thánh nhân là những người:
    – Đạt đạo Trung Dung,
    – Thông minh thượng trí,
    – Đạt tới thiên đức, thiên đạo,
    cho nên phi là những bậc thánh nhân, thì không ai hiểu nổi thánh nhân. Điều đó không lạ, vì định luật ‘Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’. Tam Quốc Chí có câu: «Yến tước an tri hồng hạc chí tai?» (Chim di, chim sẻ làm sao biết được chí của chim hồng, chim hạc?). Trang Tử cũng viết trong thiên Tiêu tiêu du: «Người trí nhỏ không hiểu được người trí lớn, vật sống ít năm không thể hiểu được những chuyện lâu dài nhiều năm.»

    Tại sao? Vì thánh nhân là những người thông minh tuyệt phẩm, nhìn thấy toàn thể, bao quát không gian, thời gian, lịch sử, địa dư; còn những người tiểu trí chỉ trông thấy một vài vấn đề, biết một vài khía cạnh, lại bị giam hãm trong những khung cảnh lịch sử, địa dư eo hẹp, trong những thành kiến hẹp hòi, như vậy làm sao hiểu được thánh nhân?”

    Lão tử chia ra làm 3 loại người khi nghe về Đạo:
    – Bậc học cao nghe đạo, cố gắng mà theo (Thượng sĩ văn đạo…).
    – Bậc học bình thường nghe Đạo như còn như mất, nửa tin nửa ngờ (Trung sĩ văn đạo…).
    – Bậc học thấp kém nghe Đạo, cả cười bỏ qua. Nếu không cười, không đủ gọi đó là Đạo (Hạ sĩ văn đạo…).

    Thế mới hay, bậc Thánh nhân khi ngộ Đạo rồi “truyền Đạo” vất vả biết chừng nào. Thời máy tính và Internet này rõ ràng phương tiện để “truyền Đạo” đã được nâng lên một mức có thể nói là vượt bậc, chắc chắn các Ngài (nếu đã xuất hiện) sẽ không thể không sử dụng các phương tiện này để truyền bá tư tưởng của mình!.

    Lại nói, Lão Tử là một trong những vị thánh nhân, hẳn rồi, song cuốn Đạo đức kinh của ông cũng có nhiều chương nói về vị thánh trong tương lai. Các loại “sách thánh hiền” cũng vậy ít nhiều đều mô tả về tính cách, mẫu hình của một người được xem là thánh nhân, nói lên mong ước của loài người về một đấng “Cứu nhân độ thế, thay Trời hành đạo”.
    Chương 67: Tam bảo, ĐĐK, viết:

    1. Đời thường nói ta đây trọng đại,
      Mặc dầu ta phong thái tầm thường.
      Tuy ta cao quí đường đường,
      Nhưng ta dung dị in dường chúng dân.
      Càng uốn éo mười phân kiểu điệu,
      Càng đơn sai càng thiếu thiện căn.
    2. Đây ba bảo vật ta cầm,
      Ta ôm, ta ấp bất phân tháng ngày.
      Một là từ ái với người,
      Hai là cần kiệm của trời chẳng khinh.
      Ba là chẳng dám ỷ mình,
      Không kênh, không kiệu, không tranh hơn người.
      Có từ ái tức thời mới mạnh,
      Có chắt chiu mới thịnh mới xương.
      Ở đời có biết nhún nhường,
      Mới mong địa vị hiển dương có ngày.
    3. Nay thiên hạ chỉ say dũng mãnh,
      Quên nhân từ, ưa mạnh hơn người,
      Những ưa phóng dật thảnh thơi,
      Xa bề cần kiệm sống đời xa hoa.
      Không nhường nhịn chỉ ưa tranh đấu.
      Thích hơn người là dấu bại vong,

    4. Nhân từ là mẹ thành công,
      Hai đường tiến thủ tinh ròng cả hai.
      Trời kia muốn vì ai bảo trợ,
      Đem nhân từ đến chở che cho.
      (Nguồn nhantu.net)

    Tóm lại, Đạo liên quan đến Thánh, nói đến Đạo không thể không nói đến Thánh. Có câu rằng “Trời là ông Thánh không nói; ông Thánh là Trời biết nói”. (bởi Trời quá cao xa, Ngài lại dùng vô vi, vô ngôn để hành xử nên tuỳ từng giai đoạn phải có những vị “Thánh” xuất hiện để “thay Trời hành đạo”, thực thi một nhiệm vụ đặc biệt gì đó, theo một kế hoạch nào đó (dĩ nhiên đã được lập trình trong Chương trình Tạo hoá), nhất là trong những tâm điểm quan trọng của lịch sử “Tâm linh”. Lại có câu rằng “Thánh nhân hữu sở bất tri” (Thánh nhân cũng có những điều không biết hết), tuy các ngài là bậc toàn trí, thông minh tuyệt đỉnh, song cũng chỉ là công cụ của Thượng Đế toàn năng nên không phải các ngài đều phải có đầy đủ uy quyền của Thượng Đế (chắc là để tránh lạm dụng, tránh tha hoá ??? cho các ngài)./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.