Bạn là người thông minh …nhưng???

Bạn là người thông minh …nhưng???

THÔNG MINH LÀ LỜI KHEN DÀNH CHO HỌC SINH!
…gặp khá nhiều người tự cho mình là thông minh ( tôi cũng thấy thế ), và còn nhiều nữa chưa thuyết phục lắm về sự thông minh, lại hay thích nói so sách ‘một người Việt thông minh thậm chí hơn 3 người Do Thái cộng lại’ ?! Hoặc ‘người Việt mình thông minh chẳng kém người nước nào’… Tôi không được đọc điều tra xã hội học nào về điều đó nên không biết thực hư ???

1. Bạn là người thông minh, học máy tính rất nhanh, nhưng có thể lập ra được chương trình phần mềm khiến người không thạo cũng dễ dàng sử dụng được nó phục vụ các hoạt động khác nhau của đời sống ? Hoặc dùng nó để giải được bài toán gì mà mọi người kỳ vọng ở bạn ?

2. Bạn là người thông minh, hiểu nhanh được tính logic của sự vật hiện tượng, nhưng khi đối mặt với những vấn đề phi logic sẽ giải quyết như thế nào để sự vật hiện tượng đi vào trật tự cần phải có cho mục tiêu phát triển ?

3. Bạn là người thông minh, có thể thi đạt giải cao với những đầu bài người khác đưa ra, thách đố kiến thức , nhưng có thể tự đặt ra những đầu bài mới cho sự tiến bộ của chính mình, và làm mọi người bình thường khác cùng muốn giải ?

4. Bạn là người thông minh, nghĩ ra ‘mưu cao kế sâu’ , nhưng có thể đề ra được một giải pháp ‘thực hành Lẽ phải’ cho một việc khó mà tự nó, khiến những người thiện lương lẫn phi lương cùng tham gia làm mà nhân hòa, để thắng được hiểm họa ?

5. Bạn là người thông minh, có khả năng bao biện bất tận cùng thuật đánh tráo các khái niệm siêu đẳng, nhưng có làm cho bậc trí giả đến kẻ ít học tâm phục khẩu phục được về những điều do bản thân mình tiến hành hay không ?

6. Bạn là người thông minh, biết tìm ra cách riêng ‘tốt nhất cho mưu cầu hơn của chính mình’ nhưng có nghĩ ra được cách thức cùng tốt hơn cho nhiều người khác, mà tất cả đều nhận thấy rằng như thế là win-win ?

7. Bạn là người thông minh, ‘cầm tay chỉ việc’ hay huấn luyện được kĩ năng cho nhiều người khác làm điều này nọ, nhưng có chỉ huy được nhiều người giỏi hơn mình, chọn lọc được từ nhiều ý kiến khác nhau của họ để đưa ra quyết định sáng suốt ?

8. Bạn là người thông minh, phân tích ‘sợi tóc làm tư’, thậm chí đánh giá nhanh nhạy được các tình huống xa xôi, nhưng có thể nhận ra được những thủ đọan kề cận để tránh cạm bẫy , hơn thế, dùng sự chính trực để vô hiệu hóa nó được không ?

9. Bạn là người thông minh, có thể sinh ra một sáng kiến hay ý tưởng lạ nào đó, nhưng có thể xây dựng được tổ chức tốt, trong đó sử dụng được nhiều người thậm chí không thông minh lắm, mà hiện thực được thành sản phẩm chất lượng quy mô không ?

10. Bạn là người thông minh, phán xét được tính phi lý, nhìn nhận được sự phản quy luật của một số sự việc hiện tượng bất ý, thậm chí đề xuất được ý hay với người có chức quyền, nhưng nếu được đặt vào thay vị trí của họ, có thể thay đổi không ?

Cuối cùng : trải nghiệm tri thức hơn sự thông minh ! Phẩm chất sống và hành động lại càng có giá trị lớn lao hơn so với sự thông minh ! Nếu có thông minh thì đó mới chỉ là chỉ số IQ…rất bé nhỏ so với chuỗi giá trị ( EQ + AQ + CQ + PQ + MQ ) để làm nên công quả tốt cho cuộc sống

Bình luận (5)

  1. Anh Huy Minh cần cù trả lời từng câu hỏi của Thầy Thịnh quá! May cho anh là Thầy hỏi có 10 câu chứ 100 câu thì…Thực ra trong đoạn kết của bài viết Thầy đã cho chúng ta chỉ một câu trả lời mà nó giải đáp 10 câu hỏi, 100 câu hỏi hay nhiều hơn thế nữa.

  2. Câu 6.
    Không có ai chỉ được mà không biết cho đi. Số người giàu / nghèo theo công thức 20/80 thì nếu không có 80% người “nghèo” kia thì chẳng thể có 20% người “giàu”, người thông minh hẳn biết rõ điều đó, do vậy luôn làm theo Thiên Đạo:
    1. Đạo Trời như thể dương cung,
    Làm căng chỗ thấp, làm chùng chỗ cao.
    Bớt thừa bù thiếu khéo sao,
    Chỗ thêm chỗ bớt tơ hào chẳng sai.
    2. Lối người ngược lại lối Trời,
    Luôn bòn chỗ thiếu mang bồi chỗ dư.
    Ấy ai biết lấy chỗ thừa,
    Làm cho thiên hạ ấm no vẹn toàn.
    Của thừa đem giúp thế gian,
    Họa là đắc đạo siêu phàm mấy ai.
    3. Cho nên hiền thánh trên đời,
    Tuy làm mà chẳng có đòi công lao.
    Công thành dạ chẳng tơ hào,
    Chẳng mong tiếng cả ngôi cao cho mình. (DDK, Chương 77, Thiên Đạo).

    Câu 7.
    Tôi lại phải nhờ đến Lão tử để giúp vậy, người đạt Đạo là người có thể Phối thiên – sống kết hợp với Trời, vi vậy Lão Tử viết trong Chương 68 – Phối thiên:
    “1. Tướng giỏi không dùng vũ lực. Người chiến đấu giỏi không giận dữ. Người khéo thắng không giao tranh với địch.
    2. Khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Thế gọi là cái đức của không tranh. Thế là dùng sức người. Thế là kết hợp với Trời, cực điểm của người xưa.
    Dịch thơ:
    1. Khéo cai trị không cần uy vũ,
    Chiến trận tài không cứ căm hờn.
    Thắng người đâu tại tranh hơn,
    2. Dùng người khéo chỗ biết tôn trọng người.
    Thế là chẳng ganh tài vẫn thắng,
    Thế là khiêm mà vẫn trị người
    Thế là kết hợp với Trời,
    Thế là diệu pháp của người đời xưa”. (Bs Nhân tử Nguyễn Văn Thọ bình, dịch).
    Như vậy, “thuật” dùng người là phải có đức không tranh, biết tôn trọng người khác, nhường quyền lợi cho người khác thậm chí còn “hạ mình” dưới người tài hơn để đạt được mục đích cao hơn.

    Câu 8.
    Đến như Đức Chúa Jesus, Con trai của Chúa Trời cũng không tránh khỏi sự ác, bị phản bội, bị làm nhục, rồi bị đóng đinh trên cây thánh giá. Phải chăng đó là sự tương phản, là kịch tính, là sự thử thách tột cùng? hay chỉ là những lối “rẽ nhánh” cần thiết trong Chương trình Tạo hoá?.
    Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bậc Đạo nhân vẫn có cách sống cao đạo, ung dung trong cuộc đời đầy cạm bẫy:
    “ Chân nhân sống tựa anh hài,
    Nọc trùng tuy độc chẳng tài nào châm.
    Hùm beo kiêng chẳng dám ăn,
    Đại bàng cũng chẳng dám săn làm mồi”.
    Có thể nói, khi đó người ta sẽ “vô nhiễm” đối với nhiều thứ: thói xấu, bệnh tật, sự dung tục, đớn hèn,…

    Câu 9.
    Gần đây, người ta mới hay nói đến một thứ quyền lực mới – “Quyền lực mềm” , trong khi đó vài nghìn năm trước Lão Tử đã nói đến Đạo, đến Vô vi, đến một thứ mềm mại mà mạnh mẽ “có trước đất trời”. Hiểu theo cách của dân IT, dân “lập trình” thì để có được một tổ chức tốt, một xã hội tốt phải làm thật tốt việc quản trị thông tin tức là phải số hoá, tin học hoá. Có được thông tin, số liệu đầy đủ, khách quan chúng ta mới có sở cứ để phân tích, đánh giá, định lượng được mọi thứ, công và tội, thậm chí là cả “thiện” và “ác”. Do đó, dùng được cả những người không được thông minh cho lắm cho những công việc phù hợp với họ. Trái đất tuy chật trội nhưng cũng đủ chỗ cho tất cả mà, có người dạy học, có người làm quan, cũng phải có người lái xe bus, hay người lao công cần mẫn.

    Câu 10.
    Bá tước Montesquieu (1689-1755) từng mong ước: “Tôi sẽ là người sung sướng nhất đời nếu có cách gì đó làm cho người cầm quyền tăng thêm được tri thức về những việc họ phải quản lý, và làm cho người thừa hành thêm hứng thú khi họ tuân lệnh”.
    Tôi thấy rằng, cho dù một bộ máy chính quyền có mục ruỗng, thối nát đến mấy, chúng ta hàng ngày vẫn cần đến những anh công an, những chú bộ đội hay những viên quan chức, công chức được đặt ra trong bộ máy quản lý xã hội. Công bằng mà nói đại đa số viên chức nhà nước hiện nay không hẳn là những đồ bỏ, yếu kém và tham lam.
    Do vậy, ở thời đại Internet, chúng ta có thể tạo ra một bộ máy chính quyền với những cán bộ, viên chức làm tốt hơn phận sự của mình nếu đất nước được vận hành bởi một hệ thống quản trị thông tin tốt, hiện đại. Nên nhớ rằng, thông tin số liệu luôn là cái gốc của mọi vấn đề, cả hệ thống quản lý Nhà nước dường như được đặt ra để làm công việc báo cáo, báo cầy nếu có một cách thức và một công cụ tin học, một phần mềm đặc biệt đơn giản mà mạnh mẽ để nắm được thông tin số liệu ở mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, mọi người thì sẽ là một cuộc đại cách mạng, thay đổi mọi thứ.
    Bên cạnh những công chức mẫn cán (người thực) các hệ thống phần mềm tin học sẽ là hàng vạn, hàng triệu Managers ảo, làm việc chế độ 24×7 không ngơi nghỉ, khách quan, trung thực, ghi chép, giám sát, định lượng mọi thứ, mọi việc, mọi đối tượng. Thực ra đây chỉ là cách mà chúng ta học tập và làm theo thiên nhiên, trong mỗi cơ thể nhỏ bé của chúng là một hệ thống các “phần mềm, software” ở đó quản lý tới 60-80 nghìn tỉ tế bào các loại, liên tục, bền bỉ, chính xác hàng chục năm trời. Nếu con người thông minh đến mức “học” được bí quyết quản trị đó của Tạo hoá thì trăm triệu dân Việt đâu phải là quá lớn./.

  3. Chúc mừng thày Thịnh!. 10 câu hỏi /chất vấn của thày thật là tuyệt vời, đủ thách thức những cái đầu được cho là thông minh sắc sảo nhất. Có câu rằng “Thánh nhân hữu sở bất tri” (Thánh nhân cũng có những điều không biết). Thậm chí theo Lão Tử, Thánh nhân còn có vẻ ngoài tiều tuỵ, ngờ nghệch, ấp úng nữa kia. Nhưng dù sao hỏi thì phải đáp, cũng là để hàn huyên với thày vậy.

    Câu 1.
    Không phải ai cũng lập trình được nhất là lập/ viết ra những phần mềm nổi tiếng và hay ho, có ích để ai cũng có thể dùng được. Nhưng có những phần mềm như Word, Email, Google, Facebook,… cho rất nhiều người có thể sài được, đó là những phần mềm dùng chung. Những phiên bản đầu tiên có thể chỉ do 1, 2 người viết ra, tuy nhiên để những ứng dụng này ngày càng mạnh mẽ, đơn giản thì phải đầu tư rất nhiều tiền của và trí tuệ để sản phẩm ngày càng tốt hơn, đến nay đó là sản phẩm của cả một Tập đoàn hùng mạnh. Chúng tôi có thể giới thiệu với anh một sản phẩm phần mềm đặc biệt: “Phần mềm MNC – Tổ chức, quản lý Cây thông tin dữ liệu” có thể làm thoả mãn nhu cầu thông tin số liệu của cả xã hội. Có thể gọi MNC là cây, là con, là hạt giống, là robot,… mà bất cứ ai biết gõ bàn phím cũng có thể dùng được để nhập liệu và ghi chép lại mọi hoạt động của mình hoặc tổ chức mình một cách có hệ thống, có cấu trúc đơn giản, thống nhất. Điều này giống như việc hầu như ai cũng có thể trồng một cái cây (cảnh) cho mình vậy. Đa số chúng sinh đều không thông thạo, bởi vậy, phải có những người “lập tình” để nghĩ ra cách biến sự không thông thạo thành thông thạo hơn thậm chí trở thành những nghệ nhân của sự khéo léo.
    Dĩ nhiên, Nhà lập trình vĩ đại nhất, thông minh nhất phải là Thượng Đế, Ông Trời mà chúng ta vẫn xướng danh hàng ngày.

    Câu 2.
    Chúng ta thường được giáo dục về khoa học, toán học, triết học, về biện chứng pháp,… và do đó suy nghĩ về những thứ gọi là tuyến tính, logic, khoa học. Trong khi đó, có những điều phi logic vẫn tồn tại trong thực tế. Các nho gia, thánh hiền xưa nói “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”, có âm thì phải có dương (ngày nay khoa học gia nói có hạt lại có phản hạt), bởi vậy có cái gọi là logic sẽ có cái kém logic hơn, và có thể có nhiều cái phi logic mà chúng ta chưa biết đến bởi cái nhận thức hữu hạn của mỗi người. Muốn hiểu được bản chất cốt lõi của SVHT phải có Minh Triết, phải là những nhà Minh Triết, đó là những người có thể nói là “chứng ngộ / đạt đạo”. “… Trộn cả trời đất vạn vật trong tay áo, không bận tâm đến hỗn độn và tăm tối. Đánh đồng cả sỉ nhục và danh dự. Quần chúng gắng gỏi và lam lũ, bậc đạo nhân thì nguyên sơ và không tri thức. Coi vạn năm như một khắc, toàn vẹn và giản đơn, vạn vật là vạn vật” (lời Trang Tử). Dĩ nhiên, nhà Minh Triết thời nay nếu có sẽ biết cách giải quyết các nan đề (theo thiên đạo) để phục vụ mục tiêu phát triển của xã hội.

    Câu 3.
    Trong cuộc đời, ai cũng từng có những mơ ước. Nếu may mắn, thuận lợi những ước mơ về học hành, vật chất, gia đình hạnh phúc,… rất nhiều người đã đạt được một cách mĩ mãn. Song có một ước mơ lớn hơn cả đó là sự giàu có về trí tuệ (rằng mình thật thông minh, hiểu biết mọi nhẽ để có thể trả lời 10 câu hỏi của thày Thịnh một cách thuyết phục nhất!). Đạt được ước mơ này thì rõ ràng ta không cần bất cứ điều gì khác nữa. Danh vọng, tiền bạc, của cải,,… chẳng còn ý nhĩa gì nữa khi ta có được trí huệ để hiểu biết đến tận cùng của vạn vật. Chính sự giàu có này mới là vô hạn, là “cho đi không vơi, khoe ra không sợ mất” để ta có thể chia sẻ cho mọi người, bất kể họ là ai, ở đâu. Dĩ nhiên, mọi người ai lại không muốn được chia sớt một phần trí huệ của bạn?.

    Câu 4.
    Trong cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử, Chương 62 – Vi Đạo (Quý đạo) viết:
    1. Đạo là bí quyết muôn loài, là châu báu của người lành, là chỗ dựa nương của người bất lương. (Nhờ Đạo) mà có những lời hay việc đẹp (Nhờ Đạo mà những lời hay được tăng giá trị, được trọng vọng; mà những việc đẹp tăng phẩm cách con người). (Nhờ Đạo) mà những kẻ bất lương không bị ruồng rẫy.
    2. Cho nên lập thiên tử, lập tam công tuy tay cầm ngọc bích, tuy thân ngồi xe tứ mã, nhưng vẫn không bằng ngồi mà đem Đạo (ấy vào thân mình, và vào người khác).
    3. Người xưa quí Đạo là vì sao? Há chẳng có lời rằng: Cầu Đạo thời được, có tội thời được khỏi sao? Cho nên Đạo quí nhất thiên hạ.
    Dịch thơ:
    1. Đạo là bí quyết muôn loài,
    Là châu là báu của người hiền lương.
    Đạo còn là chốn dựa nương,
    Cho người bạc đức có đường dung thân.
    2. Lời hay việc đẹp gian trần
    Đều do nguồn đạo tinh thuần phát ra.
    Mấy đời những kẻ gian tà,
    Mong nhờ lượng cả, khỏi ra thân tàn.
    3. Cho nên đã tiếng vua quan,
    Phải đâu giỡn ngọc, đùa vàng trêu ngươi.
    Phải đâu tứ mã rong chơi,
    Vua quan cốt để «tiến trời» vào thân.
    4. Người xưa chuộng Đạo muôn phần,
    Vì khi đắc đạo, lụy trần tiêu tan.
    Đạo là vật báu thế gian.

    (BS Nhân tử Nguyễn Văn Thọ bình, dịch).

    Thiết nghĩ, chỉ có đạo trời mới dành cho cả người thiện lương lẫn người phi thiện lương cùng tham gia để tiến tới nhân hoà, thịnh vượng. Do đó, phải hiểu được và làm theo Đạo, Thiên Đạo mới đề ra được giải pháp “thực hành lẽ phải” cho những việc khó một cách “Vô vi”.

    Câu 5.
    Có lẽ chỉ những kẻ ngông cuồng, điên rồ mới dám phát biểu dạng : “Thằng trời hãy xuống làm dân / Để cho nông hội đứng lên làm trời!”.
    Đối với bậc trí giả (thông minh, đạt đạo) luôn “không muốn đứng trước thiên hạ” (Bất cảm vi thiên hạ tiên). Mục đích sống của họ không phải là để khoe mẽ tri thức, để tranh giành hơn thua. Sức mạnh của họ là sự Phối Thiên – hiểu được lẽ trời, làm theo sự “lập trình” của Trời. “Đêm ngày làm chẳng kể công / Cho nên tồn tại mãi cùng thiên thu”.
    Tuy nhiên, cũng có lúc vui vẻ, các vị đó đăng đàn, diễn thuyết, hay comment trong những bài viết trên nguyentatthinh.com chẳng hạn!.

  4. Kính gửi chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh!
    Kính gửi các độc giả của trang nguyentatthinh.com

    Nhờ vào bài giảng của chuyên gia tôi nghĩ ra một bài TES nhân viên hôm nay chuẩn bị tới làm việc tại công ty, và tôi cũng muốn tes chính mình.. tôi nghĩ đây vừa là định hướng cho mọi người vừa là cam kết của hai bên người lao động và người thuê lao động, vừa để hai bên hiểu nhau sâu sắc hơn.. tôi xin được gửi tới chuyên gia và các đôc giả của trang nguyentatthinh.com góp ý.. xin trân thành cảm ơn!

    BẠN MUỐN MÌNH LÀ AI TRONG CÔNG TY NƠI BẠN ĐANG LÀM VIỆC

    BẠN TỰ CHẤM ĐIỂM CHO MÌNH TRONG BẢNG DƯỚI ĐÂY.

    STT CHỈ SỐ Thang điểm trọng số

    1 IQ Chỉ số Thông minh 140
    2 EQ Thông minh Cảm xúc 200
    3 SQ Thông minh xã hội: 140
    4 CQ Trí thông minh sáng tạo: 140
    5 PC Chỉ số say mê: 200
    6 AQ Chỉ số vượt khó: 200
    7 SQ Trình độ biểu đạt ngôn ngữ: 140
    8 MQ Chỉ số đạo đức: 200

    TH 8CS Tổng 1320

    Nếu bạn đạt:
    – 50%- dưới 65% số điểm bạn được đánh giá là trung bình và cv của bạn tốt nhất là nhân viên tuy nhiên bạn vẫn có cơ hội làm việc đến cấp chuyên viên chính và Đòi hỏi về quá trình làm việc: ( 5S + giảm 5R + 3P kỹ thuật )

    • 65% – dưới 75% số điểm có cơ hộ trở thành chuyên viên chính đến quản lý cấp trung và Đòi hỏi về quá trình làm việc : ( 5S + 5R + 3P + 3M )
    • 75-85% số điểm bạn có cơ hội trở thành: Lãnh đạo trung tới cấp cao và Đòi hỏi về quá trình làm việc ( 5S +5R + 3P + 3M + 3I )
    • Trên 85 đến 95% số điểm bạn có thể trở thành lãnh đạo cấp cao, chuyên gia, và cao hơn nữa.

    • 96-100 điểm bạn có thể trở thành vĩ nhân hoặc thánh nhân trong tương lai.

    Còn tự tôi vừa đánh giá mình rất nghiêm túc đạt 1130/1320 điểm = 85.6%, nhưng thấy mình còn hơi non, hơi ngô nghê trong quản lý công ty.. cùng chiêm nghiệm tí bạn nhé!

    Nguyễn Tất Thịnh nói với chúng ta: Trải nghiệm tri thức hơn sự thông minh ! Phẩm chất sống và hành động lại càng có giá trị lớn lao hơn so với sự thông minh ! Nếu có thông minh thì đó mới chỉ là chỉ số IQ…rất bé nhỏ so với chuỗi giá trị ( EQ + AQ + CQ + PQ + MQ ) để làm nên công quả tốt cho cuộc sống.

    Để thành công trong công việc và và thành đạt trong cuộc sống, có người cho rằng quan trọng nhất là có chỉ số IQ cao, có người lại cho rằng chỉ số EQ quan trong hơn ..v.v. Vậy, chỉ số IQ, EQ, CQ, … là gì?

    1/ IQ (Intelligence Quotient) – Chỉ số thông minh:
    Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ … để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán …
    Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
    Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
    IQ
    Biểu hiện
    1. 140 trở lên Thiên tài
    2. 120-140 Rất thông minh
    3. 110-120  Thông minh
    4. 90-110 Trung bình
    5. 80-90 Trí tuệ hơi kém
    6. 70-80 Trí tuệ kém
    7. 50-70 Dốt nát
    8. 25-50 Đần độn
    9. 0-25 Ngu

    Chúng ta mới thấy có những người thật “điêu ngoa”, chửi người khác là “ngu”, nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là “đần độn” mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.

    2/ . EQ (Emotional Quotient) – Trí thông minh cảm xúc:
    Người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).

    EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

    1. SQ (Social Quotient SQ) – Thông minh xã hội:
      Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).

    2. CQ (Creative Intelligence) – Trí thông minh sáng tạo:
      Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

    3. PC (Passion Quotient) – Chỉ số say mê:
      Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).

    4. AQ (Adversity Quotient) – Chỉ số vượt khó:
      AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó).
      AQ là số đo về sức mạnh tinh thần theo hướng chân – thiện – mỹ (nghỉa cao, chí lớn).
      Theo bạn , bạn thử xét xem; mình có 1 chút ít gì về nó trong người để vượt khó không ?
      Và khi nào mình thành công và lúc nào mình gặp trở ngại ?

    AQ: là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.

    1. SQ (Speech Quotient) – Trình độ biểu đạt ngôn ngữ:
      SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.

    2. MQ (Moral Quotient) – Chỉ số đạo đức:
      Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau.

    Cảm ơn chuyên gia nguyễn Tất Thịnh, đã hướng dẫn và cho em cam nhận tốt hơn.. sáng nay bên công ty em mọi người rất rôm rả về bài TES này.. mọi người tự chấm xong thấy mình thú vị hơn, xem lại mình hơn, hay ho hơn, và điều quan trọng nhất ai cũng thấy mình cần nỗ lực hơn trong cv công ty, trong gia đình..

    Xin cảm ơn các Bạn đã tham gia bảng đánh giá! Chúc tất cả chúng ta sang Năm mới mỗi người thắp lên trong Mình những điểm sáng tinh thần, sức mạnh của trí tuệ, sự can đảm hành động đúng, khơi chảy những niềm sống vui tươi….

    Vũ thị thu Hồng
    Ceo thủy sản Bắc Trung Nam
    Nhờ vào bài giảng của chuyên gia em nghĩ ra một bài TES nhân viên hôm nay, và tes chính mình…
    Nguyen Tat Thinh – Email: nguyentatthinh@gmail.com (10/01/2015 04:59:50 PM)
    Kính gửi chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh!
    Kính gửi các độc giả của trang nguyentatthinh.com

    Nhờ vào bài giảng của chuyên gia tôi nghĩ ra một bài TES nhân viên hôm nay chuẩn bị tới làm việc tại công ty, và tôi cũng muốn tes chính mình.. tôi nghĩ đây vừa là định hướng cho mọi người vừa là cam kết của hai bên người lao động và người thuê lao động, vừa để hai bên hiểu nhau sâu sắc hơn.. tôi xin được gửi tới chuyên gia và các đôc giả của trang nguyentatthinh.com góp ý.. xin trân thành cảm ơn!

    BẠN MUỐN MÌNH LÀ AI TRONG CÔNG TY NƠI BẠN ĐANG LÀM VIỆC

    BẠN TỰ CHẤM ĐIỂM CHO MÌNH TRONG BẢNG DƯỚI ĐÂY.

    STT CHỈ SỐ Thang điểm trọng số

    1 IQ Chỉ số Thông minh 140
    2 EQ Thông minh Cảm xúc 200
    3 SQ Thông minh xã hội: 140
    4 CQ Trí thông minh sáng tạo: 140
    5 PC Chỉ số say mê: 200
    6 AQ Chỉ số vượt khó: 200
    7 SQ Trình độ biểu đạt ngôn ngữ: 140
    8 MQ Chỉ số đạo đức: 200

    TH 8CS Tổng 1320

    Nếu bạn đạt:
    – 50%- dưới 65% số điểm bạn được đánh giá là trung bình và cv của bạn tốt nhất là nhân viên tuy nhiên bạn vẫn có cơ hội làm việc đến cấp chuyên viên chính và Đòi hỏi về quá trình làm việc: ( 5S + giảm 5R + 3P kỹ thuật )

    • 65% – dưới 75% số điểm có cơ hộ trở thành chuyên viên chính đến quản lý cấp trung và Đòi hỏi về quá trình làm việc : ( 5S + 5R + 3P + 3M )
    • 75-85% số điểm bạn có cơ hội trở thành: Lãnh đạo trung tới cấp cao và Đòi hỏi về quá trình làm việc ( 5S +5R + 3P + 3M + 3I )

    • Trên 85 đến 95% số điểm bạn có thể trở thành lãnh đạo cấp cao, chuyên gia, và cao hơn nữa.

    • 96-100 điểm bạn có thể trở thành vĩ nhân hoặc thánh nhân trong tương lai.

    Còn tự tôi vừa đánh giá mình rất nghiêm túc đạt 1130/1320 điểm = 85.6%, có vẻ tốt nhưng hình như hơi thiên vị vì thấy mình còn hơi non, hơi ngô nghê trong quản lý công ty.. hì vui một tí các bạn anh chị nhé

    Nguyễn Tất Thịnh nói với chúng ta: Trải nghiệm tri thức hơn sự thông minh ! Phẩm chất sống và hành động lại càng có giá trị lớn lao hơn so với sự thông minh ! Nếu có thông minh thì đó mới chỉ là chỉ số IQ…rất bé nhỏ so với chuỗi giá trị ( EQ + AQ + CQ + PQ + MQ ) để làm nên công quả tốt cho cuộc sống.

    Để thành công trong công việc và và thành đạt trong cuộc sống, có người cho rằng quan trọng nhất là có chỉ số IQ cao, có người lại cho rằng chỉ số EQ quan trong hơn ..v.v. Vậy, chỉ số IQ, EQ, CQ, … là gì?

    1/ IQ (Intelligence Quotient) – Chỉ số thông minh:
    Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ … để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán …
    Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
    Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
    IQ
    Biểu hiện
    1. 140 trở lên Thiên tài
    2. 120-140 Rất thông minh
    3. 110-120  Thông minh
    4. 90-110 Trung bình
    5. 80-90 Trí tuệ hơi kém
    6. 70-80 Trí tuệ kém
    7. 50-70 Dốt nát
    8. 25-50 Đần độn
    9. 0-25 Ngu

    Chúng ta mới thấy có những người thật “điêu ngoa”, chửi người khác là “ngu”, nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là “đần độn” mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.

    2/ . EQ (Emotional Quotient) – Trí thông minh cảm xúc:
    Người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).

    EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

    1. SQ (Social Quotient SQ) – Thông minh xã hội:
      Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).

    2. CQ (Creative Intelligence) – Trí thông minh sáng tạo:
      Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

    3. PC (Passion Quotient) – Chỉ số say mê:
      Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).

    4. AQ (Adversity Quotient) – Chỉ số vượt khó:
      AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó).
      AQ là số đo về sức mạnh tinh thần theo hướng chân – thiện – mỹ (nghỉa cao, chí lớn).
      Theo bạn , bạn thử xét xem; mình có 1 chút ít gì về nó trong người để vượt khó không ?
      Và khi nào mình thành công và lúc nào mình gặp trở ngại ?

    AQ: là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.

    1. SQ (Speech Quotient) – Trình độ biểu đạt ngôn ngữ:
      SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.

    2. MQ (Moral Quotient) – Chỉ số đạo đức:
      Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau.

    Cảm ơn chuyên gia nguyễn Tất Thịnh, đã hướng dẫn và cho em cam nhận tốt hơn.. sáng nay bên công ty em mọi người rất rôm rả về bài TES này.. mọi người tự chấm xong thấy mình thú vị hơn, xem lại mình hơn, hay ho hơn, và điều quan trọng nhất ai cũng thấy mình cần nỗ lực hơn trong cv công ty, trong gia đình..

    Xin cảm ơn các Bạn đã tham gia bảng đánh giá! Chúc tất cả chúng ta sang Năm mới mỗi người thắp lên trong Mình những điểm sáng tinh thần, sức mạnh của trí tuệ, sự can đảm hành động đúng, khơi chảy những niềm sống vui tươi….

    Vũ thị thu Hồng
    Ceo thủy sản Bắc Trung Nam

  5. Em tìm hiểu thì có tới 8 chỉ số cần thiết để làm nên công quả tốt cho cuộc sống.. cảm ơn anh Nguyễn Tất Thinh đã gơi ý điều này thật tốt với em vì nó giúp em tìm đối tác, tìm nhân viên làm việc đúng vị trí.. định hướng cho con, cho nhân viên.. Cảm ơn Anh!

    1/ IQ (Intelligence Quotient) – Chỉ số thông minh:
    Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ … để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán …
    Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
    Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
    IQ
    Biểu hiện
    1. 140 trở lên Thiên tài
    2. 120-140 Rất thông minh
    3. 110-120  Thông minh
    4. 90-110 Trung bình
    5. 80-90 Trí tuệ hơi kém
    6. 70-80 Trí tuệ kém
    7. 50-70 Dốt nát
    8. 25-50 Đần độn
    9. 0-25 Ngu

    Chúng ta mới thấy có những người thật “điêu ngoa”, chửi người khác là “ngu”, nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là “đần độn” mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.

    2/ . EQ (Emotional Quotient) – Trí thông minh cảm xúc:
    Người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).
    EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

    1. SQ (Social Quotient SQ) – Thông minh xã hội:
      Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
    2. CQ (Creative Intelligence) – Trí thông minh sáng tạo:
      Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
    3. PC (Passion Quotient) – Chỉ số say mê:
      Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).

    4. AQ (Adversity Quotient) – Chỉ số vượt khó:
      AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó).
      AQ là số đo về sức mạnh tinh thần theo hướng chân – thiện – mỹ (nghỉa cao, chí lớn).
      Theo bạn , bạn thử xét xem; mình có 1 chút ít gì về nó trong người để vượt khó không ?
      Và khi nào mình thành công và lúc nào mình gặp trở ngại ?

    AQ: là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.

    1. SQ (Speech Quotient) – Trình độ biểu đạt ngôn ngữ:
      SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.

    2. MQ (Moral Quotient) – Chỉ số đạo đức:
      Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau.

    3. StQ (Stupid Quotient) – Chỉ số ngu ngốc:
      Một chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra. Một điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì với các chỉ số kể trên.

    Xin cảm ơn chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.