Học trò hỏi Tất Đạt Đa

Học trò hỏi Tất Đạt Đa

ĐẠO PHẢI ĐI MÀ ĐẮC CHỨ KHÔNG ĐẾN NHỜ HỎI
Sau Tết báo chí nói về hàng chục vạn người chen lấn đến nơi chùa chiền sau Tết!!! Tôi viết bài này chia sẻ thư thả với các bạn ( tự trò chuyện với Tất Đạt Đa – Đức Phật Tổ sau này
………..

. Con đi với Thày thì có được chỉ bảo mọi điều không?

Không! Con chỉ đi cùng , nhìn ta mà tự biết nên làm gì, vì ta sẵn sàng làm một chứng nghiệm, con chứng thực, sau sẽ chứng ngộ. Đi qua hổ đói bất ngờ trước mặt, mũi tên độc địa đang bay sau tới, vô cớ bị kẻ ác bố ráp, không kịp đợi ta chỉ bảo đâu mà hãy nhìn ta hành xử. Đi khắp nơi cùng ta : theo thời gian con sẽ ngộ được có một điều duy nhất chỉ bảo đó là Tín Tâm Thiện Năng – nghĩa là trong tâm con khi đạt được niềm tin tuyệt đối vào tính thiện thì con có năng lực đi qua và hoá giải mọi hiểm tai

. Con đi theo Thày thì ‘ đầu vào / đầu ra’ của sự học là gì ạ ?

. Ta không có kinh bổn hay giáo trình – nếu có chúng chỉ là những con chữ, ta chỉ thuận thành mỗi ngày mỗi việc hữu ích. Ta định nghĩa ‘ hữu ích ‘ là gì và định pháp cho cách nào nên làm, để hình thành nên Đức. ‘đầu vào’ của con chỉ cần là ‘muốn học’ ‘đầu ra’ của con sẽ là ‘ phẩm chất’ , bao nhiêu phụ thuộc con đi được bao xa và bao lâu. Ta không test đầu vào hay đầu ra của con bằng những mẫu giả định rồi cho điểm, chỉ để cho cuộc đời rất thực làm điều đó. Sống có lãi là được : mỗi hôm thẻm chút điều hay…

. Hàng ngày ai cũng phải trầy trật mưu sinh. Đi theo Thày sẽ sống thế nào ?

Chính ta đang thử nghiệm mình sống tốt hàng ngày mà không phải trầy trật thế như con đã thấy. Ta tiếp tục thế được mỗi ngày mà không lo âu về câu hỏi ‘sẽ như thế nào’ để hằng thanh thoát ! Ta không trả lời thay con ‘như thế nào’ ! Ngày mai nó thế nào sẽ dạy con nên thế nào, và dù có thế nào con cần biết tự tại tiếp hành , điều đó giúp con khám phá năng lực của mình: không phụ thuộc vào điều bám giữ mà tìm tạo cách buông bỏ. ‘Trời sinh voi trời sinh cỏ’. Ta không sợ chết vì thiếu cái ăn mà học sống : ta sinh cách gì !

. Đi theo Thày chẳng được mấy người, sau này con sẽ là ai ?

Con chọn đám đông thì hãy ra chợ để là một phần của nơi đó ? Con nên biết mỗi ngày con sẽ là ai và ai cần con là ai! Đi theo ta con khá cô đơn, gặp nhiều bất cập nhưng con sẽ trải nghiệm để hình thành nên những giá trị gì sau những biến cố và thách thức của những điều vốn không như ý. Ở đời ai dễ là ai ! Nhưng khi con có ảnh hưởng tốt với số đông, khiến họ tự nguyện mang một phiên bản giá trị của con, thì con đã là Ai : lớn lao nhưng lại tự thấy mình gần gũi với chúng sinh, thuộc về họ. Lúc đó con sẽ làm thay đổi cuộc sống của nhiều người, rồi con không thấy việc con là ai trở nên quan trọng nữa

. Các nhà khoa học cần mẫn trong phòng thí nghiệm để làm nên các vật dụng, xác định những con số, đằng này Thày toàn nói vô vi???

Việc các nhà khoa học làm bởi đam mê phát kiến như sứ mệnh của họ! Nếu có thể con hãy như thế ! Nhờ họ Nhân loại có thêm bao nhiêu hiểu biết và công cụ tốt. Còn ta có thiên mệnh : giúp chúng sinh phương tiện trong chính tâm năng của mình khi khoa học chưa tạo ra vật dụng trợ giúp bên ngoài. Trong ta đã biết tạo dẫn nguyên lý Mặt Trời, sau này các nhà khoa học tìm ra cách gây phản ứng nhiệt hạch nhưng chưa điều khiển được nó, họ tìm ra con số nguyên tử và Vũ trụ, còn ta đi liên thông giữa chúng! Những thứ vật lý ấy bó gọn năng lực con người trong các con số chăng? Còn đạo của ta khai phát họ vượt ra ngoài những con số và vật dụng ấy

. Thưa Thày trước một sự việc xảy ra có nhiều sự thật về nó, vậy đánh giá nó thế nào ?

Mỗi cách nhìn thực thấy về sự vật là mỗi sự thật về nó. Chúng ta cần biết sự thật khởi nguồn ( nhân ) và sự thật cuối cùng ( quả ) của nó , còn ở đoạn giữa có thể xem xét diễn tiến của sự vật có chính đáng không, thế thôi ! Trong nhiều và chuỗi các sự thật của sự vật thì nên xét nó theo : định kỳ / bất kỳ / ngẫu nhiên , chúng ta đọc được sự thật bản chất của nó từ đó khái quát và quy nạp được cách mà sự vật ứng xử trong các trạng huống khác. Ngay lúc này con hỏi ta hơi nhiều thì ta cũng đang xác định được sự thật về con rồi

. Nhiều người đi Chùa , như chưa ngấm được ‘ ngũ giới’ hay ‘bát chánh’ của Thày…thế là sao?

Đạo có ở mọi nơi, ngấm được đạo không nhờ đến Chùa cúng lễ. Thi thoảng đến trường mà học giỏi được sao? Nhờ thế ắt nên người chăng ? Bên Công giáo có bao nhiêu người đến nhà thờ dưới Thánh giá hàng tuần vẫn đứng trong hàng ngũ Đức Quốc xã đấy thôi! Thành nhân còn xa lắm mới thành Thánh ! Hãy tuỳ tâm nguyện của họ thôi! Ta chỉ có lời khuyên chứ không cấm ai , không thay ai sống . Và con cũng không cần nhìn ngó ai đang thế nào, mà thực tu tâm tu tính thế đã là rất quý. Thêm trong mình một ý nguyện tốt đã là tốt. Còn ai đi chùa mà tâm tính ngồn ngộn điều xấu thì họ đánh mất tính nguyên khối trong tâm tính, khi đó sinh ra thứ axit tư tưởng ăn mòn cuộc đời họ

. Niết bàn có ở đâu thưa Thày, hay ở miền ‘ cực lạc’ hay phải chờ đầu thai kiếp sau sướng hơn ?

Người phương Tây không thừa nhận sự đầu thai, và không ai chỉ ra được kiếp trước hay kiếp sau của mình cả! Đã là kiếp người đều rơi vào bề khổ, chúng sinh phải học cách bơi trong đó mỗi giây phút chứ không đợi có ‘miền cực lạc’ nào ! Ai cũng coi kiếp này của ta là sướng tột đỉnh vì sinh ra là Hoàng tử kế ngôi, nhưng ta từ bỏ đi vào đời sống như muôn người đấy thôi – nơi ai ai cũng kêu khổ – mà ta không thấy khổ, vì ta biết bơi thánh thoát trong đó! Nên ‘Niết bàn’ chính là thân tâm ta vậy! Vì thế ta có câu : ‘tu tại tâm , chùa tại mọi nơi, thiện tại ý, pháp tại công, kinh tại ngôn, Phật tại ta, Niết bàn tại thân’

. Tại sao Thày phải mang bát tộ và áo cà sa quý đến thế , Thày ngự trên đài Sen thanh tao ,trong khi Thày nói cần buông bỏ ?

Vì dù thế nào ta luôn là Con Người, nên ta mang điều tối thiểu đó để khẳng định, để ta và chúng sinh đến gần nhau được theo cách giao tiếp tối thiểu mà Con Người cần có. Hơn nữa ‘những vật’ con vừa nói đều có ý nghĩa biểu tượng với Con Người : bát là chứa đựng sự trọng thị , cà sa giữ phong cách siêu quần, đài Sen nơi tôn thờ sự thanh thoát….mà tựu lại tại ta! Buông bỏ những thứ làm phiền nặng mình để nhận được sự tôn quý mới thành Quý Nhân, mới mong cải hoá được muôn chúng sinh từ bần hàn đến vương tôn! Khi cần ta chìa bát tộ ra chia sẻ với người đói, mở cà sa nhường quấn cho người bị lạnh, thả đài Sen vào các ao hồ để phát hương tâm

Nhưng con vốn theo Công giáo nên xin Thày cho về hỏi Cha và vợ..chắc phải mất thời gian ạ ?

Con hãy tuỳ ý tuỳ cơ, đó cũng là việc nên làm! Ta không đợi khi con quay lại mới lên đường đâu, con có đi tiếp, gặp lại ta không còn là tuỳ duyên. Khi còn chữ ‘nhưng’ là trong ‘ý’ con đang lưỡng lự, do đó ‘ cơ’ sẽ đi qua mà ‘ duyên’ lại chưa chín! Con đường ta đi không thể bị những chữ ‘nhưng’ của người khác làm đứt đoạn, còn mỗi người có thể đến có thể đi mọi lúc. Với ta ai cũng tự do, điều duy nhất cần trong đó là tâm thế sẵn sàng cho một việc gì chưa. Nghe con nói ta thấy con nên ở nhà cũng được…. Giáo chủ Công giáo cũng là bạn ta ! Thật nản: vì ta nói với con mỏi cả mồm suốt, giờ lại về nhà xin phép , nhỡ họ cản con thì lời ta không bằng họ ru???

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.