Nói thêm về Nhân Quả ( phần 8 + )

Nói thêm về Nhân Quả ( phần 8 + )

KHÔNG TIN VÀO NHÂN QUẢ THÌ XÃ HỘI ĐÃ VÔ CÙNG TỐI TĂM
Nhân Quả về phương diện vật lý từ 4 quy luật : lượng đổi chất đổi, bảo toàn vật chất và năng lượng, phủ định của phủ định, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Nhưng Nhân Quả Nhân Gian thì : 1. Thân mỗi người gồm : Thể ( quá khứ ) , Tâm ( hiện tại ), Thần ( tương lai ), từng giây phút sống đều hội vào cả Ba Thì đó, xuyên kiếp…. 2. Cách của mỗi người đi vào Hành ( hoạt động ) Sinh ( cách sống ), Hỗ ( tương tác ) với Thiên địa Nhân, quán xuyến là Đạo, và Chính Đạo chỉ có Ba từ : Chân Thiện Mỹ… và Nhân Quả Nhân Gian
 
Tôi cho rằng Nhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin ! Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì xã hội đã vô cùng tăm tối ! Để người ta còn tin được vào sự công bằng tuyệt đối ở Luật Nhân Quả
 
 
Luật nhân Quả vốn là chủ thuyết của Đạo Phật. Thực ra căn cơ, hiện tượng của Luật này dễ dàng tìm được các Chứng nghiệm trong sự vật hiện tượng mang tính ‘vật lý’ diễn ra trong đời sống ngắn hạn của nó với các yếu tố tự thân và với môi trường bên ngoài. Ví dụ ‘trồng cây chăm chỉ tất có ngày hái quả’ / ‘oan oan tương báo, oán oán tương phùng’/ ‘Ác giả ác báo’ / Phá rừng thì lũ lụt hoành hành bất thường…. Còn luôn là một nghi vấn trong dài hạn của đời người, đặc biệt là hành vi của từng người lại gắn với hệ thống xã hội mà họ đã góp phần tạo ra, trong đó sự vụ lợi nhờ hệ thống đó là không công bằng ( ví dụ sao tham nhũng nhiều đến thế, tội ác cao như núi mà vẫn được vinh thân phì gia nhiều đời, được chết êm ái đến như vậy. Trong khi có bao nhiêu người hiền lương lại thiệt thòi, đau khổ đến như thế….. ). Chính vì thế mà Đạo Phật giải thích bằng khái niệm ‘xuyên kiếp’ ngụ ý rằng Quả có thể là rất nhiều đời sau mới chứng nghiệm…
Nhưng Luật Nhân Quả được khẳng định ở hiệu ứng sau :
– Những gì đã xảy ra luôn còn dấu vết để lại. Những gì sẽ xảy ra luôn có dấu hiệu trước về nó
 
Điều đó được Huy Minh ( tác giả của luận thuyết ‘ nhờ tin học có thể lý giải được Thế giới’ – tôi tạm gọi như vậy ) viết rất chí lý rằng : Điều quan trọng nhất là hiệu ứng trên chỉ được ghi lại trong dòng thông tin-thời gian của SVHT, có hay không ? Ai ghi ?
Tôi cho rằng, bản thân SVHT theo cách hoạt động của nó, tự ‘thải loại’ ra môi trường chung, ảnh hưởng vào SVHT khác mà làm nên ‘sự ghi nhận lại được’ của hiệu ứng nói trên về chính những gì của SVHT đó đã từng diễn ra, rồi đến một ngày nào có sự cộng hưởng của 4 Quy luật vật lý tôi nêu trên, mà tác động ngược lại SVHT đó, gây ảnh hưởng đến nó…gọi là ‘Nhân Quả’ vậy.
‘Nhân Quả’ theo 4 quy luật vật lý là dễ nhận thấy. Ví dụ với việc trồng Lúa như thế nào , thì ‘Nhân Quả’ nhận thấy trong 3 tháng . Ta đấm vào tường cứng, ngay lập tức thấy Nhân quả làm tay đau liền, bằng chính lực ta đấm!
Nhưng có nhiều kẻ trồng Lúa lười lại được ăn nó hơn người làm chăm, thì Nhân Quả thế nào ? Đấm rất mạnh vào bị bông thì tay ta như không thấy đau, rồi bị bông đó phình trở lại , cũng dường như chả có dấu vết gì, tổn hại gì bởi bị đấm ( như chẳng thấy Nhân Quả gì hết , mãi chưa thấy là sao? )
….Sở dĩ như thế là do việc ‘pha loãng’ hành vi của SVHT này vào môi trường chung và vào SVHT khác xảy ra ở mức độ như thế nào… Kẻ trồng Lúa lười biếng nhưng hành vi ấy bị pha loãng vào muôn điều lao động xấu khác của kẻ khác! Tội lỗi của một quan tham ác bá ( đã không bị trừng phạt lại khiến đời con cháu vẫn được hưởng lợi ) bởi bị pha loãng vào cách quản lý xã hội chung ( ai cũng có một tí can dự…) thì ‘Nhân Quả’ về phương diện xã hội là rất khó nhận thấy
Chưa hết. Một chiếc ô tô đi trước phụt khó bẩn tưởi ( Nhân ) , làm những xe, dòng người đi sau phải nhận lấy độc hại ( Quả ) , trong khi Nó đã vù đi xa về phía trước hưởng không khí trong lành tươi mát…
Thế nên để Nhân Quả là xác thực thì còn cần một cơ chế nữa là ‘ Cách định vị SVHT như đúng là Nó, như Nó đã gây ra, và đòi Nó phải trả giá’ . Nghĩa là quá trình ghi chép, sao bản thông tin như Huy Minh nói có thể bị sai lạc, bị virus phá hủy… Khoa học quản lý gọi là ‘minh bạch, giải trình, đối chứng, quy trách nhiệm pháp lý’…. để xác định đúng mức độ Nhân của từng SVHT dựa trên Quả nó đã gây ra cho Xã hội, lan nhiễm, pha loãng vào môi trường…đồng thời làm rõ tính mục tiêu của hành vi…( trồng Lúa để làm gì, tại sao lại đấm, tham nhũng phá hoạt những mục tiêu chung như thế nào….). Bởi vậy Nhân Quả về mặt xã hội có hy vọng được chứng nghiệm ở xã hội để cao pháp luật nghiêm minh và văn minh. Nên pháp luật không ra gì là thất vọng lớn cho Nhân Tâm Xã tắc. ( Đây chính là mục tiêu xã hội của bài viết này )
Tôi mong được anh Huy Minh kiến giải tiếp bằng luận thuyết tuyệt vời của anh !
Cùng với Hiệu ứng nói trên, với đời sống của từng người thì các biểu hiện, việc làm, hành vi từ Quá khứ, Hiện tại và Tương lai luôn hội lại trong từng lát cắt thời gian trong dòng đời sống của họ…đi tiếp…xuyên kiếp…nên tôi có bài thơ :
 
Luật Nhân Quả trong Nhân Gian
 
Với bọn tham quan ác bá
Sống liều bất chấp Đạo Trời
Mất mình vì cố hơn người bon chen
Được nhiều mà cứ giành thêm
Đắm vào oán nghiệt triền miên hại đời
Tạo ra trăm sự rối bời
Sau này muôn kiếp tả tơi đọa đày
Cho dù tránh được hôm nay
Trốn sao cho được lưới dày Nhân Gian
Với người dân Hiền lương
 
Tu Tâm, luyện Thể, hoạt Thần
Trí Minh sáng láng trong ngần Vị Lai
Huệ năng qua vạn đúng sai
Chân hành, sinh Thiện, Mỹ đài tọa Sen
Nhân Lành Quả Ngọt báo đền
Lập nên công tích, Thánh Hiền vô vi…

Bình luận (10)

  1. Rất đơn giản, súc tích và dễ hiểu!
    Thầy quả là bậc Thánh Hiền Ngộ Đạo.
    Xin Cảm ơn thày đã luôn khai sáng tâm linh!

  2. Em nghĩ đơn giản thế này ạ.người làm nhiều việc trái với đạo của trời đất thì nó ngâm vào tận gene rồi ạ.thật thương những ai còn chưa nhận ra để mà hối cải,thương thay, thương thay

  3. Luật nhân quả sẽ được hiểu như thế nào với quan điểm “lập trình”?.
    Thông thường, hiểu một cách nôm na “nhân quả” là: nhân nào quả nấy, đầu vào thế nào thì đầu ra (kết quả) tương ứng;… ý muốn nói rằng những thành quả/ hậu quả / kết quả,… của một giai đoạn nhất định hoàn toàn phụ thuộc vào những nguyên nhân, yếu tố, mong muốn, … thôi thúc ban đầu. Do đó, những việc tốt, việc thiện, việc có ích, …. sẽ cho kết quả (thường là) những việc tốt lành tương ứng và ngược lại.
    Có một điều là, yếu tố thời gian phải được xem xét một cách đặc biệt trong mỗi giai đoạn đánh giá nhân / quả. Nếu thời gian không đủ lớn một cách tương ứng với tầm cỡ của SVHT thì sự đánh giá sẽ phiến diện và không chính xác (tất nhiên cũng có những thời điểm “kỳ dị” đặc biệt để sự kiện “rẽ nhanh” hoặc bùng nổ”, những thời điểm quyết định thay đổi “quả” nhưng đó cũng là sự tích tụ của cả một quá trình dài trước đó) . Một trong những yếu tố khác cần lưu ý là những “nguyên nhân” luôn luôn được bổ sung vào tiến trình đánh giá SVHT, bởi đầu ra / quả của đoạn này lại là “nhân” của đoạn tiếp theo. Nếu bạn là một người “lập trình tin học” thì bạn hiểu điều này rất rõ. Nhân chính là đầu vào (Input) và Quả chính là đầu ra (Output), các tiến trình I/O liên tục diễn ra trong hoạt động của tự nhiên cũng như xã hội.

    Nhưng, trong một “chương trình phần mềm tin học” thì mọi thông tin, mọi thay đổi, mọi kết quả tính toán đều được ghi lại, lưu trữ, được mã hoá, số hoá để tạo nên kho dữ liệu (database) nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác, quản lý, nghiên cứu, kinh doanh của con người. Từ đây, đặt ra một câu hỏi là, vậy nếu luật nhân quả tác động đến con người thì Ai, Cái gì làm nhiệm vụ giám sát ghi lại nhất cử nhất động của cả tỉ người và vạn vật trong vũ trụ này. Nếu không có gì ghi lại, lưu lại tức là sự vật hiện tượng cứ thế “trôi” vào dĩ vãng mất tăm, ai cũng như ai, đều như nhau (trong sáng và sạch sẽ) khi bước vào một ngày mới. Điều này thật không công bằng chút nào cả và thậc sự không đúng với thực tế. Người ta vẫn nói mọi việc làm có “Trời biết, Đất biết và Người biết”.
    Chắc chắn rằng, không chỉ “biết” mà những việc làm của bất cứ ai cũng phải được “ghi lại”, “lưu lại” ở đâu đó, bằng một cách thức, phương tiện gì đó trong vũ trụ này. Và cũng như bạn sử dụng Internet để đọc tin: những chương trình (phân mềm) âm thầm, tự động ghi lại rất nhiều thứ như giờ phút bạn bắt đầu online, bạn vào những trang web nào, gửi email cho ai, sử dụng máy tính để làm gì, sở thích của bạn là gì (thường vào những trang nào),… rất nhiều thứ được ghi lại trong file log để người ta có thể dùng những thông tin, số liệu đó vào những mục đích nhất định, đơn giản là họ muốn biết bạn là ai.
    Thật là thú vị nếu ta hình dung có một Chủ thể “cai quản” Vũ trụ này thì để mọi thứ không bị xáo trộn hỗn loạn, được vận hành một cách trơn tru như hiện nay rõ ràng Chủ thể đó phải thiết lập một hệ thống giám sát toàn bộ SVHT theo một bản thiết kế được lập sẵn trước đó. Cách thức giám sát bằng những quy luật, định luật và những “chương trình phần mềm” gọi chung là Chương trình Tạo hoá, hoàn toàn tự động và hết sức vi diệu – kết quả của một quá trình tiến hoá, hoàn thiện hàng chục tỉ năm trước và lâu hơn nữa!.

  4. Tôi chỉ muốn nói rằng, luật nhân quả muốn công bằng, chính xác thì Chương trình Tạo hoá phải ghi chép, lưu trữ, số hoá mọi thông tin về các hành động của mỗi người (một cách tự động, đầy đủ và chính xác). Các thông tin, số liệu đó thay đổi luôn luôn để làm “nguyên liệu, đầu vào – nhân” cho một tiến trình nhất định và là yếu tố quyết định đến Quả. Có những hành động gây hậu quả tức thì song lại có những việc “đời cha ăn mặn” đến “đời con khát nước”. Và cũng có cả việc “nhân định thắng thiên” do ông/ bà ta biết nỗ lực điều chỉnh những hành vi sẽ gây nên quả xấu của mình.
    Nhà phật thường nói đến cái Vô thường, ý nói sự vật diễn tiến vô cùng vi diệu, không thể biết trước được điều gì, song nhà phật lại hay nhắc đến cái “hữu duyên”, vậy cũng phải có cách gì “ghi lại” cái duyên 1, duyên 2, … duyên n để đến lúc “duyên lành hội đủ”. Rõ ràng, phải có “vị thần” hoặc “chương trình phần mềm” nào đó âm thầm ghi lại những cái “nhân duyên” kia để đến thời điểm nhất định nào đó tạo nên một SVHT.
    Biết vậy, chúng ta sẽ học hỏi gì từ Tạo hoá / Ông Trời để làm cho cuộc đời này tươi đẹp thêm. Trước hết, sự phát triển của ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin giúp chúng ta tư duy rộng mở, gần gũi với sự vi diệu của Chương trình Tạo hoá, thật ảo đam xen, có thể xem đó là sự “phối Thiên”, học tập và làm theo cách thức mà Thượng Đế – Nhà lập trình vĩ đại nhất đang “cai quản” Vũ trụ này.
    Chúng ta không thể đạt ngay được “trình độ” vi diệu, thần thánh của Thượng Đế, song từng bước, từng bước chúng ta sẽ đạt được những thành quả nhất định, sự phát triển của Internet và những hệ thống tổng đài viễn thông là một minh chứng rõ rệt. Quyền năng của Đức Phật “Thiên thủ, Thiên nhãn – Nghìn mắt, nhìn tay” nhưỡng chỗ cho những hệ thống Tổng đài, hệ thống mạng máy tính với hàng vạn, hàng triệu chân tay, tai mắt thoắt ẩn thoắt hiên vươn xa khắp hang cùng ngõ hẻm trên trái đất, thậm chí vươn đến cả Sao hoả.
    Thứ hai, mỗi chúng ta phải nhận ra rằng, mình chỉ là một phần (không phải Trung tâm) của Vũ trụ, mỗi người đều liên quan đến cả vũ trụ (không ai có thể sống độc lập một mình) bởi vậy mọi hành động, suy nghĩ, lời nói của mình đều có tác động, ảnh hưởng đến cả hệ thống. Sự tự do tuyệt đối do đó là điều không thể, có những ràng buộc, những luật chi phối, giám sát mọi hành động của mỗi người. Ngay cả những suy nghĩ của bạn cũng bị ràng buộc, giới hạn bởi “cái biết và sự nhận thức” của bạn, bạn và tôi không thể biết, hiểu được mọi thứ, đó là điều chắc chắn.
    Những kẻ ngông cuồng cho rằng “Thiên cao, Hoàng Đế viễn” (Trời ở cao, Vua ở xa) việc ta làm (xấu, ác, gian manh) không ai biết và tìm mọi cách che giấu những việc biết là xấu xa đó đã quên hoặc không biết rằng:
    “Cho dù tránh được hôm nay
    Trốn sao cho được lưới dày Nhân Gian” (lời NTT).
    Thứ ba, để khai mở cho những kẻ Vô minh không biết Trời Đất Thiên Địa, Thiện Ác là gì thì các nhà Minh Triết – Hiền Triết thời nay (nếu có) phải làm gì và làm như thế nào. Đây cũng là một vấn đề lớn mà chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc. HM cho rằng, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là phải “học tập và làm theo” Ông Trời/ Thượng Đế và Chương trình Tạo hoá của Ngài. Phải dùng chính sức sáng tạo (phần mềm, trí tuệ, tri thức) của loài người để tạo nên những sản phẩm phần mềm đặc biệt, giống như những Cây trong thiên nhiên, vươn những cành, nhánh, lá qua mạng Internet và bầu khí quyển tới mọi chỗ, mọi nơi, mọi thân phận con người. Để mọi người đều thấy rằng, với thời đại Internet thì không còn cảnh “Thiên cao, Hoàng Đế viễn” nữa và hãy coi chừng, mọi hành động của mỗi người, thậm chí cả những suy nghĩ còn trong đầu ta cũng đều được âm thầm ghi lại trong một tệp Log nào đó trên Trời (trong thực tế đó là sự xuất hiện của Điện toán đám mây). Biết vậy, để chúng ta sống, làm việc, suy nghĩ và hành động tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn./.

  5. Kính bạch thày
    Xin phép được chia sẻ cùng thày đôi nét về chủ đề này.

    Với một người dân bình thường hiện nay, nhất là tình trạng ngộ Đạo Phật còn sơ khởi như bây giờ, họ kg bg quá bận tâm việc phân tích về định nghĩa thế nào là Luân lí và Đạo Đức. Đôi khi hành thiện theo bản năng do họ đã có thiện căn từ nhiều kiếp trước. Thiện nhân chỉ cần sống sao cho hài hoà với các mối q hệ gia đình, xã hội… Đi đúng chuẩn mực mà từ nhiều đời Tổ tiên ta đã xây đắp gây tạo với bản tính thiện căn của mình.
    Ở đây ta xét quan niệm về Luân lí và Đạo đức theo quan điểm Phật Giáo.

    • Luân lý theo quan điểm Phật Giáo.

    Đó là khi Người Phật tử phải hiểu cách ăn ở, cư xử làm sao vừa hợp với đời mà không trái với đạo ?
    Nghĩa là phải có sự điều hợp giữa đời và đạo, để người Phật tử đủ điều kiện tiến tu và làm tròn bổn phận con người. Sự điều hợp ấy là nền tảng luân lý Phật giáo.
    Hầu hết giáo lý đều nhằm vào xây dựng con người tốt đẹp và gây tạo ý thức hướng thượng. Song luân lý có thành hay không, khi nào phân định được thiện ác rõ ràng hay không. Nếu thiện ác phân định không được, vấn đề luân lý không thể đặt ra. Vì vậy cần phải xét tiêu chuẩn thiện ác.

    Tuy Phật giáo đề ra những phương pháp tu tập, những cách đối xử với nhau cho thích hợp đạo lý, nhưng không phải coi như điều cố định. Bởi vì khả năng trình độ con người khác nhau, không thể có nguyên tắc nào bắt buộc tất cả phải làm như nhau được. Nếu bắt buộc tất cả phải làm rập theo một khuôn khổ, ấy là việc làm không hợp tình. Con người có kẻ vị kỷ, có người vị tha, bắt người vị tha làm theo khuôn khổ người vị kỷ thật là oan phí, bắt người vị kỷ làm theo người vị tha thì không kham. Người vị kỷ phải có phần luân lý thích hợp với họ, để được tự lợi mà không tổn hại kẻ khác. Người vị tha phải có phần luân lý thích hợp với họ, để khỏi trở ngại trong công việc lợi tha.
    Do đó, Phật giáo có nhiều phần luân lý khác nhau, tùy theo trình độ. Người muốn giữ tròn nhơn đạo, tu tập theo Phật giáo, có phần luân lý gọi là giáo lý nhơn thừa. Người có ý tiến lên, nhưng chưa tu giải thoát được, có phần luân lý gọi là giáo lý Thiên thừa. Người muốn giải thoát mọi triền phược ở thế gian, có phần luân lý gọi là giáo lý Thanh văn thừa hay Duyên giác thừa. Người muốn lăn xả vào đời làm lợi ích cho chúng sanh, không kể thời gian, không tiếc sinh mạng, có phần luân lý gọi là giáo lý Bồ Tát thừa. Vì vậy chúng ta không thể căn cứ vào phần giáo lý dạy hạng người này đêm phê bình hành động người khác, cũng không thể lấy phần giáo lý dạy hạng người khác đem chỉ trích gngười nầy. Phật pháp mênh mông, tùy căn cơ mỗi người có sự tu tập hành động khác nhau, nhưng chung qui đều về một chủ đích “giải thoát mọi phiền não, giác ngộ chân lý”.
    Luân lý Phật giáo lấy tự giác, tự ngộ làm trọng tâm, nên đối với bản thân được chú trọng rất nhiều. Bản thân mình tu tập thuần thục rồi, đối với gia đình, xã hội tự nhiên tốt đẹp. Chỉ cần huấn luyện con người ấy có nhiều đức tính tốt, khi ra đối xử với mọi người, trong nhiều cảnh ngộ, đều là những hành động thể hiện tính tốt. Tự thân người ấy chưa tốt, dù có đặt trăm ngàn điều bắt buộc làm tốt, đều không thể có hiệu quả.

    • Đạo đức theo quan Điểm Phật Giáo

    Con người sống trên đời cần rất nhiều thứ như tiền bạc, tình yêu, địa vị, gia đình, con cái, tiện nghi, vân vân… Nhưng trong tất cả những cái đó, con người rất cần Đạo đức làm nền tảng, làm cốt lõi, làm linh hồn. Thiếu Đạo đức, con người sẽ làm đổ vỡ tất cả. Ví dụ một người kỹ sư thiếu đạo đức sẽ tạo nên một công trình kém chất lượng; một luật sư kém đạo đức sẽ lách qua kẻ hở pháp luật để bênh vực kẻ có tội; một bác sĩ kém đạo đức sẽ kéo dài bệnh để ăn tiền; một viên chức kém đạo đức sẽ lợi dụng chức quyền để làm khổ dân… Vì vậy, trong bất cứ lãnh vực nào, nghề nghiệp nào, con người vẫn luôn luôn cần đạo đức để làm đúng với trách nhiệm của mình.

    Vậy Đạo đức là gì?

    • Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.

    Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

    Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.

    Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.

    Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.

    Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nỗi bật của mình.

    Khi giá trị đạo đức tinh thần kém đi tức là con người đang đi dần vào tội lỗi và đau khổ mà không biết. Đó là lý do tại sao tuổi trẻ bây giờ dễ nỗi loạn, kiêu ngạo và bướng bỉnh .

    Ngưỡng mong quý Phật tử chúng ta hiểu thấu về Luân Lí và Đạo đức như đã luận bàn, để sống có ích cho mình, cho đời, cho Đạo!

    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

  6. Lời thánh nhân: “Trời kia, khi sắp trao cho ai nhiệm vụ lớn, tất trước làm cho khổ cái chí, nhọc gân cốt, đói thể xác, cùng túng cái thân. Động làm việc gì cũng làm cho trái loạn ý muốn của mình. Trời khiến thế, để kích động cái tâm, kiên nhẫn cái tánh, nhằm bổ sung những gì còn khiếm khuyết”.
    Chẳng có gì là không phải trả giá cả, chúng ta phải trả giá bằng những cuộc chiến khốc liệt, tương tàn. Có thể đây là “kiếp nạn” thứ 9×9 = 81 mà đất nước ta, dân tộc ta phải trải qua chăng, hoặc nếu may mắn thì đây có thể là “kiếp nạn”/ “bài học” cuối cùng mà chúng ta được tham gia kiến tạo cùng trời đất?.

    Thế hệ lãnh đạo đất nước sau chiến tranh là những tướng lĩnh, quân nhân và bộ máy chiến tranh. Họ đem luôn hành trang “bài học thành công” trong chiến đấu vào công cuộc xây dựng đất nước. Một trong những cái đó là: độc đoán và phi dân chủ bởi trong cuộc chiến, mục đính chính là giành thắng lợi. Người ta có quyền dùng mọi thứ, mọi cách, mọi thủ đoạn để tiêu diệt đối phương, việc đánh lừa, phản trắc, tàn độc (đối với cả địch và ta),… cũng là chuyện bình thường, được chấp nhận và thậm chí được ca ngợi là sáng kiến, sáng tạo. Và cái tính “dối trá” được tiếp tục sử dụng trong thời bình bởi những người coi “thương trường là chiến trường”. Ngay một Công ty công nghệ cao như F-P-T, những người lãnh đạo mặc dù không là những người lính thực sự nhưng vẫn hừng hực khí thế “chiến tranh nhân dân”, “ra đi, ra đi, áo quần không có,…”! Rất nhiều doanh nhân “thành đạt” khác cũng vậy, cái quán tính thời chiến, cái dư âm của cuộc chiến tranh để lại thật kinh khủng.

    Có thể nói rằng, tới nay, về phương diện của cải vật chất xã hội, đất nước đã khá lên nhiều lần, việc ăn no, mặc ấm, được học hành không còn là chuyện lớn nữa. Song cái băn khoăn, lo lắng đến bất an của chúng ta là độc lập, chủ quyền và vị thế, tương lai và đạo đức, văn hoá của người Việt ở đâu trong thế giới này. Rõ ràng, nếu như được làm lại chúng ta sẽ có thể làm tốt hơn nhiều lần nếu người ta không bám mãi vào quá khứ hào hùng của cuộc chiến để ăn mày dĩ vãng để không thể cất cánh bay lên được.
    Tôi cho rằng, cái nguyên nhân chính yếu đưa đẩy đất nước đến hoàn cảnh hiện nay đó là sự thiếu trung thực, làm sai lệch thông tin, và nghệ thuật “dối trá” được sử dụng quá nhiều trong cuộc chiến và tiếp tục trở thành những “bài học kinh nghiệm” trong “công cuộc” xây dựng đất nước. Nếu sự dối trá, làm sai lạc thực tế, nói một đằng, làm một nẻo là “nền tảng” của xã hội, của toàn hệ thống và của mỗi người thì đất nước tất loạn, lòng người tất rối. Thông tin đầu vào sai thì làm sao có đầu ra mong muốn, nhân xấu làm sao có quả ngọt.
    Do vậy, chúng ta dù có đau xót đến mấy, cũng phải dũng cảm thừa nhận rằng, chúng ta, nhiều thế hệ đã và đang lừa dối, tự lừa dối và hèn hạ tiếp tay cho sự dối trá làm băng hoại đạo đức xã hội và huỷ hoại tương lai của Nước Việt.
    Nếu bạn tạm thời chấp nhận đó là nguyên nhân chính yếu dẫn đến hiện trạng như hiện nay chúng ta sẽ chuyển sang phần tiếp: Làm thế nào để chống lại sự dối trá hòng đem lại môi trường xã hội trung thực, nhân bản và minh bạch hơn.
    Tôi cho rằng luật Nhân Quả hết sức quan trọng, nhất là ở thời điểm này của xã hội Việt Nam, bởi vậy chúng ta sẽ nên suy nghĩ và thảo luận một cách nghiêm túc, có tính xây dựng nhất.
    Đúng như thày NTT nói “Nhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin!. Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì xã hội đã vô cùng tăm tối”, những kẻ không biết sợ (hậu quả) là gì đã bất chấp đạo lý làm đủ những việc xấu xa, tồi tệ mà không sợ bị trừng phạt. Khi không còn niềm tin nữa thì con người ta chơi vơi, không nơi bấu víu, không tin vào sự công bằng, không được ai bảo vệ, chỉ còn tin vào sức mạnh vật chất và đồng tiền.
    Quan sát tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức,… của nước ta hiện nay chắc hẳn chúng ta hết sức lo ngại, bất an.
    Để tiếp tục chủ đề mà thày Thịnh khởi xướng, HM sẽ lần lượt đưa ra những kiến giải của mình về những vấn đề sau:
    – Nguyên nhân chính yếu nào đưa đẩy đất nước đến hoàn cảnh này;
    – Làm thế nào để thoát khỏi “quả đắng” này;
    – Hình dung về một tương lai tươi đẹp của nước ta, dân ta.

  7. Giả thiết rằng, sau một thời gian nhất định, chúng ta có một cách thức quản trị thông tin tuyệt vời. Hệ thống được vận hành trơn tru, luồng dữ liệu được kết nối giữa các kho dữ liệu (database) quốc gia phản ánh đầy đủ mọi mặt hoạt động trong đời sống xã hội một cách chính xác và khoa học. Giới tinh hoa và những nhà lãnh đạo, những chuyên gia ở mọi lĩnh vực luôn đủ dữ kiện và số liệu, cơ sở khoa học để vận hành và điều chỉnh cỗ máy kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng,… Một người dân bất kỳ ở đâu khi mới sinh ra đều được cấp ngay cho một mã số định danh ID duy nhất và những thông tin cơ bản được nhập vào cơ sở dữ liệu dân cư Việt Nam. Sau đó, cứ mỗi giai đoạn của cuộc đời, những thông tin số liệu về người có ID đó tiếp tục được cập nhật vào những “cuốn sách điện tử”, được lưu trữ … trên Trời bởi những phần mềm và công nghệ Điện toán đám mây. Đến lúc học xong, đi làm kiếm tiền, hồ sơ của người này được bổ sung dữ liệu về các khoản thu nhập và các loại thuế liên quan.
    Tóm lại, ngoài con người vật chất mỗi chúng ta còn có 1 con người ảo là tập hợp những mảng hồ sơ chứa những con số, những mẩu tin, những sự kiện liên quan đến cuộc đời của mình. Khác với cách thức quản lý giấy tờ thủ công hoặc tin học nửa vời như hiện nay, mọi thứ đều được nhập vào máy tính. Và khi đó, ta kiếm được đồng nào, làm gì, đóng bao nhiêu thuế, công – tội ra sao,… đều được lưu lại, được số hoá và không thể che giấu. Cái “tự do” của mỗi người không còn nữa, mỗi người luôn biết rõ rằng, mình làm bất cứ việc gì đều bị/ được ghi lại, lưu lại, đều có dấu vết cụ thể và rõ ràng, dĩ nhiên ai cũng như ai, không có vùng cấm, không có ngoại lệ bởi hiến pháp, pháp luật quy định chi tiết vấn đề quản trị thông tin trong một xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức.

    Tôi tin rằng những người lãnh đạo đất nước thấy rất rõ được tầm quan trọng của hệ thống thông tin quốc gia và hiệu quả của bộ máy chính quyền hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản trị thông tin của quốc gia đó, chí có điều, không phải muốn là được, nhất là đối với các vị không đủ tài, đủ đức. Họ không thể biết cách làm như thế nào, bắt đầu từ đâu.
    Hệ quả của việc quản trị thông tin tốt là chúng ta sẽ sử dụng và quản lý mọi nguồn lực quốc gia một cách hiệu quả nhất bởi không còn chuyện tham nhũng lãng phí nữa.
    Tuy nhiên, trước khi đạt được viễn cảnh như trên chúng ta cũng phải trả một cái giá nhất định cho việc thực thi những kỷ luật nghiêm khắc về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin, điều này thực không hề dễ chịu chút nào cả. Nhưng, sự đời có nhiều thứ đâu phải chúng ta muốn là được, không muốn thì … thôi.
    Tôi thì chỉ mong rằng, thậm chí tin chắc rằng chúng ta sẽ không chỉ có những định tính về luật Nhân – Quả mà còn có thể ĐỊNH LƯỢNG được luật đó. Bằng cách tin học hoá, số hoá, bằng sự sáng tạo của Trí tuệ Việt và sự phò trợ của Cha Trời & Mẹ Đất chúng ta có thể định lượng được mọi thứ, mọi việc, công và tội thậm chí là cả thiện và ác, và do đó sự công bằng mới đến được tới mọi người, mọi miền của đất nước./.

  8. Thưa thày!
    Thưa anh HM!

    Quan điểm và tư tưởng của anh HM hoàn toàn chính xác và khả thi!
    Chủ trương lập trình phần mềm đạo đức chống gian dối và vân vân như anh
    đã khởi xướng, kết hợp chặt chẽ với Phật Giáo – đưa vào ngay từ giờ vào não thế hệ con cháu Việt từ 5-6 tuổi trở lên. Tiêm vào đầu chúng tư duy nhân quả Đạo nghĩa, dùng Đạo Phật chấn hưng tâm linh Việt từ trong trứng. Kết hợp các vị chân tu thực sự có Đạo đức ( sư hổ mang nhiều, phải tránh nhóm này – làm ô uế Thiền môn, ảnh hưởng tư tưởng thần dân mình).
    E được biết chùa Phật Quang Vũng Tàu đã có các khoá tu thiền cùng mục đích , cho từ các cháu sáu, bảy tuổi. Được học Đạo, học tăng trưởng công đức và lòng yêu nước hiếu thuận… Vô cùng hữu ích. Đẹp lòng đấng sinh thành!
    Cứ thể đẩy dần các thế hệ cao tuổi phía trên.
    Khi người Việt già trẻ lớn bé mọi thành phần tuổi tác đẳng cấp đều người người tích đức tạo phúc tu thân sửa nghiệp, thì sự hồi phục của tâm linh dân tộc là điều sớm muộn có thể thấy rõ.
    Kg gieo nhân, vĩnh viễn quả kg bg gặt đc.
    Những người chủ trương chấn hưng đất nước như các anh, nếu khởi tâm giúp đời, phúc đức vô biên vô lượng, thật đáng khâm phục và cảm tạ!

  9. Rất thẳng thắn. Thông tuệ!
    Nghiêm túc! Tâm huyết!
    Đất nước mong đợi vào các anh!
    Sống đạo đức, dù là ai.
    Tâm linh khai sáng thì dân tộc mới khai sáng!
    Trân trọng cảm ơn anh và thầy NTT!

  10. Cho dù một bộ máy chính quyền có mục ruỗng, thối nát đến mấy, chúng ta hàng ngày vẫn cần đến những anh công an, những chú bộ đội hay những viên quan chức, công chức huống hồ là đại đa số viên chức nhà nước hiện nay không hẳn là những đồ bỏ, yếu kém và tham lam.
    Nhưng làm thế nào để mong ước của Montesquieu (1689-1755) trở thành sự thực: “Tôi sẽ là người sung sướng nhất đời nếu có cách gì làm cho người cầm quyền tăng thêm được tri thức về những việc họ phải quản lý, và làm cho người thừa hành thêm hứng thú khi họ tuân lệnh”. Còn chúng ta, chúng ta cần lắm một phép màu kỳ diệu làm cho những vị đó dũng cảm mà tránh xa sự giả dối.
    Là con người bất kỳ ai đều thích tự do hơn là tự giác, chúng ta không mong (và cũng không thể có) sự trung thực 100% song phải có ước mong cháy bỏng rằng nền tảng đạo đức của mỗi người phải dựa trên sự trung thực.
    Chúng ta cũng không thể hô hào một cách chung chung đầy cảm tính về niềm tin, đạo đức, về phê và tự phê bình hay sự hứa hẹn cứu rỗi của các vị thánh thần cao xa mà con người từng có những cơ hội để thực hiện. Đến nước này, chúng ta cần có những công cụ, phương tiện thiết thực, thậm chí có thể cần tới cả một luận thuyết về sự kết hợp kỳ diệu sức mạnh của sự sáng tạo với sức mạnh của thời đại công nghệ thông tin để đất nước thoát hiểm.

    Có thể khi đọc những gì tôi viết, quý vị sẽ cả cười, ôi, giờ là thời nào mà còn nói chuyện Thánh, chuyện thần, Đạo với chả Đức!. Ngày xưa có Thánh sao chúng nhân vẫn phải lầm than, khổ đau?. Ông Thánh ngày nay – nếu có sẽ như thế nào, làm gì để … hành Đạo, để ngăn chặn sự thái quá, sa đoạ, suy đồi?.
    Tôi chỉ có thể trả lời rằng, mọi thứ đã được “lập trình” trong Chương trình Tạo hoá. Các Thánh mỗi giai đoạn chỉ thực thi một “sứ mệnh” nhất định, không hơn không kém, chưa thể xây dựng được Thiên đường khi chưa học qua các bài học cần thiết.
    Thánh nhân thời nay (nếu có) sẽ phải sử dụng sức mạnh của trí tuệ, của tri thức. Hành đạo và truyền giáo bằng … máy tính và Internet. Ngài sử dụng sức mạnh của mạng, của chương trình phần mềm để giám sát, tính đếm, ngăn chặn cái “quá lạm, quá chướng, quá ham tiền tài” đối với mọi thứ, mọi việc, mọi người một cách hoàn toàn tự động.
    Với tư duy hệ thống, chính mỗi người lại được tham gia vào hệ thống mạng để thực thi vai trò, sứ mệnh của mình. Kết nối với nhau và kết nối với Thượng Đế (“Thị vị phối thiên cổ chi cực”) là diệu pháp của người xưa mà người thời nay có thể thực hiện được cho bất kỳ người nào, thật là tuyệt vời, thưa quý vị.
    Và để minh chứng cho sức mạnh của Chương trình Tạo hoá, không cần đi đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào cơ thể chính mình. Trung bình ta có 80.000 tỷ tế bào các loại, mỗi tế bào có một mã số định danh (ID), một cơ chế tựa như một “chương trình phần mềm” trong ta có nhiệm vụ quản trị toàn bộ các tế bào, không cái nào bị bỏ sót, bỏ rơi, tất cả trong một “Tiểu vũ trụ” thống nhất, hoạt động trơn tru, hài hoà trong cả cuộc đời dài tới trăm năm. Bao nhiêu thông tin, bao nhiêu dữ liệu phải lưu trữ xử lý; bao nhiêu tình huống, bao nhiêu quyết định phải thực thi, tự động, hoàn toàn tự động và nhịp nhàng. Nếu không được “lập trình”, không được “tin học hoá, tự động hoá” làm sao cái cơ thể nhỏ bé của chúng ta có thể quản trị được khối lượng thông tin, dữ kiện to lớn như vậy. Thật nực cười khi đem “cái phần mềm” của ta so sánh với hệ thống tin học nào đó phải “quản” 90 triệu dân Việt Nam hay cả 7 tỷ người trên trái đất.

    Chắc chắn bạn chưa thể tin được rằng có cách gì đó, phương tiện, công cụ gì đó để ngăn chặn được sự giả dối trong một sớm một chiều, song bạn cũng phải hiểu rằng, muốn kiểm soát được sự giả dối thì phải quản trị thông tin thật tốt, và không chỉ quản trị thông tin ở tầm mức đối với 1 tổ chức doanh nghiệp mà phải ở tầm vĩ mô toàn quốc, nhất quán, đồng bộ và thực tế. Những mẩu tin, những con số, những sự kiện hiện tượng phải được ghi lại một cách trung thực nhất, đầy đủ nhất, đúng đắn và kịp thời. “Học tập và làm theo” bí quyết của thiên nhiên, của Tạo hoá chũng ta cũng sẽ làm được những điều kỳ diệu của thần thánh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.